Kiểm định hệ thống chống sét NHANH- CHÍNH XÁC- GIÁ RẺ 0938 261 746 - 0902 464 585: Đo điện trở tiếp địa

Đo điện trở tiếp địa

Đo điện trở tiếp địa
Đo điện trở tiếp địa

Điện trở tiếp địa là gì
- Điện trở của đất là một yếu tố rất quan trọng trong bất kỳ hệ thống tiếp địa. Là yếu tố chủ yếu quyết định điện trở tản ra của cực tiếp địa. 
- Điện trở của đất ảnh hưởng đến quá trình truyền dòng điện quá áp trong đất, quá trình tính toán tiếp địa chống sét, tiếp địa an toàn, cân bằng điện thế tại các nhà máy xí nghiệp điện hoặc trạm biến áp điện, cũng như khi tính toán các loại tiếp địa cho các công trình ....
- Điện trở tiếp địa phụ thuộc vào loại và số lượng cọc tiếp địa, cấu trúc của hệ thống tiếp địa và tính chất của đất nơi đặt hệ thống tiếp đất.
Yếu tố ảnh hưởng đến điện trở tiếp địa
Điện trở của đất phụ thuộc vào cấu tạo của đất, độ ẩm của đất, nhiệt độ và các thành phần: kim loại, muối, acid… có trong đất.
 + Đất hiếm khi đồng nhất và trở suất của đất khác nhau theo khu vực địa lý và tại các độ sâu khác nhau. 
 + Độ ẩm thay đổi theo mùa, khác nhau theo bản chất của các lớp phụ của trái đất và độ sâu của mực nước cố định. 
Cách khắc phục
 + Các điều kiện đất kém chất lượng có thể được khắc phục bằng các hệ thống tiếp địa phức tạp hơn.
 + Do đất và nước nhìn chung ổn định hơn ở tầng sâu hơn, nên bạn nên chôn các cọc tiếp địa càng sâu vào đất càng tốt, tốt nhất là từ 5m- 30m
 + Nên lắp đặt các cọc tiếp địa tại vị trí có nhiệt độ ổn định
 + Sử dụng hóa chất đặc biệt để làm giảm điện trở đất.
Hệ thống tiếp địa bao gồm những gì
Hệ thống tiếp địa bao gồm những gì
Hệ thống tiếp địa bao gồm những gì
- Hệ thống tiếp địa cơ bản bao gồm:
 + Các cọc thép hoặc cọc thép bọc đồng, cọc thép mạ đồng được chôn sâu xuống đất. Chiều dài của các cọc này từ 1,2m – 2,5 m và chúng được liên kết với nhau thành hệ thống tiếp địa phù hợp với từng đối tượng khác nhau, đảm bảo yêu cầu chống sét.
 + Các cọc này thường là thép góc, thép bình thường nếu như hệ thống tiếp địa chống sét cho công trình chỉ sử dụng tạm thời. 
 + Khi công trình sử dụng hệ thống tiếp địa chống sét lâu dài ta nên dùng cọc đồng. Các cọc này được liên kết với nhau bằng các thanh đồng hoặc dây đồng để tăng tuổi thọ của hệ thống tiếp địa, tránh bị đứt gãy hoặc rỉ sét. 
 + Ngoài ra cũng có thể lắp thêm thiết bị đếm sét để thống kê số lượng sét đánh xuống một công trình hoặc một khu vực cụ thể. Từ đó thiết kế và lắp đặt một hệ thống tiếp địa chống sét tốt hơn, phù hợp với lưu lượng sét đánh cho công trình.
 + Để liên kết các cọc đồng tiếp đất và dây đồng trần thoát sét, người ta thường sử dụng các mối hàn hóa nhiệt. Mối hàn hóa nhiệt này đảm bảo dẫn dòng điện, ít bị bị lão hóa hay ăn mòn theo thời gian.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống tiếp địa
Nguyên lý hoạt động của hệ thống tiếp địa
Nguyên lý hoạt động của hệ thống tiếp địa
- Khi có sự ngắt mạch, chạm mát, nếu không có hệ thống tiếp địa thì trên thiết bị sẽ xuất hiện điện áp bằng điện áp pha.
- Nếu các dòng sự cố này không có đường nào để truyền xuống đất thông qua một hệ thống tiếp địa được thiết kế và bảo trì đúng cách thì chúng sẽ tìm các con đường khác mà chúng ta không thể lường trước được, có thể bao gồm cả con người khi người tiếp xúc với dòng sự cố này.
- Trường hợp thiết bị được tiếp địa hợp lý thì giá trị điện áp tiếp xúc chỉ bằng độ rơi điện áp trên điện trở của hệ thống tiếp địa bảo vệ, nếu hệ thống tiếp địa bảo vệ có giá trị đủ nhỏ thì có thể đảm bảo được sự an toàn;
Tác dụng của hệ thống tiếp địa là gì
- Tăng sự an toàn cho con người
- Giảm tối đa hư hỏng, thiệt hại và giúp tăng tuổi thọ cho các thiết bị được tiếp địa.
- Một hệ thống tiếp địa tốt sẽ nâng cao độ đảm bảo an toàn của thiết bị và giảm thiểu nguy cơ hư hại do sét đánh hoặc các dòng sự cố.
Đo điện trở tiếp địa là gì
Đo điện trở tiếp địa là gì
Đo điện trở tiếp địa là gì
Đo điện trở tiếp địa là hoạt động đo, kiểm tra, xác định thiết kế của hệ thống tiếp địa theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia. Nhằm đáp ứng các yêu cầu về điện trở tiếp địa của hệ thống tiếp địa cho các công trình. Đảm bảo giá trị điện trở tiếp địa nằm trong giá trị cho phép, giúp hệ thống tiếp địa làm việc hiệu quả.
Phương pháp đo điện trở tiếp địa
Kiểm tra điện trở tiếp địa bằng cách thăm dò điện cực thẳng đứng. 
- Phương pháp thăm dò điện cực thẳng đứng theo Mạch Wenner
- Phương pháp thăm dò điện cực thẳng đứng theo Mạch Schlumberger
Thiết bị đo điện trở tiếp địa
- Gồm các thiết bị đo điện trở tiếp địa Digital và Analog
- Các thiết bị, dụng cụ đo chuyên dụng khác
- Đối với hệ thống tiếp địa kiểm định lần đầu:
 + Kiểm tra lý lịch, hồ sơ kỹ thuật của hệ thống tiếp địa
- Đối với hệ thống tiếp địa kiểm định định kỳ:
 + Hồ sơ lý lịch của hệ thống tiếp địa, hồ sơ kỹ thuật của hệ thống tiếp địa
 + Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.
- Đối với hệ thống tiếp địa kiểm định bất thường:
 + Hồ sơ lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị ( đối với thiết bị đã cải tạo, sửa chữa thì có thêm hồ sơ thiết kế cải tạo sửa chữa và các biên bản nghiệm thu kỹ thuật)
 + Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.
- Hệ thống tiếp địa phải ở trạng thái sẵn sàng có thể đo, kiểm định.
- Hồ sơ, lý lịch kỹ thuật của hệ thống tiếp địa phải đầy đủ.
- Các yếu tố môi trường, thời tiết, ánh sáng, nhiệt độ… không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
- Phải đáp ứng các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động để đảm bảo an toàn trong quá trình đo, kiểm định.
Quy trình đo điện trở tiếp địa:
Quy trình đo điện trở tiếp địa
Quy trình đo điện trở tiếp địa
- Quy trình đo điện trở tiếp địa sau sử dụng phương pháp thăm dò 3 cực.
- Sử dụng các loại máy đo, thiết bị đo điện trở chuyên dụng; đo kiểm tra điện trở tiếp địa (Kyoritsu 4102A 3 cực) và loại máy kẹp dạng kìm thường được sử dụng.
Bước 1: Kiểm tra điện áp PIN của máy đo:
+ Bật công tắc và ấn nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp Pin.
+ Để máy đo được kết quả chính xác thì kim trên đồng hồ phải chỉ đúng vị trí “BATT. GOOD”
Bước 2: Đấu nối các dây nối vào đúng vị trí:
+ Cắm 2 cọc bổ trợ như sau: Cọc thứ nhất cách điểm đo khoảng 5-10m, cọc thứ hai cách cọc thứ nhất khoảng 5-10m.
+ Dây màu xanh dài 5m được kẹp vào điểm đo.
+ Dây màu vàng dài 10m, dây màu đỏ dài 20m được kẹp vào cọc thứ nhất và cọc thứ hai sao cho phù hợp với chiều dài của dây.
Bước 3: Đo điện áp của vùng đất cần đo:
+ Bật công tắc và ấn nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp của đất.
+ Để kết quả đo được chính xác thì điện áp của đất không được quá 10V.
Bước 4: Đo điện trở đất.
+ Đầu tiên ta bật công tắc tới vị trí x100Ω để bắt đầu đo điện trở đất.
+ Nếu thấy điện trở đất cao (>1200Ω) và nút đèn OK sẽ không sáng, khi đó ta cần kiểm tra lại các đấu nối.
+ Nếu thấy điện trở đất nhỏ thì ta bật công tắc tới vị trí x10Ω hoặc x1Ω sao cho phù hợp để có thể đọc được trị số điện trở trên đồng hồ của máy đo.
Vì sao phải đo điện trở tiếp địa
Vì sao phải đo điện trở tiếp địa
- Đo điện trở tiếp địa là để xác định số lượng cọc và thanh ngang cần thiết đảm bảo điện trở của hệ thống tiếp địa nằm trong giới hạn cho phép. 
- Khi thi công và trước khi đi vào sử dụng thì điện trở tiếp địa đã được chuyên môn đo đạc, kiểm tra, thông số điện trở đạt mức an toàn cho phép.
- Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng thì giá trị điện trở tiếp địa thường thay đổi ( tăng lên) so với giá trị ban đầu cho phép (do một số nguyên nhân như ảnh hưởng của môi trường bên ngoài, bị mất liên kết giữa các cọc tiếp địa, lượng hóa chất làm giảm trở kháng đất hết tác dụng …).
- Bất kỳ hệ thống tiếp địa nào cũng cần có công tác bảo trì bào dưỡng định kỳ, bởi vì khi được đưa vào sử dụng một thời gian, hệ thống tiếp địa dù có tốt đến mấy đều sẽ hư hại và xuống cấp.
Đo điện trở tiếp địa theo quy định nào
- Tiêu chuẩn chống sét TCVN 9385:2012 “ Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” 
- Quy phạm tiếp địa và nối không các thiết bị điện TCVN 4756:1989.
Thời hạn đo điện trở tiếp địa
- Để biết được điện trở đất có đạt yêu cầu hay không, hiện trạng hệ thống tiếp địa như thế nào, điện trở tiếp địa thay đổi ra sao để sớm phát hiện ra những hư hại và xử lý kịp thời. Chúng ta nên đo điện trở tiếp địa định kỳ ít nhất 12 tháng.
Đơn vị nào được phép đo điện trở tiếp địa
 Đo điện trở tiếp địa đòi hỏi đội ngũ kiểm định viên phải có chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cao cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại để đo được kết quả chính xác nhất, đảm bảo hệ thống chống sét hoạt động tốt, có thể tránh tối đa rủi ro khi có sét xảy ra.
- Đơn vị kiểm định phải có giấy chứng nhận kiểm định do cơ quan chức năng cấp phép kiểm định.
Đo điện trở tiếp địa giá bao nhiêu
Đo điện trở tiếp địa giá bao nhiêu
Đo điện trở tiếp địa giá bao nhiêu
Gía dịch vụ đo điện trở tiếp địa tùy thuộc vào khoảng cách xa hay gần, loại tiếp địa, điều kiện khu vực kiểm định, hiện trạng tiếp địa...Để biết chi tiết bảng giá dịch vụ đo điện trở tiếp địa, quý khách hàng vui lòng xem tại đây.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố chuyên đo điện trở tiếp địa với giá thành rẻ nhất.
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định tiếp địa chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét, đo tiếp địa, Kiểm định hệ thống điện, trạm điện, máy biến áp….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, xe nâng, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cổng trục, palang, vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: máy nén khí, bình chịu áp lực, máy bơm hơi, nồi hấp, bồn gas, đường ống dẫn gas,…
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy trộn bê tông, kích thuỷ lực…..
– Huấn luyện an toàn lao động
Công ty chúng tôi là đơn vị có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Với đội ngũ kiểm định viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Quý khách có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí các công việc cần chuẩn bị để đo điện trở tiếp địa vui lòng liên hệ : 0909 555 861- 028 3831 4194
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.  
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com