Kiểm định hệ thống chống sét NHANH- CHÍNH XÁC- GIÁ RẺ 0938 261 746 - 0902 464 585: Kiem Dinh May Toan Dac

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Kiem Dinh May Toan Dac

Kiem Dinh May Toan Dac
Kiem Dinh May Toan Dac
Máy toàn đạc là gì?
- Với tình hình hiện nay, nhu cầu về xây dựng nhà cửa và các công trình cầu đường ngày càng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu trên, các thiết bị phục vụ cho công tác đo đạc cũng ngày càng phát triển, trong đó phải kể đến máy toàn đạc điện tử. 
- Máy toàn đạc là một thiết bị quang học điện tử chuyên dùng trong ngành trắc địa. Là một thiết bị hỗ trợ cho việc khảo sát, thiết lập các trị đo vật lý bao gồm góc và khoảng cách trong xây dựng công trình. 
- Máy toàn đạc là một loại máy trắc địa đa chức năng. Có thể giải quyết nhiều bài toán như các bài toán về giao hội, các bài toán bố trí điểm theo các phương pháp như phương pháp tọa độ cực…
- Máy toàn đạc là sự kết hợp giữa máy kinh vĩ và khối đo xa được kết nối bằng phần mềm tiện ích được cài đặt trong máy.
Cấu tạo máy toàn đạc
Cấu tạo máy toàn đạc
Cấu tạo máy toàn đạc
- Cấu tạo máy toàn đạc tương tự với máy kinh vĩ tích hợp với máy đo dài điện quang. Được thiết kế dựa trên nguyên lý số học điện tử và hiển thị kết quả trên màn hình LCD
- Cấu tạo máy toàn đạc khá phức tạp, với nhiều bộ phận kết nối khác nhau. Bao gồm 11 bộ phận có liên kết chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của máy.
 + Tay cầm điều khiển
 + Ống ngắm quan sát
 + Núm điều quang tiêu cự
 + Bộ phận bọt thủy dài
 + Bộ phận hiển thị là màn hình LDC và bàn phím
 + Phần núm bấm tháo pin
 + Bộ phận vi động đứng
 + Phần khóa vi động đứng
 + Bộ phận vi động ngang
 + Phần khóa vi động ngang
 + Phần núm khóa đế máy
Nguyên lý hoạt động 
- Nguyên lý hoạt động của máy toàn đạc điện tử là dựa trên nguyên ký đo xa. 
- Máy hoạt động thực hiện theo phương thức: một đầu là bộ phận thu phát – điểm đặt máy và đầu còn lại là hệ thống phản hồi tín hiệu – đây là gương. 
- Khi bộ phận phát sẽ phát đi tín hiệu đến với hệ thống phản hồi, sau đó hệ thống này sẽ phản hồi lại hệ thống thu của máy từ đó sẽ hiển thị kết quả ra màn hình LCD và người đo đọc được thông số.
Ứng dụng
- Thiết bị này được ứng dụng trong các công tác đo đạc địa chính, đo đạc khảo sát địa hình, trong xây dựng dân dụng như nhà cao tầng, cầu đường giao thông.
- Đo vẽ bản đồ địa hình và xuất sang các định dạng file số liệu khác nhau như file CAD để dễ dàng quản lý trên hệ thống máy tính điện tử
- Máy được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng ngày nay như các công tác bố trí điểm( chuyển tọa độ điểm từ thiết kế ra thực địa)
Chức năng của máy toàn đạc 
Công dụng và tính năng của máy toàn đạc
Công dụng và tính năng của máy toàn đạc 
1. Đo góc
- Phương pháp đo góc khá quan trọng trong công tác thi công trắc địa. Đo góc bao gồm góc đứng và góc bằng.
  + Góc đứng dùng để tính toán chênh cao giữa các điểm, để từ đó có thể tính toán cao độ các điểm đo.
  + Góc bằng dùng để đo bóp ke, bẻ góc vuông, hoặc góc bất kỳ.
2. Đo khoảng cách.
Đo khoảng cách 2 điểm cách xa nhau, cách nhau bởi con sông, gò đất, khoảng cách trong đường truyền, lưới khống chế,..
3. Đo cao độ
Ứng dụng trong đo khảo sát cao độ san lấp, đo cao độ đầu cọc,..
3. Rọc tim trục
Nhờ phương pháp rọc tim trục mà người dùng có thể thực hiện các công tác gửi tim trục lên gabari, kiểm tra đường thẳng của tim…
4. Đo bố trí điểm.
Đây là chương trình đo thông dụng trong tất cả các dòng máy toàn đạc. Dùng để định vị công trình, bố trí điểm tọa độ một cách nhanh chóng, chính xác.
5. Đo khảo sát
Công dụng của máy toàn đạc
Công dụng của máy toàn đạc 
Xác định tọa độ, khảo sát hiện trạng, đo vẽ bản đồ địa chính, địa hình.
7. Đo diện tích & khối lượng
8. Đường chuyền
Xác định tọa độ, khảo sát hiện trạng, đo vẽ bản đồ địa chính, địa hình.
9. Chuyền mốc tọa độ gốc về công trình
Chuyền tọa độ gốc từ vị trí rất xa về công trình, để xây dụng một hệ thống lưới tọa độ, cao độ khống chế cho công trình mà không làm sai lệch tọa độ, giúp thuận lợi cho quá trình thi công.
10. Đo cao không với tới
11. Đo điểm bị khuất
12. Đường cong tham chiếu
Xác định đường cong và kiểm tra điểm tham chiếu đến đường cong nhờ quan sát đồ họa, chuyển điểm khảo sát, chuyển đường cong và góc nhờ định hướng qua đồ họa
13. Đo khoảng cách gián tiếp
Các loại máy toàn đạc điện tử được dùng phổ biến như: máy toàn đạc điện tử NIKON, TOPCON, SOKKIA...
Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Nikon
Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Nikon
Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Nikon
Trước khi tiến hành đo đạc bạn cần kiểm tra các loại sai số của máy như sai số 2C và sai số MO. Để chắc chắn rằng máy toàn đạc có độ ổn định theo thiết kế của nhà sản xuất đưa ra.
1. Cách sử dụng máy toàn đạc điện tử DTM 322 5”
A .Sử dụng ngoài hiện trường
- Khi ra ngoài hiện trường làm việc ta phải cho máy lên chân và cân bằng máy sao cho 2 bọt thủy (dài,tròn) vào chính giữa. Nếu bắc máy tại mốc thì ta phải chỉnh dọi tâm máy vào chính giữa tâm mốc, còn với chức năng giao hội thì không cần.
- Mở máy đảo ống kính khoảng 45 °. Ấn phím (Menu) chọn 1(job) tạo công việc,  ấn vào creat ghi tên không quá 8 ký tự, xong ấn (ENT).
- Thao tác đặt trạm máy theo phương pháp tại mốc
- Thao tác đặt trạm máy theo phương pháp giao hội
- Chuyển điểm ra ngoài thực địa
- Tìm theo tọa độ hoặc cắm điểm
- Chương trình đo cắm điểm
B. Sử dụng trong phòng:
Sử dụng máy toàn đạc trong phòng
Sử dụng máy toàn đạc trong phòng
Dùng phần mềm (Conex )hoặc (Transit 2.36)cài đặt trên máy tính để truyền số liệu từ máy toàn đạc vào máy tính để phục vụ đo vẽ và tính toán.
Thao tác từ máy toàn đạc cắm cáp kết nối với máy tính ,ta mở máy lên vào (Menu) chọn 5 (Comm) xong chọn tiếp 1( Download)
- Xuất hiện màn hình cài đặt tải dữ liệu- Chọn định dạng NIKON và dạng file RAW/ COORD và ấn ENT
- Kiểm tra cáp nối máy tính và máy toàn đạc
- Ấn phím ANG ứng với phím mềm Go
- Xuất hiện màn hình gửi dữ liệu và đếm ngược bản ghi xuất cho đến khi báo hoàn thành
- Ở màn hình xoá tên công việc vừa xuất,
 chọn một trong hai: ấn phím MSR1 ứng với Abrt nghĩa là không xoá file gốc trên máy toàn đạc, nhấn phím ANG ứng với phím mềm DEL là xoá file gốc vừa xuất.
- Máy quay về màn hình đo chính
- Chọn OK ở máy tính sau khi tải xong
Quy trình kiểm định máy toàn đạc:
1.Kiểm tra bên ngoài:
2.Kiểm tra kỹ thuật:
Quy trình kiểm định máy toàn đạc
Quy trình kiểm định máy toàn đạc
-  Kiểm tra ống thủy tròn
- Kiểm ống bọt thủy dài
- Kiểm tra trục ngắm của bộ phận dọi tâm
- Kiểm tra màng chỉ chữ thập
- Kiểm tra bọt thủy điện tử
- Kiểm tra sai số trục ngắm của ống kính (2C)
- Kiểm tra sai số chỉ tiêu của bàn độ đứng (MO):
- Kiểm tra việc đo khoảng cách
3. Đánh giá
- Đánh giá kết quả kiểm định được và lập biên bản kiểm định.
- Đồng thời đưa ra những khuyến cáo về bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết, bộ phận của máy toàn đạc để đảm bảo độ chính xác khi sử dụng.
4. Cấp Giấy chứng nhận kiểm định.
- Trường hợp máy toàn đạc cần kiểm định không bảo đảm hoặc không đáp ứng điều kiện để cấp giấy chứng nhận thì phải có công văn trả lời và ghi rõ lý do.
- Trường hợp máy toàn đạc cần kiểm định đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định.
- Thời hạn trả giấy chứng nhận kiểm định sau khi hoàn tất quá trình kiểm định là 05 ngày.
Vì sao phải kiểm định máy toàn đạc?
Vì sao phải kiểm định máy toàn đạc
Vì sao phải kiểm định máy toàn đạc
- Máy toàn đạc điện tử là một thiết bị quang học điện tử đa năng được sử dụng trong các công tác đo đạc, khảo sát và xây dựng công trình đòi hỏi độ chính xác cao. Do vậy cần được kiểm định thường xuyên để đảm bảo kết quả đo đạc được chính xác nhất. 
- Giúp máy toàn đạc luôn vận hành một cách trơn tru và tăng tuổi thọ hoạt động cho máy.
Kiểm định máy toàn đạc là tuân thủ đúng theo pháp luật của nhà nước. Cụ thể:
 + NĐ số 46/2015/NĐ-CP của chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
 + TCVN 9398: 2012 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – yêu cầu chung.
Thời hạn kiểm định máy toàn đạc
Yêu cầu kiểm định máy toàn đạc định kì được khuyến cáo tốt nhất không quá 12 tháng.
Báo giá kiểm định máy toàn đạc
Gía dịch vụ kiểm định máy toàn đạc còn tùy thuộc vào khoảng cách xa gần, loại máy toàn đạc và hiện trạng máy toàn đạc ra sao. Để biết chi tiết bảng giá kiểm định máy toàn đạc, quý khách hàng vui lòng xem tại đây.
Đơn vị nào được phép kiểm định máy toàn đạc
- Không phải ai cũng được phép kiểm tra, kiểm định. Những đơn vị kiểm định máy toàn đạc phải được được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép kiểm định. 
- Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là đơn vị kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Có đội ngũ kiểm định viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Đơn vị nào được phép kiểm định máy toàn đạc
Đơn vị nào được phép kiểm định máy toàn đạc
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố chuyên kiểm định máy toàn đạc với giá thành rẻ nhất.
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định nối đất chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét, đo tiếp địa, Kiểm định hệ thống điện, trạm điện, máy biến áp….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, xe nâng, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cổng trục, palang, vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: máy nén khí, bình chịu áp lực, máy bơm hơi, nồi hấp, bồn gas, đường ống dẫn gas,…
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy trộn bê tông, kích thuỷ lực…..
– Huấn luyện an toàn lao động
Công ty chúng tôi là đơn vị có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Với đội ngũ kiểm định viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Quý khách có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí các công việc cần chuẩn bị để kiểm định máy toàn đạc vui lòng liên hệ : 0909 555 861- 028 3831 4194
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.  
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét