Kiểm định hệ thống chống sét NHANH- CHÍNH XÁC- GIÁ RẺ 0938 261 746 - 0902 464 585: Kiem Dinh Van Thang

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Kiem Dinh Van Thang

Kiem Dinh Van Thang
Kiem Dinh Van Thang
KHÁI NIỆM VẬN THĂNG
- Vận thăng là thiết bị nâng có bàn nâng hoặc gàu, hoặc sàn thao tác… Chuyển động dẫn hướng theo phương thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng dùng vận chuyển hàng hoặc người lên các tầng nhà trong công tác hoàn thiện hoặc sữa chữa công trình.
PHÂN LOẠI VẬN THĂNG
  - Vận thăng theo cấu tạ.
  - Vận thăng theo cách nâng bàn.
  - Vận thăng theo công dụng.
Theo cấu tạo: chia làm 3 loại
- Vận thăng cột.
- Vận thăng lồng.
 - Vận thăng giá.
Theo cách nâng bàn: chia làm 2 loại:
 - Vận thăng loại cáp kéo.
 - Vân thăng loại tự leo.
Theo công dụng: chia làm 2 loại
 - Vận thăng chở hàng.
 - Vận thăng chở người và hàng.
CẤU TẠO VẬN THĂNG
Một vận thăng thường cấu tạo gồm năm bộ phận sau:
- Tời điện.
-  Ròng rọc.
-  Cáp nâng.
- Giá máy.
-  Thanh giằng.
-  Vách đứng.
Tời điện: Là bộ phận phát động, tạo ra mô men để kéo cáp.
Ròng rọc: Đỡ dây cáp và dẫn hướng các dây cáp.
Bàn nâng: Đỡ hàng hoặc người, thông qua hệ thống dây cáp đưa hàng hoặc người đến độ cao cho cần thiết, nó có cơ cấu nâng nhờ các cơn lăn dưới trong rãnh trượt trên thân cột và được nâng hạ nhờ tời kéo, có thể là gàu, sàn có thể có hoặc không có vách che tùy vào loại vận thăng.
Cáp nâng
  - Truyền lực kéo từ thiết bị phát động sang bộ phận nâng thông qua các ròng rọc. Cáp nâng thường làm bằng các bó sợi thép nhỏ, để có khả năng chịu lực mà không bị đứt.
Giá máy
  - Là bộ phận truyền tải trọng của vật nâng xuống đất thông qua hệ thống chân đế gắn chặt với nền. Khi cần nâng cao độ cao vận chuyển có thể tăng chiều cao của giá máy thông cao các đoạn nối ở giữa.
Thanh giằng
  -  Khi chiều cao h>10m cột được kẹp với công trình bằng các thanh giằng ở nhiều điểm khác nhau để tăng tính ổn định.
Vách đứng
-Có vai trò như một điểm tựa, chịu tải trọng ngang phát sinh nếu có, giữ cho vận thăng được ổn định.
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VẬN THĂNG
vai trò của vận thăng
vai trò của vận thăng
ƯU ĐIỂM
-  Máy gọn nên không chiếm dụng không gian khi làm việc như các máy có cùng công dụng khác.
- Vận chuyển với độ an toàn cao do máy có hệ thống ngắt động cơ và bộ hãm bảo hiểm tối ưu.
 - Độ linh động của máy cao, do máy có thể tháo lắp di chuyển từ nơi này sang nơi khác dễ dàng.
 - Dễ dàng sử dụng nhờ hệ thống điều khiển chỉ bằng những nút bấm.
NHƯỢC ĐIỂM
   - Khối lượng hàng vận chuyển không lớn lắm, không chuyên chở được người.
   - Bàn nâng vận thăng có diện tích tương đối nhỏ nên chỉ nâng được hàng hóa không cồng kềnh.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA VẬN THĂNG.
  - Tời điện tạo ra mô men kéo cáp. Thông qua các ròng rọc và và các dây cáp truyền lực kéo cho bộ phận nâng. Bộ phận nâng sẽ nâng hàng hoặc người đến độ cao yêu cầu.
   - Trong đó giá máy và vách đứng có vai trò quan trọng giúp cho vận thăng chịu được tải trọng ngang, qua đó giữ ổn định cho máy.
   - Các tính toán cơ bản:
   - Năng suất kĩ thuật của vận thăng xác định bằng công thức sau:
Pkt = , T/h
Q: trọng lượng vật nâng, T
t = : thời gian một chu kì làm việc.
h: chiều cao nâng, m
Vn ,Vh: tốc độ nâng hạ của bàn nâng, m/s
td: thời gian dừng máy để bốc dỡ hàng, s
VAI TRÒ CỦA VẬN THĂNG TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
- Vận thăng được sử dụng hầu hết ở các công trình. Chúng được dùng để tu sửa ,nâng hàng, dỡ hàng, vận chuyển hàng hóa cũng như vật liệu xây dựng lên cao ở các công trình đang trong tiến độ thi công.
NHỮNG MỐI NGUY HIỂM KHI SỬ DỤNG VẬN THĂNG.
những mối nguy hiểm khi sử dụng vận thăng
những mối nguy hiểm khi sử dụng vận thăng
  - Rơi tải trọng.
  - Gây sụt áp, nóng dây cáp điện.
  - Rò rỉ điện gây chập điện dẫn đến giật điện rất nguy hiểm cho người sử dụng.
  - Gây rơi hàng nguy hiểm cho hàng và người làm xung quanh.
  - Gây ngã đổ thiết bị và hàng.
  - Gây va quẹt, hư hàng, nguy hiểm cho người.
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI SỬ DỤNG VẬN THĂNG
 Trang bị đầy đủ trang bị bảo hộ lao động.
 Trang bị đầy đủ và phù hợp công cụ dụng cụ.
Tuân thủ các nguyên tắc và qui định an toàn cho người làm việc trên cao.
- Tuân thủ qui trình qui định cho công việc.
- Thao tác cẩn thận không để rơi đồ vật.
-  Không được tiếp tục làm việc và được phép nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe.
- Kiểm tra cáp các loại, yêu cầu thay nếu thấy không an toàn.
-  Kiểm tra móc hàng, sửa chữa nếu cần.
- Chọn vị trí cứng chắc, kê lót đầy đủ và cẩn thận cho chân chống
- Kiểm soát kỹ lưỡng thao tác của người vận hành cẩu và phụ cẩu trước khi thực hiện.
- Khoanh vùng những điểm thi công an toàn.
 - Cảnh báo trước cho thiết bị và người khác phòng tránh vật rơi, va quẹt, vật lăn.
 - Kiểm tra và thay dây cáp phù hợp nếu cần.
 - Kiểm tra dây nối đất, toàn bộ dây cáp điện.
 - Kiểm tra và điều chỉnh phù hợp.
TIÊU CHUẨN, QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH VẬNTHĂNG
– TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
– TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ- Yêu cầu an toàn đối vói ơối trọng và ổn trọng;
– TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung;
– TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiếc bị điện;
– TCVN 9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trinh công nghiệp – Yêu cầu chung;
TCXCYM 9385:2012: Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
– TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toan,
– TCXD VN 296:2004, Giàn giáo – Các yêu cầu về an toàn;
– QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
– USAS A10.5-1969, Safety Requirements for Material Hoists;
– GB/T 10054-2005, Builder’s hoist – Thang máy xây dựng.
Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tạiQuy trình kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
Việc kiểm định các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn vận thăng trở hàng có kèm người có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.
KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG LÀ GÌ
kiểm định vận thăng là gì
kiểm định vận thăng là gì
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của VẬN THĂNG theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
QUY ĐỊNH KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG NHƯ THẾ NÀO. TẠI SAO BẮT BUỘC PHẢI KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG .
- VẬN THĂNG là thiết bị được các nước trên thế giới và Việt Nam quy định trong luật bắt buộc phải kiểm định. Tại Việt Nam quy định hiện hành năm 2018 là nghị định 44/2016/NĐ-CP và thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH
- Ngoài vấn đề phải kiểm định do Luật nhà nước quy định, thực tế còn do ý thức của người sử dụng VẬN THĂNG mong muốn kiểm tra đọ an toàn cho VẬN THĂNG , nhằm phòng tránh nguy cơ tai nạn VẬN THĂNG trong quá trình sử dụng.
LOẠI VẬN THĂNG NÀO PHẢI KIỂM ĐỊNH, LOẠI VẬN THĂNG NÀO KHÔNG PHẢI KIỂM ĐỊNH
 Tất cả các đối tượng, chủng loại VẬN THĂNG đều bắt buộc phải kiểm định, không có ngoại lệ.
 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG
- Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch VẬN THĂNG
- Ngưng hoạt động của VẬN THĂNG phục vụ kiểm định
- Chuẩn bị tải trọng thử để thử sức nâng của xe
- Chuẩn bị mặt bằng để vận hành, thao tác theo yêu cầu của kiểm định viên
- Người vận hành VẬN THĂNG phải tham gia chứng kiến và thực hiện các thao tác điều khiển thiết bị khi kiểm định viên yêu cầu
- Riêng đối với VẬN THĂNG mới nhập khẩu, đang trong kho của Hải quan, thì ngoài ra còn phải chuẩn bị giấy chứng nhận CO, CQ của thiết bị
CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG
quy trình kiểm định vận thăng
quy trình kiểm định vận thăng
 – Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
 – Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
 – Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
 – Các chế độ thử tải- phương pháp thử;
 – Xử lý kết quả kiểm định.
 Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG
 Nhà nước ban hành quy trình kiểm định VẬN THĂNG tại thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH, gồm 30 quy trình kiểm định thuộc quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Ngoài ra Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thông cũng ban hành 1 số quy trình kiểm định cho các thiết bị đặc thù do họ quản lý.
CÁC VẤN ĐỀ, SỰ CỐ CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH VẬNTHĂNG
- Công tác chuẩn bị không tốt của đơn vị sử dụng như không có hồ sơ, lí lịch của thiết bị, không tạm ngưng công việc của VẬN THĂNG phục vụ kiểm định, không bố trí công nhân vận hành thiết bị, không chuẩn bị tải trọng thử, không có mặt mặt thao tác phục vụ kiểm định, thiết bị hết nhiên liệu, năng lượng
- Kiểm định viên kiểm tra sơ sài, không xem xét kỹ các chi tiết, phụ kiện có tính chất then chốt đối với sự an toàn của thiết bị
- Việc VẬN THĂNG bị hư hỏng trong quá trình kiểm định cũng là một yếu tố nên lưu ý. Nguyên nhân là do trong quá trình sử dụng đơn vị sử dụng thường sử dụng không hết công suất của VẬN THĂNG , hoặc sử dụng tải trọng thấp hơn tải trọng thiết kế của thiết bị, còn khi kiểm định thì kiểm định viên thử tải theo tải trọng thiết kế, khi đó có thể phát hiện những yếu tố mất an toàn của thiết bị
- Và một số yếu tố khác như mất phụ kiện, phụ kiện không đúng chủng loại, phụ kiện không đúng tiêu chuẩn an toàn…
KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG TRONG BAO LÂU
thời gian kiểm định vận thăng
thời gian kiểm định vận thăng
 - Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định VẬN THĂNG trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài
KIỂM ĐỊNH XONG THÌ BAO LÂU CÓ HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH
- Theo quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG GỒM NHỮNG GÌ
Hồ sơ kiểm định tối thiểu phải có những loại sau:
- Lí lịch thiết bị
- Biên bản kiểm định
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
- Tem kiểm định
- Quyết định giao nhiệm vụ vận hành VẬN THĂNG của đơn vị sử dụng
Thời hạn kiểm định VẬN THĂNG là bao lâu, bao lâu thì phải kiểm định lại
 Thời hạn kiểm định VẬN THĂNG là 01 năm, trong trường hợp đơn vị sử dụng có yêu cầu rất cao vè an toàn thì thời hạn kiểm định có thể ngắn hơn
KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG Ở ĐÂU
Thực tế đơn vị sử dụng VẬN THĂNG có thể mời trung tâm kiểm định cử kiểm định viên tới nhà máy hoặc địa điểm đặt VẬN THĂNG để kiểm tra, tiết kiệm được chi phí vận chuyển thiết bị tới trung tâm kiểm định
 Tại thành phố Hồ Chí Minh công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là một trong những trung tâm kiểm định uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý.
KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG GIÁ BAO NHIÊU
báo giá kiểm định vận thăng
báo giá kiểm định vận thăng
 Giá, phí kiểm định VẬN THĂNG được quy định tại 2 thông tư của nhà nước : Thông tư 73/2014/TT-BTC và thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH, ngoài ra tuỳ vào  khoảng cách xa gần mà có thêm phần phí dịch vụ, công tác phí. Để biết giá kiểm định VẬN THĂNG Quý khách có thể tham khảo 2 thông tư trên, hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giảm giá thấp nhất có thể.
KIỂM ĐỊNH CÓ PHÁT SINH CHI PHÍ GÌ KHÔNG
Việc kiểm định VẬN THĂNG thông thường không phát sinh chi phí.
Nếu có phát sinh chi phí thì do các nguyên nhân sau đây:
 - Đơn vị sử dụng làm mất lí lịch VẬN THĂNG nên phải làm lại lí lịch
Khi đi kiểm định VẬN THĂNG không đạt yêu cầu về an toàn theo tiêu chuẩn hiện hành, kiểm định viên làm biên bản kiến nghị khắc phục nhũng yếu tố không đạt. Sau khi đơn vị sử dụng đã khắc phục xong thì báo cho kiểm định viên đi kiểm định lại. Trường hợp khác là do đơn vị sử dụng không chuẩn bị VẬN THĂNG ở trạng thái sẵn sàng kiểm định, hoặc các cá nhân liên quan tới quá trình kiểm định như đại diện chủ đầu tư, đại diện đơn vị tư vấn giám sát, đại diện nhà thầu không có mặt đầy đủ, đúng giờ, dẫn tới khi kiểm định viên tới kiểm định thì không thể thực hiện theo kế hoạch kiểm định đã thống nhất từ trước, nên phải dời qua ngày khác kiểm định. Như vậy việc đi kiểm định lại nhiều lần sẽ phát sinh chi phí dao động trong khoảng 200.000 đ- 2.000.000 đ tuỳ vào khoảng cách xa gần.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố chuyên kiểm định vận thăng.
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định nối đất chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét, đo tiếp địa, Kiểm định hệ thống điện, trạm điện, máy biến áp….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, xe nâng, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cổng trục, palang, vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: máy nén khí, bình chịu áp lực, máy bơm hơi, nồi hấp, bồn gas, đường ống dẫn gas,…
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy trộn bê tông, kích thuỷ lực…..
– Huấn luyện an toàn lao động
Công ty chúng tôi là đơn vị có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Với đội ngũ kiểm định viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Xem chi tiết dịch vụ kiểm định vận thăng của chúng tôi tại đây.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 0938 261 746         -      028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét