Kiểm định hệ thống chống sét NHANH- CHÍNH XÁC- GIÁ RẺ 0938 261 746 - 0902 464 585: Kiem Dinh May Phat Dien

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Kiem Dinh May Phat Dien

KHÁI NIỆM MÁY PHÁT ĐIỆN
- Máy phát điện là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng thông qua nguyên lý cảm ứng điện từ.
- Nguồn cơ năng đa dạng từ sơ cấp như tua bin hơi, tua bin nước, phổ biến nhất hiện nay là sử dụng động cơ dốt và nhiều những dạng cơ năng khác.
PHÂN LOẠI MÁY PHÁT ĐIỆN
Phân loại máy phát điện theo nhiên liệu sử dụng.
- Máy phát điện sử dụng các nguồn nhiên liệu để biên đổi nguồn năng lượng cơ năng thành điện năng. Trong tiêu chí phân loại theo nhiên liệu sử dụng. Thì máy phát điện được phân ra thành 3 loại sử dụng 3 nhiên liệu khác nhau gồm:
- Máy phát điện chạy xăng
- Máy phát điện chạy dầu Diesel.
- Máy phát điện chạy biogas.
Trong ba loại máy phát điện trên thì máy phát điện chạy dầu Diesel được sử dụng nhiều nhất.
Phân loại máy phát điện theo động cơ
Động cơ hoạt động trong máy phát điện được phân ra thành những loại sau: 
- Dựa vào số vòng quay của máy phát điện được phân ra: động cơ chạy với tốc độ 3000vòng/phút và động cơ chạy với tốc độ 1500 vòng/phút.
- Dựa vào cách sắp xếp của động cơ được phân ra: máy đứng, máy ngang, sắp xếp inline.
- Dựa vào hệ thống làm mát được phân ra: máy phát điện làm mát bằng nước, máy phát điện làm mát bằng gió.
Phân loại máy phát điện theo tổ máy.
Phân loại theo tiêu chí tổ máy thì máy phát điện được phân thành:
- Tổ máy phát điện diezel thông thường.
- Tổ máy phát điện diezel tự động vi điều khiển.
- Tổ máy phát điện diezel tự động khởi động.
Phân loại máy phát điện theo mục đích và quy mô sử dụng.
Máy phát điện theo quy mô và mục đích sử dụng được phân loại thành:
- Máy phát điện gia đình: sử dụng cho các hộ gia đình khi nguồn điện bị cắt. Dòng điện 220v đảm bảo cho các thiết bị trong gia đình hoạt động hoạt động tốt khi mất điện.
- Máy phát điện công nghiệp: máy phát điện công nghiệp có công suất lớn để đáp ứng các yêu cầu về nguồn điện cho máy móc công nghiệp hoạt động sản xuất mà không xảy ra tình trạng quá tải.
- Máy phát điện xách tay: có kích thước nhỏ dễ dàng di chuyển đến những địa điểm cần phát điện, máy phát điện xách tay để đáp ứng nguồn điện có năng lượng nhỏ.
CẤU TẠO MÁY PHÁT ĐIỆN
1. Động cơ
2. Bộ xoay chiều
3. Hệ thống nhiên liệu
4. Hệ thống điều áp
5. Hệ thống xả và làm mát
6. Hệ thống bôi trơn
7. Hệ thống sạc
8. Bảng điều khiển
9. Hộp nắp chính 
ỨNG DỤNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN .
Trong lĩnh vực công nghiệp:
- Như đã biết, với công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá, các hoạt động chân tay đang dần bị thay thế bằng các thiết bị máy móc, động cơ. Chính vì vậy mà nhu cầu sử dụng điện năng cũng ngày một gia tăng và đã dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu cũng như vấn đề cung cấp điện năng thất thường như hiện nay.
- Thế nhưng, từ khi máy phát điện ra đời đã giúp các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh giải quyết được bài toán nan giải này
- Máy phát điện sẽ giúp cho các hoạt động kinh doanh sản xuất ở các nhà máy, xí nghiệp, công ty diễn ra một cách thuận lợi, liên tục và không bị gián đoạn bởi những lần ngắt điện đột ngột từ Công ty Điện lực.
Trong lĩnh vực nông nghiệp:
- Ngày nay, với sự ra đời hàng loạt của các thiết bị phục vụ cho nông nghiệp như máy xay lúa, máy bơm nước... đã tạo nên rất nhiều thuận lợi cho người nông dân trong việc gieo trồng, tưới tiêu và thu hoạch.
-Tuy nhiên, để truyền được nguồn điện từ trong nhà ra ngoài vườn lại không phải là một điều dễ dàng. Do đó, việc ứng dụng may phat dien trong lĩnh vực nông nghiệp đang nhận được nhiều sự quan tâm của người nông dân.
- Máy phát điện đảm nhận tốt vai trò của mình trong quá trình tạo và cung cấp điện năng phục vụ cho công tác chăn nuôi, trồng trọt cũng như giúp tiết kiệm tối đa sức lao động của người nông dân.
Trong sinh hoạt hằng ngày:
-Tình trạng mất điện đột ngột là điều luôn khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. Nó không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt công nghiệp, nông nghiệp mà còn ảnh hưởng các sinh hoạt sống hằng ngày của chúng ta như không thể nấu cơm, bơm nước hay thức ăn có thể bị hư khi tủ lạnh đột ngột mất điện.
-Bên cạnh đó, mất điện thất thường còn là một nguyên nhân làm cho các thiết bị điện giảm tuổi thọ đáng kể. Hiểu được điều đó, các nhà sản xuất đã tạo ra nhiều loại máy phát điện với thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với không gian trong nhà nhằm đem lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng.
- Không những vậy, máy phát điện còn được sử dụng trong việc hỗ trợ phát điện cho các khu vực vùng sâu, vùng xa và các trung tâm y tế.
- Qua các ứng dụng trên, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của may phát điện trong đời sống là vô cùng cần thiết.
- Máy phát điện là công cụ tạo ra nguồn điện giúp thúc đẩy sự phát triển và góp phần giải phóng sức lao động chân tay.
- Đồng thời, máy phát điện còn đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.
NHỮNG NGUY HIỂM RỦI RO KHI VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN.
- Do công suất của các thiết bị tiêu thụ điện không vượt quá công suất của máy dẫn đến hiện tượng cháy nổ.
-Tuyệt đối không sử dụng ổn áp để kích điện áp.
- Do đặt máy phát điện ở nơi ẩm ướt khiến máy phát điện bị hư hỏng và cũng có khả năng chập điện gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
- Do không kiểm tra máy phát điện trước khi vận hành máy và thiếu những kĩ năng cơ bản làm cho máy dễ bị hư hỏng
NGUYÊN TẮC AN TOÀN KHI SỬ DỤNG MÁY PHÁT ĐIỆN.
- Cắm các thiết bị trực tiếp vào may phat dien, hoặc sử dụng dây dẫn dùng ngoài trời loại mạnh, với công suất (tính theo watt hoặc ampe) tối thiểu bằng tổng công suất của các thiết bị nối với máy.
- Không bao giờ cố gắng cấp điện cho căn nhà bằng cách cắm máy phát điện vào ổ cắm trên tường, cách làm đó gọi là "nạp ngược". Việc này có thể làm cho thợ sửa chữa hoặc hàng xóm cùng sử dụng một máy biến thế bị điện giật.
- Cách an toàn duy nhất để nối máy phát điện với hệ thống dây dẫn trong nhà là mời một thợ điện có chuyên môn tới lắp đặt một công tắc chuyển nguồn.
- Đừng để máy phát điện làm việc quá tải, máy sẽ rất nhanh bị hỏng và có thể tích lại những rủi ro. Bạn cần xác định công suất các thiết bị tiêu thụ để chọn mua loại máy phát điện phù hợp- Hãy tắt may phat dien và để nguội trước khi tiếp nhiên liệu. Xăng dầu đổ vào động cơ đang nóng có thể bốc cháy.
- Hãy cất giữ nhiên liệu của máy phát điện trong một chiếc bình đựng đạt tiêu chuẩn và để xa nơi sinh hoạt. Luật pháp địa phương có thể hạn chế việc sử dụng hoặc cất giữ nhiên liệu. Hãy hỏi sở cứu hỏa địa phương để biết thêm thông tin.
- Nếu bạn làm đổ nhiên liệu, hoặc không đóng bình đựng cẩn thận, hơi xăng dầu sẽ lan theo mặt đất và bốc cháy do tia lửa phát ra từ một thiết bị hoặc từ công tắc điện trong thiết bị.
- Chỉ sử dụng loại nhiên liệu được khuyên dùng theo hướng dẫn sử dụng may phat dien hoặc được ghi trên nhãn máy.
- Hãy tắt may phat dien và để nguội trước khi tiếp nhiên liệu. Xăng dầu đổ vào động cơ đang nóng có thể bốc cháy.
TIÊU CHUẨN AN TOÀN VỀ MÁY PHÁT ĐIỆN
- TCVN 6627 Máy điện quay
- TCVN 6627-1:2014 (IEC 60034-1:2010) về Máy điện quay – Phần 1: Thông số đặc trưng và tính năng
-  TCVN 6627-5:2008 về Máy điện quay – Phần 5: Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài nhờ thiết kế tích hợp (mã IP) – Phân loại
- TCVN 6627-6:2011 về Máy điện quay – Phần 6: Phương pháp làm mát (Mã IC)
- TCVN 6627-11:2008 về Máy điện quay – Phần 11: Bảo vệ nhiệt
- TCVN 6627-14:2008 về Máy điện quay – Phần 14: Rung cơ khí của máy điện có chiều cao tâm trục bằng 56 mm và lớn hơn – Đo, đánh giá và giới hạn độ khắc nghiệt rung
- TCVN 6627-15:2011 về Máy điện quay – Phần 15: Mức chịu điện áp xung của cuộn dây stato định hình dùng cho máy điện quay xoay chiều 
- TCVN 6627-18-1:2011 về Máy điện quay – Phần 18-1: Đánh giá chức năng hệ thống cách điện – Hướng dẫn chung
KIỂM ĐỊNH MÁY PHÁT ĐIỆN LÀ GÌ?
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy phát điện theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
QUY ĐỊNH KIỂM ĐỊNH MÁY PHÁT ĐIỆN NHƯ THẾ NÀO. TẠI SAO BẮT BUỘC PHẢI KIỂM ĐỊNH MÁY PHÁT ĐIỆN
- Nhà nước quy định máy phát điện là thiết bị bắt buộc phải kiểm định thường xuyên trong quá trình sử dụng.
-  Quý khách có thể tham khảo thêm về Quy định về kiểm định máy phát điện
- Thông tư số 05/2014/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 01/05/2014) ngày 06/03/2014 “Ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động”.
- Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 01/05/2014) ngày 06/03/2014 “Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”.
- Kiểm định Máy phát điện được thực hiện theo yêu cầu của dự án, yêu cầu của đơn vị sử dụng, yêu cầu của đơn vị thuê mướn máy….
- Việc kiểm định kỹ thuật an toàn Máy phát điện có thể áp dụng theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, cơ sở chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH MÁY PHÁT ĐIỆN
• Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch máy phát điện
• Ngưng hoạt động của máy phát điện phục vụ kiểm định
• Chuẩn bị tải trọng thử để thử sức nâng của xe
• Chuẩn bị mặt bằng để vận hành, thao tác theo yêu cầu của kiểm định viên
• Người vận hành máy phát điện phải tham gia chứng kiến và thực hiện các thao tác điều khiển xe khi kiểm định viên yêu cầu
• Riêng đối với máy phát điện mới nhập khẩu, đang trong kho của Hải quan, thì ngoài ra còn phải chuẩn bị giấy chứng nhận CO, CQ của máy
CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH MÁY PHÁT ĐIỆN
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
-  Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
-  Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
-  Các chế độ thử tải- phương pháp thử;
-  Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH MÁY PHÁT ĐIỆN
Quy trình kiểm định máy phát điện Dựa trên cơ sở Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Cục An toàn Lao động biên soạn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo quyết định số 66/2008/QĐ-BLĐTBXH và 67/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2008 và Thông tư 01/2010/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 1 năm 2010.
CÁC VẤN ĐỀ, SỰ CỐ CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH MÁY PHÁT ĐIỆN
• Công tác chuẩn bị không tốt của đơn vị sử dụng như không có hồ sơ, lí lịch của máy, không tạm ngưng công việc của máy phát điện phục vụ kiểm định, không bố trí công nhân vận hành thiết bị, không chuẩn bị tải trọng thử, không có mặt mặt thao tác phục vụ kiểm định, máy hết nhiên liệu, năng lượng
• Kiểm định viên kiểm tra sơ sài, không xem xét kỹ các chi tiết, phụ kiện có tính chất then chốt đối với sự an toàn của thiết bị
• Việc máy phát điện bị hư hỏng trong quá trình kiểm định cũng là một yếu tố nên lưu ý. Nguyên nhân là do trong quá trình sử dụng đơn vị sử dụng thường sử dụng không hết công suất của máy phát điện
• Và một số yếu tố khác như mất phụ kiện, phụ kiện không đúng chủng loại, phụ kiện không đúng tiêu chuẩn an toàn…
KIỂM ĐỊNH MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG BAO LÂU
Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định máy phát điện trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài
KIỂM ĐỊNH XONG THÌ BAO LÂU CÓ HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH
Theo quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH MÁY PHÁT ĐIỆN GỒM NHỮNG GÌ
Hồ sơ kiểm định tối thiểu phải có những loại sau:
• Lí lịch thiết bị
• Biên bản kiểm định
• Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
• Tem kiểm định
• Quyết định giao nhiệm vụ vận hành máy phát điện của đơn vị sử dụng
THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH MÁY PHÁT ĐIỆN LÀ BAO LÂU, BAO LÂU THÌ PHẢI KIỂM ĐỊNH LẠI
Đối với thời hạn kiểm định máy phát điện, ta có thể tiến hành kiểm định theo chu kỳ hàng tháng hay theo một chế độ nào đó phù hợp với loại máy cũng như tần suất khai thác máy trong công việc của mình.
KIỂM ĐỊNH MÁY PHÁT ĐIỆN Ở ĐÂU
Máy phát điện có thể mang tới các trung tâm kiểm định để kiểm định thì tốt hơn vì ở đó có hệ thống máy móc và phòng thí nghiệm chuyên dụng để kiểm tra kỹ lưỡng các yếu tố.
Thực tế đơn vị sử dụng máy phát điện có thể mời trung tâm kiểm định cử kiểm định viên tới nhà máy hoặc địa điểm đặt máy phát điện để kiểm tra, tiết kiệm được chi phí vận chuyển xe tới trung tâm kiểm định
Tại thành phố Hồ Chí Minh công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là một trong những trung tâm kiểm định uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý.
KIỂM ĐỊNH MÁY PHÁT ĐIỆN GIÁ BAO NHIÊU
Giá, phí kiểm định máy phát điện được quy định tại 2 thông tư của nhà nước : Thông tư 73/2014/TT-BTC và thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH, ngoài ra tuỳ vào khoảng cách xa gần mà có thêm phần phí dịch vụ, công tác phí. Để biết giá kiểm định máy phát điện Quý khách có thể tham khảo 2 thông tư trên, hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giảm giá thấp nhất có thể.
KIỂM ĐỊNH CÓ PHÁT SINH CHI PHÍ GÌ KHÔNG
Việc kiểm định máy phát điện thông thường không phát sinh chi phí.
Nếu có phát sinh chi phí thì do các nguyên nhân sau đây:
• Đơn vị sử dụng làm mất lí lịch máy phát điện nên phải làm lại lí lịch
• Khi đi kiểm định máy phát điện không đạt yêu cầu về an toàn theo tiêu chuẩn hiện hành, kiểm định viên làm biên bản kiến nghị khắc phục nhũng yếu tố không đạt. Sau khi đơn vị sử dụng đã khắc phục xong thì báo cho kiểm định viên đi kiểm định lại. Trường hợp khác là do đơn vị sử dụng không chuẩn bị máy phát điện ở trạng thái sẵn sàng kiểm định, hoặc các cá nhân liên quan tới quá trình kiểm định như đại diện chủ đầu tư, đại diện đơn vị tư vấn giám sát, đại diện nhà thầu không có mặt đầy đủ, đúng giờ, dẫn tới khi kiểm định viên tới kiểm định thì không thể thực hiện theo kế hoạch kiểm định đã thống nhất từ trước, nên phải dời qua ngày khác kiểm định. Như vậy việc đi kiểm định lại nhiều lần sẽ phát sinh chi phí dao động trong khoảng 200.000 đ- 2.000.000 đ tuỳ vào khoảng cách xa gần.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố chuyên kiểm định MÁY PHÁT ĐIỆN .
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định nối đất chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét, đo tiếp địa, Kiểm định hệ thống điện, trạm điện, máy biến áp….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, xe nâng, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cổng trục, palang, vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: máy nén khí, bình chịu áp lực, máy bơm hơi, nồi hấp, bồn gas, đường ống dẫn gas,…
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy trộn bê tông, kích thuỷ lực…..
– Huấn luyện an toàn lao động
Công ty chúng tôi là đơn vị có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Với đội ngũ kiểm định viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Xem chi tiết dịch vụ kiểm định MÁY PHÁT ĐIỆN của chúng tôi tại đây.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 0938 261 746 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét