Kiểm định hệ thống chống sét NHANH- CHÍNH XÁC- GIÁ RẺ 0938 261 746 - 0902 464 585: Kiem Dinh Bon Chua Xang Dau

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Kiem Dinh Bon Chua Xang Dau

Kiem Dinh Bon Chua Xang Dau
Kiem Dinh Bon Chua Xang Dau
Bồn chứa xăng dầu là gì?
– Bồn chứa xăng dầu là thiết bị dùng để tồn chứa, vận chuyển các loại xăng dầu với khối lượng lớn. Để đảm bảo xăng dầu không bị bốc hơi, thất thoát và gây cháy nổ.
– Vật liệu chế tạo bồn chứa xăng dầu được sử dụng hiện nay là thường là hợp kim nhôm và thép cacbon chất lượng cao ( Thép CT3, SS400, Q235 … )
Bồn chứa nước: làm bằng chất liệu Inox không rỉ
Bồn chứa hóa chất : làm bằng Inox hoặc thép phủ epoxy hoặc tráng composit….
Bồn chứa xăng dầu phải được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn, kín và không móp méo. Theo TCVN 4162-85 về bồn bể chứa xăng dầu.
Phân loại bồn chứa xăng dầu:
1. Bồn chứa xăng dầu phổ thông:
– Bồn hình trụ đứng:
 + Có thể tích chứa từ 100 đến 20000 m3 ( chứa xăng ).
 + Có thể chứa tới 50000m3 (khi chứa mazut,…)
 + Có thể dùng mái có cột chống hoặc không có cột chống
 + Ưu điểm là đơn giản khi chế tạo và lắp ghép, có dung tích chứa lớn, hiệu quả về kinh tế.
– Bồn hình trụ ngang:
 + Ưu điểm: đơn giản khi chế tạo và lắp ghép
 + Chứa gas, xăng, khí hóa lỏng …
– Bồn hình cầu,  hình giọt nước, bồn hình vuông.
2. Bồn chứa xăng dầu thông dụng:
Bồn chứa xăng dầu thông dụng
Bồn chứa xăng dầu thông dụng
Bồn chứa xăng dầu thông dụng hiện nay được chia thành một số loại như sau : bồn chôn ngầm, bồn lắp đặt nổi, bồn bể chứa tại các tổng kho xăng dầu
– Bồn xăng dầu lắp nổi:
+ Bồn xăng dầu lắp nổi thường dùng cho các cửa hàng xăng dầu nhỏ. Các trạm trộn hay các công trường xây dựng cần cấp dầu cho máy móc, các phương tiện cơ giới.
+ Bồn này thường được lắp trong các xe container có gắn thêm trụ bơm cấp phát xăng dầu. Vì vậy thể tích thường nhỏ hơn so với bồn chứa ngầm.
+ Chứa dầu cho các nhà máy sản xuất hoặc có thể dùng để chứa nước sinh hoạt, các loại chất lỏng khác.
+ Khi lắp đặt cần phải căn cứ vào loại nguyên liệu chứa để chọn vật liệu bồn để đảm bảo và phát huy công dụng của bồn.
+ Bồn chứa nổi thường được trang bị thêm các thiết bị như : chân đế, thước theo dõi mức chứa trong bồn, các cửa xuất nhập tương thích với các trụ bơm cấp phát lẻ.
– Bồn xăng dầu lắp ngầm
+ Thân bồn làm bằng thép CT3 chống rỉ, dày 5mm ± 0.2mm.
+ Số ngăn tùy vào nhu cầu, vách ngăn phải là dạng vách mo.
+ Mặt bích ống nhập, xuất D90, ống đo lắp đầy đủ trên cổ lầu.
+ Nắp bồn cổ bồn: kích thước theo tiêu chuẩn.
+ Thân bồn sơn phủ 2 lớp nhựa đường, quấn 01 lớp vải thủy tinh và  mặt bích.
+ Đây là loại bồn phổ biến nhất được sử dụng cho các trạm xăng dầu từ cấp 1 đến cấp 3.
Ưu điểm:
+ Tăng tính an toàn trong công tác phòng chống cháy nổ.
+ Chiếm dụng mặt bằng ít khi lắp đặt, có độ bền cao.
+ Có thể lắp đặt nhiều bồn chứa cho trạm xăng dầu tùy theo quy mô. Tuy nhiên khi lắp đặt cần nghiên cứu và khảo sát kỹ của chuyên môn.
Quy cách bồn chứa xăng dầu: 
Quy cách bồn chứa xăng dầu
Quy cách bồn chứa xăng dầu
– Bể trụ ngang chứa xăng dầu
– Biên dạng của bồn hình trụ phẳng không được móp méo.
– Cổ bồn phải vuông góc với đường sinh của bồn.
– Các mối hàn ghép phải theo đúng TCVN, phải thử áp lực bằng khí nén P = 0,5 kg/cm2
– Các loại bồn chứa ngầm thông dụng:
+ Bồn 20 khối chia 2 ngăn độc lập
+ Bồn 25 khối
+ Bồn 30 khối
Quy định về lắp đặt bồn chứa xăng dầu:
Lắp đặt bể chứa xăng, dầu tại cửa hàng phải tuân thủ các quy định theo Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18-6-2013 của Bộ Công thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng, dầu:
1. Vật liệu làm bể chứa xăng, dầu là vật liệu chịu xăng, dầu và không cháy.
2. Lắp đặt bể chứa xăng, dầu tại cửa hàng phải tuân thủ các quy định:
a) Không được lắp đặt bể chứa xăng, dầu nổi trên mặt đất.
b) Không được lắp đặt bể chứa xăng, dầu và hố thao tác trong hoặc dưới các gian bán hàng.
c) Khi lắp đặt bể chứa xăng, dầu phải tính đến khả năng bị đẩy nổi và phải có biện pháp chống nổi bể.
d) Xung quanh bể chứa phải phủ cát hoặc đất mịn với chiều dày không nhỏ hơn 0,3m.
đ) Bể chứa lắp đặt dưới mặt đường xe chạy phải áp dụng các biện pháp bảo vệ kết cấu bể.
e) Ðối với bể chứa bằng vật liệu không dẫn điện phải có biện pháp triệt tiêu tĩnh điện khi xuất, nhập xăng, dầu.
3. Bề mặt ngoài của bể chứa bằng thép lắp đặt ngầm phải có lớp bọc chống ăn mòn có cấp độ không thấp hơn mức tăng cường quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 4090: 1985 Ðường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu – Tiêu chuẩn thiết kế.
4. Khoảng cách an toàn từ bể chứa xăng, dầu đến các công trình bên ngoài cửa hàng tuân thủ theo đúng quy định.
Trang bị bắt buộc phải kèm theo của bồn chứa xăng dầu:
– Bồn chứa xăng dầu cần phải được trang bị đầy đủ các linh kiện kèm theo như:
+ Dây tiếp đất: với độ dài hợp lý, ít nhất là 2 mắt xích luôn chạm xuống mặt đường. Phải được lắp đặt cầu thang lên xuống thuận tiện cho việc vận hành, kiểm tra các bộ phận phía trên bồn.
+ Bồn chứa xăng dầu phải được sơn chữ cảnh báo cháy “CẤM LỬA” ở 2 bên thân bồn và phía sau bồn.
+ Nắp nạp xăng dầu: thiết kế hình tròn, được lắp đặt trên đỉnh bồn. Phải đảm bảo độ kín, dễ dàng đóng mở.
+ Van hô hấp: cũng được lắp đặt trên đỉnh bồn để điều hòa áp suất bên trong bồn chứa xăng dầu.
- Ngoài ra, bồn chứa xăng dầu phải được trang bị bình cứu hỏa đạt tiêu chuẩn chất lượng để có thể xử lý các sự cố cháy nổ có thể xảy ra.
Vì sao phải kiểm định bồn chứa xăng dầu?
Vì sao phải kiểm định bồn chứa xăng dầu
Vì sao phải kiểm định bồn chứa xăng dầu
– Xăng dầu là nguyên liệu dễ bắt lửa và có khả năng cháy nổ. Gây nguy hiểm tính mạng con người và tải sản cũng như gây ô nhiễm môi trường do các sự cố có thể xảy ra trong quá trình sử dụng không đúng kỹ thuật.
Chính vì vậy, việc định kỳ kiểm tra chất lượng của các bồn chứa xăng dầu là việc làm hết sức cần thiết nhằm:
+ Giảm thiểu tối đa khả năng cháy nổ của thiết bị.
+ Đảm bảo an toàn đối với con người, tránh xảy ra các rủi ro đáng tiếc.
+ Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thiết bị.
+ Kịp thời phát hiện các hư hỏng để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
– Đồng thời chấp hành và tuân thủ theo quy định của pháp luật:
+ TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
+ Viện dầu khí Mỹ (API) đã đưa ra tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hiện kiểm định, sửa chữa, mở rộng và xây dựng & hoán cải bồn chứa. Nhằm đánh giá chất lượng và tuổi thọ của các loại bồn chứa xăng dầu.
( API 653: Là tiêu chuẩn cho bồn chứa xăng dầu cao hơn 15m hoặc có đường kính lớn hơn 10m bao gồm các hướng dẫn cho việc duy trì, kiểm tra, thay đổi và sửa chữa bồn thép, bể chứa trên mặt đất dựng đứng được xây dựng theo tiêu chuẩn API 650 hoặc tiêu chuẩn API 12C).
Quy trình kiểm định bồn chứa xăng dầu:
Quy trình kiểm định bồn chứa xăng dầu
Quy trình kiểm định bồn chứa xăng dầu
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ thiết kế, lắp đặt và sửa chữa, sổ ghi chép vận hành
Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật:
– Đối với thiết bị kiểm định lần đầu:
Lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
Giấy chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.
– Đối với thiết bị kiểm định định kỳ:
Hồ sơ lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.
– Đối với thiết bị kiểm định bất thường:
Hồ sơ lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị ( đối với thiết bị đã cải tạo, sửa chữa thì có thêm hồ sơ thiết kế cải tạo sửa chữa và các biên bản nghiệm thu kỹ thuật)
Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.
Các kết quả thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện các kiến nghị của các lần thanh tra, kiểm tra.
– Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và phư­ơng tiện để xác định các thông số kỹ thuật an toàn cho quá trình kiểm định bồn chứa xăng dầu.
– Đảm bảo đủ phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân và biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong:
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài bồn:
Kiểm tra bằng mắt các khuyết tật bên ngoài bồn chứa, mái bồn, bệ đỡ bồn, các liên kết giữa bồn với đường ống công nghệ, các mối nối với các thiết bị đi kèm.
Kiểm tra tình trạng của bồn bằng trực quan: kiểm tra thân bồn, mái bồn, các mối hàn, sơn phủ, móng bồn
– Kiểm tra kỹ thuật bên trong bồn:
Kiểm tra chiều dày tôn của đáy, thân bồn và mái bồn: Đo độ dày tôn bằng máy siêu âm, đánh giá tốc độ ăn mòn.
Kiểm tra rò rỉ của đáy bồn bằng phương pháp hút chân không
Kiểm tra độ lún của bồn chứa: Kiểm tra hiện trạng nghiêng, góc cạnh lún bằng máy toàn đạc điện tử laser
Bước 3: Thử thủy lực
Bước 4: Thử nghiệm kỹ thuật
– Để kiểm tra khuyết tật các mối hàn và ăn mòn kim loại cơ bản (các vết nứt, rỗ khí, ngậm xỉ, tách lớp, không thấu trong các mối hàn. Kiểm tra ăn mòn của kim loại, tách lớp của vật liệu composite, đo độ cứng của vật liệu…) dùng phương pháp kiểm tra không phá hủy( siêu âm, thẩm thấu...)
Bước 5: Kiểm tra an toàn điện, kiểm tra chống sét
Bước 6: Kiểm tra vận hành
Bước 7. Xử lý kết quả kiểm định:
– Đánh giá thời hạn sử dụng còn lại của bồn
– Báo cáo kết quả kiểm định thiết bị đạt hay không đạt.
– Khi thiết bị được kiểm định không đạt yêu cầu, phải ghi rõ những nội dung không đạt. Đề xuất phương án bảo trì bảo dưỡng phù hợp. Thời hạn thực hiện đề xuất và thời hạn kiểm định tiếp theo.
– Kiểm định viên lập 02 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến, đại diện chủ sử dụng ký vào biên bản kiểm định, mỗi bên giữ 01 bản.
– Chỉ dán tem kiểm định khi thiết bị kiểm định đạt yêu cầu
Đơn vị nào được phép kiểm định bồn chứa xăng dầu
Đơn vị nào được phép kiểm định bồn chứa xăng dầu
Đơn vị nào được phép kiểm định bồn chứa xăng dầu?
– Để thực hiện việc kiểm định có kết quả chính xác cần có đội ngũ kiểm định viên, kỹ thuật viên có năng lực và giàu kinh nghiệm. Các trang thiết bị máy móc đầy đủ và tiên tiến.
– Đơn vị kiểm định phải có chuyên môn nghiệp vụ, có giấy chứng nhận kiểm định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp mới được phép kiểm định.
Khi nào thì kiểm định bồn chứa xăng dầu?
– Khi lắp đặt bồn chứa xăng dầu lần đầu trước khi sử dụng.
– Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo lớn có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của bồn chứa.
– Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt bồn chứa.
– Bồn chứa ngừng hoạt động trên 12 tháng.
– Khi có yêu cầu của nhà chế tạo, cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
– Trường hợp phát hiện các lỗi kỹ thuật hoặc các hư hỏng khác thường thì nên liên hệ trung tâm kiểm định để được kiểm tra toàn diện thiết bị.
Thời hạn kiểm định bồn chứa xăng dầu là bao lâu?
– Thời hạn kiểm định định kỳ đối với các thiết bị bồn chứa xăng dầu được khuyến nghị tốt nhất không quá 2 năm.
– Trường hợp nhà chế tạo quy định thời hạn kiểm định ngắn hơn hoặc khi có yêu cầu của cơ sở thì thực hiện theo yêu cầu của cơ sở và quy định của nhà chế tạo.
– Khi rút ngắn thời hạn kiểm định bồn chứa xăng dầu, kiểm định viên phải nêu rõ lý do vì sao rút ngắn thời hạn kiểm định trong biên bản kiểm định.
Báo giá kiểm định bồn chứa xăng dầu
Báo giá kiểm định bồn chứa xăng dầu
Báo giá kiểm định bồn chứa xăng dầu
Tùy vào khoảng cách xa hay gần, loại bồn chứa xăng dầu và hiện trạng bồn chứa xăng dầu mà chi phí kiểm định bồn chứa xăng dầu sẽ khác nhau. Để biết chi tiết bảng giá dịch vụ kiểm định bồn chứa xăng dầu, quý khách hàng vui lòng xem tại đây.
Địa chỉ kiểm định bồn chứa xăng dầu uy tín hiện nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ kiểm định. Làm sao để biết địa chỉ kiểm định bồn chứa xăng dầu nào uy tín, chất lượng mà giá thành phải chăng?
Sau đây chúng tôi sẽ đề xuất cho bạn đọc một địa chỉ kiểm định bồn chứa xăng dầu uy tín, chất lượng và được tin tưởng trong nhiều năm trở lại đây.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định bồn chứa xăng dầu uy tín hàng đầu tại Việt Nam với giá thành rẻ nhất.
– Kiểm định nối đất chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét, đo tiếp địa, Kiểm định hệ thống điện, trạm điện, máy biến áp….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, xe nâng, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cổng trục, palang, vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: máy nén khí, bình chịu áp lực, máy bơm hơi, nồi hấp, bồn gas, đường ống dẫn gas,…
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy trộn bê tông, kích thuỷ lực…..
– Huấn luyện an toàn lao động
Công ty chúng tôi là đơn vị có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Với đội ngũ kiểm định viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Quý khách có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí các công việc cần chuẩn bị để kiểm định bồn chứa xăng dầu vui lòng liên hệ : 0909 555 861- 028 3831 4194
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.  
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét