Kiểm định hệ thống chống sét NHANH- CHÍNH XÁC- GIÁ RẺ 0938 261 746 - 0902 464 585: Kiem Dinh Hieu Chuan Thiet Bi Do Luong

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Kiem Dinh Hieu Chuan Thiet Bi Do Luong

Kiem Dinh Hieu Chuan Thiet Bi Do Luong
Kiem Dinh Hieu Chuan Thiet Bi Do Luong
KHÁI NIỆM ĐO LƯỜNG LÀ GÌ
- Đo lường là một quá trình đánh giá định lượng một đại lượng cần đo để có kết quả bằng số so với đơn vị đo. Hoặc có thể định nghĩa rằng đo lường là hành động cụ thể thực hiện bằng công cụ đo lường để tìm trị số của một đại lượng chưa biết biểu thị bằng đơn vị đo lường.
- Trong một số trường hợp đo lường như là quá trình so sánh đại lượng cần đo với đại lượng chuẩn và số ta nhận được gọi là kết quả đo lường hay đại lượng bị đo
PHÂN LOẠI CÁC THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG.
 Thông thường người ta dựa theo cách nhận được kết quả đo lường để phân loại, do đó ta có 3 loại đó là:
- Đo trực tiếp.
- Đo gián tiếp.
- Đo tổng hợp.
- Đo thống kê.
Đo trực tiếp
-Là ta đem lượng cần đo so sánh với lượng đơn vị bằng dụng cụ đo hay đồng hồ chia độ theo đơn vị đo. Mục đích đo lường và đối tượng đo lường thống nhất với nhau.
-Đo trực tiếp có thể rất đơn giản nhưng có khi cũng rất phức tạp, thông thường ít khi gặp phép đo hoàn toàn trực tiếp. Ta có thể chia đo lường trực tiếp thành nhiều loại như :
- Phép đọc trực tiếp: Ví dụ đo chiều dài bằng m, đo dòng điện bằng Ampemét, đo điện áp bằng Vônmét, đo nhiệt độ bằng nhiệt kế, đo áp suất...
- Phép chỉ không (hay phép bù). Loại này có độ chính xác khá cao và phải dùng ngoại lực để tiến hành đo lường
- Nguyên tắc đo của phép bù là đem lượng chưa biết cân bằng với lượng đo đã biết trước và khi có cân bằng thì đồng hồ chỉ không.
Ví dụ : cân, đo điện áp
- Phép trùng hợp : Theo nguyên tắc của thước cặp để xác định lượng chưa biết.
- Phép thay thế : Nguyên tắc là lần lượt thay đại lượng cần đo bằng đại lượng đã biết.
Ví dụ : Tìm giá trị điện trở chưa biết nhờ thay điện trở đó bằng một hộp điện trở và giữ nguyên dòng điện và điện áp trong mạch.
- Phép cầu sai : thay đại lượng không biết bằng cách đo đại lượng gần nó rồi suy ra. Thường dùng hiệu chỉnh các dụng cụ đo độ dài.
Đo gián tiếp
- Lượng cần đo được xác định bằng tính toán theo quan hệ hàm đã biết đối với các lượng bị đo trực tiếp có liên quan.
- Đại lượng cần đo là hàm số của lượng đo trực tiếp Y = f ( x1 .....xn )
Ví dụ : Đo diện tích , công suất.
-Trong phép đo gián tiếp mục đích và đối tượng không thống nhất, lượng chưa biết và lượng bị đo không cùng loại.
-Loại này được dùng rất phổ biến vì trong rất nhiều trường hợp nếu dùng cách đo trực tiếp thì quá phức tạp. Đo gián tiếp thường mắc sai số và là tổng hợp của sai số trong phép đo trực tiếp.
Đo tổng hợp
- Là tiến hành đo nhiều lần ở các điều kiện khác nhau để xác định được một hệ phương trình biểu thị quan hệ giữa các đại lượng chưa biết và các đại lượng bị đo trực tiếp, từ đó tìm ra các lượng chưa biết.
Ví dụ : Đã biết qui luật dãn nở dài do ảnh hưởng của nhiệt độ là :
L = Lo ( 1 + αt + βt2 ).
-Vậy muốn tìm các hệ số α, β và chiều dài của vật ở nhiệt độ 0 0C là Lo thì ta có thể đo trực tiếp chiều dài ở nhiệt độ t là Lt, tiến hành đo 3 lần ở các nhiệt độ khác nhau ta có hệ 3 phương trình và từ đó ta xác định được các lượng chưa biết bằng tính toán.
Đo thống kế
-Để đảm bảo độ chính xác của phép đo nhiều khi người ta phải sử dụng phương pháp đo thống kế, tức là ta phải đo nhiều lần sau đó lấy giá trị trung bình.
-Cách đo này đặc biệt hữu hiệu khi tín hiệu đo là ngẫu nhiên hoặc khi kiểm tra độ chính xác của một dụng cụ đo.
CẤU TẠO CỦA THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG.
cấu tạo của thiết bị đo lường
cấu tạo của thiết bị đo lường
Thông thường một dụng cụ đo lường điện tử có cấu tạo gồm:
-  Khối cảm biến
-  Bộ khuếch đại
-  Bộ xử lý
-  Bộ hiển thị.
Bộ cảm biến: có nhiệm vụ thực hiện cảm nhận và biến đổi các đại lượng vật lý hoặc phi vật lý cần đo thành các tín hiệu điện.
- Các tín hiệu điện này sau đó sẽ được khuếch đại và hiệu chỉnh sao cho tương quan sự biến đổi giữa các đại lượng vật lý hoặc phi vật lý và tín hiệu điện sau cảm biến có tính chất tuyến tính.
- Hay nói cách khác, sự biến đổi của tín hiệu điện sau cảm biến sẽ phản ánh thực chất của quá trình biến đổi các đại lượng vật lý/phi vật lý đó.
- Tiếp sau, các tín hiệu này sẽ được tiếp tục đưa qua các hệ thốngxử lý tín hiệu (có thể là xử lý tín hiệu số hoặc tương tự) rồi sau đó phối ghép và đưa qua các phương tiện hiển thị như màn hình, bảng hiển thị LED, các thiết bị in ấn hoặc các thiết bị ngoại vi khác...
VAI TRÒ CỦA THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG.
- Các thiết bị đo lường là hoạt động thiết lập, sử dụng theo tiêu chuẩn đo lường, đơn vị đo, kiểm định, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử dụng phương tiện đo với định lượng đối với các loại hàng hóa đóng gói sẵn được thực hiện các phép đo. ứng dụng vào các hệ thống công nghiệp sản xuất hiện đại.
- Vì vây các thiết bị đo lường là một trong những lĩnh vực có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn và liên quan mật thiết đến đời sống con người.
- Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nền kinh tế nước đang phát triển mạnh mẽ dẫn đến các nghành công nghiệp ngày càng phát triển tăng vọt. Vì vậy các hệ thống đo lường chính xác trong đó hệ thống cân công nghiệp không thể thiếu.
- Do vậy các yêu cầu về khoa học nói chung, cũng như khoa học về công cụ đo lường và thử nghiệm nói riêng đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu kịp thời và phù hợp thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phất triển.
- Kỹ thuật đo lường là một trong những ngành quan trọng nhất đối với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong mọi ngành kinh tế quốc dân. Với trình độ hiện nay, khả năng của kỹ thuật đo lường rất lớn mạnh và phát triển.
CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SAI SỐ KHI SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG.
những sự cố khi sử dụng thiết bị đo lường
những sự cố khi sử dụng thiết bị đo lường
Người ta phân ra các nguyên nhân dẫn đến sai số là do 2 yếu tố đó là khách quan va chủ quan.
Nguyên nhân khách quan
- Dụng cụ đo lường không hoàn hảo.
- Đại lượng đo được bị cạn nhiễu nên không hoàn toàn được ổn đinh
Nguyên nhân chủ quan
- Do thiếu thành thạo trong thao tác.
- Phương pháp tiến hành đo không hợp lý.
CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC.
- Phải nắm được phương pháp đo chuẩn xác và am hiểu thị trường do.
- Không để cho máy đo hoạt động quá tải.
- Phải lau chùi giữ vệ sinh sạch sẽ khô ráo.
- Không làm cho các thiết bị đo lường bị néo móp.
KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG LÀ GÌ
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
LOẠI THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG NÀO PHẢI KIỂM ĐỊNH, LOẠI THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG NÀO KHÔNG PHẢI KIỂM ĐỊNH
Để các thiết bị đo lường hoạt động chính xác nhất. Chúng ta nên tiến hành tất cả các loại thiết bị đo lường theo đúng chu kỳ.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG
cần chuẩn bị những gì khi tiến hành kiểm định thiết bị đo lường
cần chuẩn bị những gì khi tiến hành kiểm định thiết bị đo lường
- Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG
- Ngưng hoạt động của THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG phục vụ kiểm định
- Chuẩn bị mặt bằng để vận hành, thao tác theo yêu cầu của kiểm định viên
- Người vận hành THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG phải tham gia chứng kiến và thực hiện các thao tác điều khiển thiết bị khi kiểm định viên yêu cầu
- Riêng đối với THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG mới nhập khẩu, đang trong kho của Hải quan, thì ngoài ra còn phải chuẩn bị giấy chứng nhận CO, CQ của thiết bị
CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
– Các chế độ thử tải- phương pháp thử;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.
CÁC VẤN ĐỀ, SỰ CỐ CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG
- Công tác chuẩn bị không tốt của đơn vị sử dụng như không có hồ sơ, lí lịch của THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG, không tạm ngưng công việc của THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG phục vụ kiểm định, không bố trí công nhân vận hành thiết bị, không chuẩn bị tải trọng thử, không có mặt mặt thao tác phục vụ kiểm định, THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG hết nhiên liệu, năng luọng
- Kiểm định viên kiểm tra sơ sài, không xem xét kỹ các chi tiết, phụ kiện có tính chất then chốt đối với sự an toàn của thiết bị
- Và một số yếu tố khác như mất phụ kiện, phụ kiện không đúng chủng loại, phụ kiện không đúng tiêu chuẩn an toàn…
KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG TRONG BAO LÂU
thời gian hoàn thành kiểm định thiết bị đo lường
thời gian hoàn thành kiểm định thiết bị đo lường
Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài
KIỂM ĐỊNH XONG THÌ BAO LÂU CÓ HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH
Theo quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG GỒM NHỮNG GÌ
Hồ sơ kiểm định tối thiểu phải có những loại sau:
- Lí lịch thiết bị
- Biên bản kiểm định
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
- Tem kiểm định
- Quyết định giao nhiệm vụ vận hành THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG của đơn vị sử dụng
THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG LÀ BAO LÂU, BAO LÂU THÌ PHẢI KIỂM ĐỊNH LẠI
- Kiểm định lần đầu (sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu).
- Kiểm định định kỳ (khi hết thời hạn của lần kiểm định trước)
- Để các thiết bị hoạt đống chính xác nhất. Công ty chúng tôi khuyên các bạn nên tiến hành kiểm định thiết bị đo lường ít nhất 1 lần/ năm
Kiểm định THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG ở đâu
- THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG có thể mang tới các trung tâm kiểm định để kiểm định thì tốt hơn vì ở đó có hệ thống máy móc và phòng thí nghiệm chuyên dụng để kiểm tra kỹ lưỡng các yếu tố.
- Thực tế đơn vị sử dụng THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG có thể mời trung tâm kiểm định cử kiểm định viên tới nhà máy hoặc địa điểm đặt THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG để kiểm tra, tiết kiệm được chi phí vận chuyển xe tới trung tâm kiểm định
- Tại thành phố Hồ Chí Minh công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là một trong những trung tâm kiểm định uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý.
KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG GIÁ BAO NHIÊU
báo giá kiểm định thiết bị đo lường
báo giá kiểm định thiết bị đo lường
Giá, phí kiểm định THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG được quy định tại 2 thông tư của nhà nước : Thông tư 73/2014/TT-BTC và thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH, ngoài ra tuỳ vào khoảng cách xa gần mà có thêm phần phí dịch vụ, công tác phí. Để biết giá kiểm định THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG Quý khách có thể tham khảo 2 thông tư trên, hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giảm giá thấp nhất có thể.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố chuyên  KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG với giá thành rẻ nhất.
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định nối đất chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét, đo tiếp địa, Kiểm định hệ thống điện, trạm điện, máy biến áp….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, xe nâng, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cổng trục, palang, vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: máy nén khí, bình chịu áp lực, máy bơm hơi, nồi hấp, bồn gas, đường ống dẫn gas,…
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy trộn bê tông, kích thuỷ lực…..
– Huấn luyện an toàn lao động
Công ty chúng tôi là đơn vị có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Với đội ngũ kiểm định viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Quý khách có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí các công việc cần chuẩn bị để KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG vui lòng liên hệ : 0909 555 861- 028 3831 4194
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.  
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét