Kiểm định hệ thống chống sét NHANH- CHÍNH XÁC- GIÁ RẺ

Kiem Dinh Binh Khi Nen

Bình khí nén là gì, vai trò của bình khí nén trong sản xuất và đời sống, sử dụng bình khí nén an toàn, cách bảo dưỡng bình khí nén, tại sao phải kiểm định bình khí nén...bài viết sau đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc nêu trên, giúp bạn đọc hiểu rõ về bình khí nén và sử dụng bình khí nén đúng cách.
Kiem Dinh Binh Khi Nen
Kiem Dinh Binh Khi Nen
Bình khí nén là gì
Bình khí nén là một loại bình chứa được dùng để nén áp suất. Với mục đích dự phòng năng lượng cho hệ thống thủy lực trong những trường hợp cần thiết. Nhằm duy trì áp suất làm việc không giảm xuống một cách đột ngột gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc của thiết bị và máy móc sử dụng khí nén.
Cấu tạo bình khí nén
Bình khí nén được cấu tạo gồm 2 phần là phần lõi và phần vỏ
- Phần vỏ: Được làm bằng loại thép có khả năng chịu được áp suất rất cao
- Phần lõi: Gồm một phần được bọc cao su và chứa dầu thủy lực, liên thông với cửa dầu thủy lực vào – ra khi hoạt động. Phần còn lại bao quanh lớp cao su, chứa khí Ni-tơ và được bịt kín
Ứng dụng của bình khí nén:
Ứng dụng của bình khí nén
Ứng dụng của bình khí nén
- Trong xây dựng : Khoan và búa phá dỡ , đầm bê tông , hệ thống băng tải gạch và đá…
- Trong công nghiệp khai mỏ : Búa khoan đá và hệ thống vận chuyển đá , búa và bàn cạo khí , hệ thống thông gió…
- Trong nhà máy thép và đúc gang : Giảm nguyên tố Cacbon trong thép , máy đóng gói các bán thành phẩm , làm mát cho các dụng cụ và máy móc…
- Trong công nghiệp hóa chất : Làm nguyên liệu cho quá trình oxy hóa , kiểm soát quá trình phản ứng, pha chế, chiết suất…
- Trong công nghiệp năng lượng : Đưa và rút các thanh nguyên liệu trong lò phản ứng , kiểm soát các vòng tuần hoàn làm mát , hệ thống thông gió cho lò hơi..
- Trong y tế : Cung cấp hơi cho máy khoan nha khoa , không khí cho hệ thống hô hấp nhân tạo , phục vụ cho công tác gây mê…
Chức năng của bình khí nén
- Bình khí nén dùng để dự trữ không khí và điều hòa không khí ở áp suất không đổi để cho ra thời gian sử dụng lâu hơn .
- Đáp ứng được nhu cầu sử dụng đột ngột của các thiết bị mà hệ thống không cung cấp đủ năng lượng, áp lực hoặc dùng trong trường hợp mất điện đột ngột.
- Bình khí nén đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch, tách nước trong khí nén. Góp phần hạ nhiệt của khí nén và làm mát dầu.
Nguy hiểm khi sử dụng bình khí nén
Nguy hiểm khi sử dụng bình khí nén
Nguy hiểm khi sử dụng bình khí nén
- Nổ áp lực: Có nguy cơ nổ khi bị nung nóng, đổ ngã , va đập . . . hoặc khi bình bị ăn mòn, rỗ quá mức qui định.
- Nguy cơ nổ cháy môi chất, rò rỉ môi chất độc chứa trong bình.
- Điện giật: Nguy cơ điện rò ra vỏ mô tơ, hỏng cách điện dây dẫn, …
Nguyên nhân các TNLĐ trên:
- Thiết bị bình chứa khí nén không đảm bảo an toàn
- Các bình chứa khí nén không được kiểm định kỹ thuật an toàn.
- Các bình khí nén được sửa chữa, bảo trì không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực. 
- Trên bình không có các thiết bị an toàn như áp kế, van an toàn.  
- Các bình khí nén bị nổ do không chịu được áp suất làm việc của bình.
- Sử dụng bình khí nén không đúng cách.
Quy tắc an toàn khi sử dụng bình khí nén
Quy tắc an toàn khi sử dụng bình khí nén
Quy tắc an toàn khi sử dụng bình khí nén
- Các bình trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định KTAT, đăng ký sử dụng theo quy định. 
- Người sử dụng thiết bị phải giao trách nhiệm quản lý bình khí nén cho cán bộ quản lý thiết bị bằng văn bản.
- Việc vận hành các bình chỉ được giao cho những người từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe, đã được huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về kiến thức chuyên môn, quy trình KTAT vận hành thiết bị chịu áp lực và phải được người sử dụng lao động giao trách nhiệm bằng văn bản.
– Đối với bình chứa không khí nén di động: Không được tự ý dời chỗ đặt máy và sử dụng máy vào mục đích khác mà không được sự đồng ý của người quản lý thiết bị. Trước khi di chuyển bình phải cắt nguồn điện và xả hết áp suất trong bình.
– Bình khí nén phải đặt xa nguồn nhiệt ít nhất 5 mét, không đặt ở những nơi dễ cháy, nổ.
– Không cho phép đặt trong hoặc gần kề những nhà có người ở, những công trình công cộng hoặc công trình sinh hoạt
– Các bình có chứa các môi chất không có tính ăn mòn,  không độc hoặc không có nguy cơ cháy nổ có tích số PV > 10000 (P tính bằng Kg/cm2, V tính bằng lít)
– Các bình có chứa môi chất có tính ăn mòn, độc hại  hoặc có nguy cơ cháy nổ có PV > 500.
Trên bình khí nén phải có đủ các thiết bị an toàn sau:
– Van an toàn : lắp đúng theo thiết kế. Không cho phép làm giảm diện tích lỗ thoát hơi của van an toàn.
– Áp kế: mỗi bình phải trang bị một áp kế có thang đo phù hợp, áp kế phải được kiểm định và niêm chì hàng năm.
Bảo dưỡng bình khí nén:
Bảo dưỡng bình khí nén
Bảo dưỡng bình khí nén
– Người trực tiếp vận hành bình phải thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của bình, sự hoạt động của các dụng cụ kiểm tra đo lường: áp kế, van an toàn, rơ le khống chế áp suất. Vận hành bình một các an toàn theo đúng quy trình của đơn vị.
– Vào đầu ca vận hành, khi áp suất trong bình đạt 0,5 (1kg/cm2, công nhân vận hành cần kéo nhẹ van an toàn để thông van an toàn và mở van xả đáy để xả nước ngưng hoặc dầu đọng lại dưới đáy bình. Sau mỗi ca làm việc phải xả các chất cáu cặn và nước đọng ở trong bình.
– Định kỳ rửa sạch lưới lọc gió của máy nén ít nhất hai tháng một lần để đề phòng bụi và tạp chất lọt vào theo đường hút vô máy.
Nghiêm cấm các hành động sau:
- Hàn, sửa chữa bình và các bộ phận chịu áp lực của bình trong khi bình đang còn áp suất.
- Chèn hãm, thêm vật nặng hoặc dùng bất cứ biện pháp gì thêm tải trọng của van an toàn khi bình đang hoạt động.
- Sử dụng bình vượt quá thông số kỹ thuật do cơ quan kiểm định kỹ thuật an toàn cho phép đối với thiết bị.
- Cho máy vào hoạt động khi chưa lắp nắp bao che curoa truyền động, khi van an toàn không đảm bảo, khi áp kế và rơ -le hư hỏng hoặc hoạt động không chính xác.
Kiểm định bình khí nén là gì
Kiểm định bình khí nén là gì
Kiểm định bình khí nén là gì
Kiểm định an toàn kỹ thuật bình khí nén gọi tắt là kiểm định bình khí nén. Là hoạt động kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật của bình khí nén theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia. Thông qua quá trình kiểm định và theo hiện trạng bình khí nén, tính toán khả năng hư hỏng, đề xuất phương án bảo trì bảo dưỡng hợp lý. Đảm bảo bình khí nén hoạt động tốt. 
Vì sao phải kiểm định bình khí nén
- Kiểm định bình khí nén nhằm đảm bảo bình khí nén hoạt động tốt. Các thông số kỹ thuật đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, quy chuẩn quốc gia.
Kiểm định bình khí nén là chấp hành theo quy định của nhà nước. Dựa theo 
- QTKĐ: 07-2016/BLĐTBXH kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội.
- TCVN 6155:1996 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa;
- QCVN 01:2008 – BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
Quy trình kiểm định bình khí nén
Quy trình kiểm định bình khí nén
Quy trình kiểm định bình khí nén
1. Chuẩn bị kiểm định
Đơn vị kiểm định và đơn vị yêu cầu kiểm định kỹ thuật an toàn bình khí nén cần thống nhất một số việc sau:
- Đơn vị kiểm định:
 + Cùng với đơn vị sử dụng thiết bị thiết bị lập các biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định
 + Bố trí kiểm định viên có năng lực, chuyên môn, kinh nghiệm thực hiện kiểm định
 + Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, phương tiện phục vụ quá trình kiểm định
 + Trang bị đầy đủ các dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong suốt quá trình kiểm định
- Đơn vị yêu cầu kiểm định:
 + Thiết bị cần kiểm định phải được lắp đặt hoàn chỉnh và đủ điều kiện để tiến hành kiểm định
 + Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, lí lịch, các tài liệu có liên quan đến thiết bị cần kiểm định
 + Khoanh vùng hoặc tạo hàng rào chắn, hoặc có biển cảnh báo khu vực cần kiểm định.
 + Cử người tham gia chứng kiến quá trình kiểm định và người vận hành, sửa chữa, điều chỉnh thiết bị khi cần.
2. Tiến hành kiểm định
Tiến hành kiểm định
Tiến hành kiểm định
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị cần kiểm định;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong bình khí nén: Chỉ được thực hiện khi công tác chuẩn bị đạt yêu cầu
 + Kiểm tra thông số kỹ thuật của bình khí nén cần kiểm định
 + Kiểm tra, điều chỉnh van an toàn bình khí nén
 + Kiểm tra bình khí nén bằng các phương pháp không phá hủy như siêu âm chiều dày.
 + Xả nước ngưng đáy bình khí nén
 + Thử áp lực
- Xử lý kết quả kiểm định
 + Sau khi hoàn tất quá trình kiểm định, kiểm định viên lập 02 biên bản kiểm định. Cùng với người chứng kiến, đại diện chủ sử dụng thiết bị ký vào biên bản kiểm định, mỗi bên giữ 01 bản.
 + Kiểm định viên ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào hồ sơ lý lịch của thiết bị
 + Chỉ dán tem kiểm định khi thiết bị kiểm định đạt yêu cầu
Thời hạn kiểm định bình khí nén:
Thời hạn kiểm định bình khí nén tốt nhất không quá 3 năm tùy thuộc thời gian, điều kiện làm việc hiện trạng và chất lượng của bình khí nén.
Báo giá kiểm định bình khí nén
Báo giá kiểm định bình khí nén
Báo giá kiểm định bình khí nén
- Phí kiểm định bình khí nén được quy định tại thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội. 
- Tuy nhiên bảng giá dịch vụ kiểm định bình khí nén còn tùy thuộc vào khoảng cách xa hay gần, loại bình khí nén cần kiểm định và hiện trạng bình khí nén. 
- Để biết chi tiết bảng giá dịch vụ kiểm định bình khí nén, quý khách hàng vui lòng xem tại đây.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố chuyên kiểm định bình khí nén với giá thành rẻ nhất.
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định nối đất chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét, đo tiếp địa, Kiểm định hệ thống điện, trạm điện, máy biến áp….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, xe nâng, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cổng trục, palang, vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: máy nén khí, bình chịu áp lực, máy bơm hơi, nồi hấp, bồn gas, đường ống dẫn gas,…
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy trộn bê tông, kích thuỷ lực…..
– Huấn luyện an toàn lao động
Công ty chúng tôi là đơn vị có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Với đội ngũ kiểm định viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Quý khách có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí các công việc cần chuẩn bị để kiểm định bình khí nén vui lòng liên hệ : 0909 555 861- 028 3831 4194
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.  
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Kiem Dinh Binh Chua Chay


Kiem Dinh Binh Chua Chay
Kiem Dinh Binh Chua Chay
Bình chữa cháy là một thiết bị không thể thiếu trong mọi gia đình, trong các công ty, nhà xưởng, nhà kho và đặc biệt là những nơi có nguy cơ cháy nổ cao như trạm xăng dầu, nhà kho chứa hóa chất hoặc nguyên liệu dễ cháy nổ….
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay các loại bình chữa cháy rất nhiều kể cả về hình dạng, kích thước, máu sắc, công dụng.... Đây cũng chính là lí do bình chữa cháy giả trà trộn vào khá nhiều. Nếu không có những kiến thức về bình chữa cháy, mọi người dễ bị các chủ cửa hàng lừa mua phải bình chữa cháy giả kém chất lượng. Vậy làm sao để biết được loại bình chữa cháy nào tốt, giá rẻ...
Sau đây Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố sẽ cung cấp một số thông tin rất hữu ích về bình chữa cháy. Giúp bạn dễ dàng lựa chọn được loại bình chữa cháy phù hợp và biết cách sử dụng, kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng bình chữa cháy đúng cách...
Bình chữa cháy là gì?
- Bình chữa cháy hay còn gọi là bình chữa cháy, bình cứu hỏa. Là một thiết bị an toàn có tác dụng cứu hỏa khi bất ngờ có sự cố hỏa hoạn xảy ra.
- Bình chữa cháy được làm bằng thép đúc, có hình trụ đứng, loại thường thấy nhất trên thị trường là loại bình được sơn màu đỏ.
Đặc điểm cấu tạo bình chữa cháy:
- Trên bình luôn luôn gắn mác của nhà sản xuất, các thông số kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy.
- Phía trên miệng bình gắn một cụm van xả, được làm bằng hợp kim đồng, có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều (đối với bình của Ba Lan, Nga…), hoặc kiểu van lò xo nén 1 chiều, có cò bóp ở phía trên, cò bóp cũng là tay xách ( đối với bình của Nhật bản, trung quốc…). Tại đây có chốt hãm kẹp chì giúp đảm bảo chất lượng bình chữa cháy.
- Ở trên cụm van có một van gọi là van an toàn, van an toàn hoạt động khi áp suất trong bình tăng cao quá mức quy định, khi đó van an toàn sẽ xả khí ra ngoài để đảm bảo an toàn khi có sự cố.
- Loa phun ( vòi phun) thường được làm bằng nhựa cứng. Được gắn với khớp nối của bộ van qua một ống thép cứng hoặc là ống xifong mềm.
- Trong bình chữa cháy là khí CO2 hoặc bột, dung dịch bọt foam… được nén chặt với áp suất cao.
Phân loại bình chữa cháy:

Phân loại bình chữa cháy
Phân loại bình chữa cháy

- Bình chữa cháy được sử dụng rộng rãi trên thị trường được chia làm 3 loại là: bình chữa cháy khí CO2 và bình chữa cháy bột (Bình chữa cháy bột có 2 loại là: bột BC và bột ABC) và bình chữa cháy bọt Foam.
Cách phân biệt các loại bình chữa cháy:
- Dựa vào đặc điểm bên ngoài của bình chữa cháy:
 + Bình chữa cháy bột thì có đồng hồ đo áp suất. Có các ký hiệu MFZL, MFZ hoặc ABC, BC.
 + Bình chữa cháy CO2 không có đồng hồ đo áp suất. Có ký hiệu CO2 hoặc MT.
 + Bình chữa cháy bọt Foam có ký hiệu AFFF hoặc ARC.
Nếu kỹ hơn, có thể dựa vào thông số kỹ thuật ghi trên vỏ bình chữa cháy để phân biệt.
Công dụng của bình chữa cháy:
Bình chữa cháy dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ, mới phát sinh không lâu và ngăn chúng cháy trở lại. Tuỳ vào từng loại bình chữa cháy, mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các loại đám cháy khác nhau. Cụ thể:
- Bình chữa cháy CO2:
 + Dùng để dập tắt các đám cháy chất rắn, chất lỏng mới phát sinh, quy mô cháy nhỏ.
 + Đặc biệt hiệu quả đối với các đám cháy điện, thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm kín.
 +Thường được sử dụng nhiều trong văn phòng, khách sạn, trong các cửa hàng, showroom….
- Bình chữa cháy bột:
 + Dùng để dập tắt được các đám cháy chất rắn, chất lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện… mới phát sinh, có quy mô nhỏ.
 + Các chữ cái A, B, C in trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy đối với các đám cháy khác nhau:
A: Dập các đám cháy chất rắn như: bông, vải, sợi, củi, gỗ.…
B:  Dập các đám cháy chất lỏng như: xăng, dầu, rượu, cồn…
C:  Dập các đám cháy chất khí như: khí gas (khí đốt hoá lỏng),…
 + Các số 2, 4, 8…in trên vỏ bình thể hiện trọng lượng bột chứa trong bình, tính bằng đơn vị kilôgam
 + Nếu trên bình cứu hỏa ghi ABC nghĩa là bình cứu hỏa này có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, các chất khí dễ cháy…
- Bình chữa cháy bọt Foam:
Công dụng của bình chữa cháy
Công dụng của bình chữa cháy
 +  Được sử dụng để dập tắt các đám cháy hơi gas, xăng, dầu, hóa chất và các đám cháy phát sinh tia lửa điện (bình AFFF).
 + Đối với những công ty, nhà máy có khả năng cháy nổ cao và quy mô lớn như các nhà máy, xí nghiệp, trạm xăng – dầu, trạm biến thế, trạm viễn thông BTS và những nơi có chứa hoá chất... thì người ta thường dùng hệ thống CHỮA CHÁY bọt foam thay vì bình chữa cháy xách tay.
Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy:
– Khi thấy có hỏa hoạn, ngay lập tức xách bình chữa cháy lại gần đám cháy. Một tay cầm loa phun của bình chữa cháy hướng vào gốc lửa với khoảng cách tối thiểu là 0,5m. Tay còn lại mở khóa van của bình chữa cháy để kích hoạt bình.
– Sau khi mở van bình chữa cháy, bột hoặc dung dịch bọt Foam hoặc khí CO2 lỏng trong bình chữa cháy sẽ đi qua hệ thống ống lặn và loa phun để phun ra ngoài. Do có sự chênh lệch về áp suất bên trong và bên ngoài bình chữa cháy, các nguyên liệu trong bình sẽ chuyển thành dạng như tuyết thán khí ( có thể lạnh tới -790C).
– Khi phun vào đám cháy sẽ phát huy tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí đám cháy. Đồng thời làm lạnh vùng cháy, giúp dập tắt hoặc làm thu nhỏ đám cháy.
Lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy:
Lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy
Lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy
– Nắm vững những tính năng cũng như tác dụng của từng loại bình chữa cháy để có thể phát huy tác dụng tối đa của bình chữa cháy, giúp dập các đám cháy nhanh chóng.
– Khi phun nên chọn đứng ở đầu hướng gió (đối với cháy ở ngoài trời) và đứng gần cửa ra vào (nếu đám cháy ở trong phòng).
– Khi phun phải đảm bảo đám cháy đã tắt hẳn mới được ngừng phun.
– Đối với những đám cháy chất lỏng, phải phun bao phủ lên bề mặt nơi cháy. Tránh phun trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn văng ra ngoài và cháy to hơn.
Cách chọn mua bình chữa cháy chất lượng:
- Chất lượng bình chữa cháy ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng dập lửa. Một bình chữa cháy chất lượng tốt sẽ giúp chữa cháy nhanh chóng, kịp thời và giảm thiểu tối đa các thiệt hại về tính mạng và tài sản của chúng ta nếu có sự cố cháy.
- Nên mua bình chữa cháy ở những địa chỉ uy tín, có đầy đủ tem, nhãn mác, các giấy tờ kiểm định, bảo hành phải rõ ràng. Hệ thống van và vòi xịt phải còn mới, vỏ bình phải mới và không có dấu hiệu sơn lại…
Cách bảo quản bình chữa cháy:
Để bình chữa cháy phát huy tối đa công dụng chữa cháy của mình. Ngoài việc tùy thuộc vào chất lượng của bình thì người sử dụng cần phải nắm rõ kiến thức về bình chữa cháy để có thể sử dụng bình đúng cách, đúng trường hợp. Đồng thời
- Đặt bình chữa cháy ở đúng vị trí theo quy định. Ở những nơi dễ nhìn thấy và dễ lấy để thuận tiện cho việc chữa cháy khi có sự cố hỏa hoạn.
- Đặt bình chữa cháy tại nơi khô ráo và thoáng gió. Tránh những nơi có ánh nắng chiếu vào trực tiếp hoặc nơi có tác động bức xạ nhiệt mạnh và nhiệt độ cao. Nhiệt độ môi trường cao nhất nơi đặt bình chữa cháy không nên vượt quá 50 độ C.
- Nếu để bình chữa cháy ở bên ngoài nhà phải có mái che cho bình
- Bình đã qua sử dụng hoặc có sự cố hỏng hóc cần phải để riêng, tránh nhầm lẫn lấy khi chữa cháy. Tốt nhất nên đi thay bình mới hoặc đi nạp sạc lại khí và bột tại các địa chỉ uy tín, có đủ điều kiện an toàn nạp sạc.
- Nếu kim trên đồng hồ đo áp suất ở dưới vạch xanh thì phải tiến hành nạp lại khí đẩy (Nếu kim trên đồng hồ đo áp suất ở vạch xanh hoặc vàng thì bình vẫn sử dụng bình thường).
- Không để bình chữa cháy gần các thiết bị, máy móc dễ sinh nhiệt. Lúc di chuyển bình chữa cháy cũng cần tránh những va đập mạnh.
Vì sao phải kiểm định bình chữa cháy?

Kiểm định bình chữa cháy để đảm bảo bình chữa cháy luôn trong trạng thái sẵn sàng. Có thể sử dụng trong những tình huống bất ngờ. Bạn sẽ luôn an tâm trước những sự cố cháy nhỏ,có thể tránh thiệt hại tối đa về tính mạng và tài sản của bạn và những người xung quanh.
- Do thời hạn sử dụng của một bình chữa cháy bất kỳ không được ghi rõ trên vỏ bình. Vì vậy cần phải kiểm tra bình chữa cháy thường xuyên để biết được lượng khí CO2 cũng như bột chữa cháy bên trong bình còn bao nhiêu và bình có còn sử dụng được nữa không.
- Khí CO2/ bột trong bình chữa cháy chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định. Nếu để lâu quá thời hạn mà người sử dụng không kiểm tra mà đưa vào sử dụng sẽ rất dễ dẫn đến việc bình mất tác dụng cứu hỏa hoặc không hiệu quả dập tắt đám cháy. Như vậy khi có đám cháy xảy ra sẽ rất nguy hiểm cho người sử dụng và những người xung quanh.
- Để có thể sử dụng được các bình chữa cháy này trong thời gian dài nhất có thể. Bên cạnh việc lựa chọn được loại bình phù hợp với địa điểm và nhu cầu. Bạn cần phải kiểm định bình chữa cháy thường xuyên.
Quy trình kiểm định bình chữa cháy:

– Đối với bình chữa cháy CO2: Để kiểm tra lượng khí CO2 có trong bình, ta phải kiểm tra trọng lượng của bình cứu hỏa. Nếu trọng lượng bình cứu hỏa giảm đi nhiều, đồng nghĩa với việc khí CO2 trong bình còn ít và không đủ cho lần sử dụng sau. Cần có phương án nạp sạc lại bình chữa cháy CO2.
– Đối với bình chữa cháy bột : Kiểm tra khí đẩy có trong bình thông qua đồng hồ áp kế rồi so sánh với thông số ban đầu. Kiểm tra lượng bột còn trong bình ta làm tương tự bình chữa cháy CO2.
– Kiểm định bình chữa cháy phải đảm bảo bình chữa cháy đặt đúng vị trí quy định, nơi dễ nhìn, dễ sử dụng, vẫn còn niêm phong theo quy định. Vỏ bình chữa cháy phải được kiểm tra thủy lực, cường độ tối thiểu là 30 MPa và vỏ bình không bị biến dạng, hư hỏng, ăn mòn, rò rỉ… Tiếp đến là kiểm tra dây loa phun và cò bóp của bình chữa cháy xem có bị tắc dây loa phun hay cò bóp có bị liệt hay không…
– Tháo và kiểm tra lại hiện trạng bên trong bình chữa cháy. Nạp lại khí CO2 cho đầy để tránh sự thiếu áp lực trong bình nhằm đảm bảo chất lượng bình chữa cháy luôn trong tình trạng tốt nhất để dập tắt các đám cháy hiệu quả.
– Sau khi kiểm tra toàn diện bình chữa cháy nếu bình đạt yêu cầu mới được phép sử dụng. Nếu bình không đạt tiêu chuẩn, đưa ra các biện pháp bảo trì, khắc phục hợp lý.
– Nên có một cuốn sổ để ghi lại chi tiết mỗi lần kiểm định bình chữa cháy.
Có bắt buộc phải kiểm định bình chữa cháy không?
Có bắt buộc phải kiểm định bình chữa cháy không
Có bắt buộc phải kiểm định bình chữa cháy không

- Việc kiểm định, kiểm tra bình chữa cháy là mang tính bắt buộc. Theo luật chữa cháy, cụ thể:
+ TCVN 48-1996 Phòng cháy chữa cháy doanh nghiệp thương mại và dịch vụ - Những quy định chung.
 + TCVN 3890-84 Phương tiện và thiết bị chữa cháy Bố trí, bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng.
 + TCVN 7435-2:2004-ISO 11602 2: 2000 quy định về kiểm tra và bảo dưỡng bình chữa cháy.
Thời hạn kiểm định bình chữa cháy là bao lâu?
– Đối với những nơi có khả năng xảy ra sự cố hỏa hoạn cao như kho xưởng, nhà máy, công ty… Nên kiểm tra thường xuyên, tốt nhất mỗi tháng 1 lần.
– Đối với những trường hợp khác thì nên kiểm tra bình chữa cháy mỗi 6 tháng một lần đối với bình đã qua sử dụng và đã được nạp sạc lại, hoặc ít nhất 12 tháng đối với bình chữa cháy mới.
– Ngoài ra, sau mỗi 5 năm sử dụng cần kiểm định lại bình chữa cháy. Trước khi quyết định nạp sạc khí CO2 hoặc bột chữa cháy, chất chữa cháy mới cần kiểm tra thủy lực và kiểm tra tình trạng hiện tại của vỏ bình. Xem vỏ bình còn đạt tiêu chuẩn hay không mới nên tiến hành nạp và đưa vào sử dụng tiếp.
– Đối với trường hợp bình chữa cháy bị mòn hay các hư hỏng khác. Cần liên hệ trung tâm kiểm định uy tín để được các chuyên viên kiểm tra kỹ lưỡng bình chữa cháy.
– Trích theo mục 4.2.1: Bình chữa cháy phải được kiểm tra khi lần đầu đưa vào sử dụng và sau đó phải được kiểm tra định kỳ khoảng 30 ngày. Bình chữa cháy phải được kiểm tra với chu kỳ ngắn hơn khi có yêu cầu.
Báo giá kiểm định bình chữa cháy:
Báo giá kiểm định bình chữa cháy
Báo giá kiểm định bình chữa cháy

Tùy vào khoảng cách xa hay gần, loại bình chữa cháy và hiện trạng của bình chữa cháy mà chi phí kiểm định bình chữa cháy sẽ khác nhau. Liên hệ ngay với chúng tôi để được giá ưu đãi nhất.
Địa chỉ kiểm định bình chữa cháy rẻ nhất
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ kiểm định vì thế bạn đang băn khoăn nên lựa chọn một địa chỉ kiểm định bình chữa cháy uy tín mà giá rẻ thì không thể bỏ qua Công ty Cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố chuyên kiểm định bình chữa cháy với giá thành rẻ nhất.
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định nối đất chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét, đo tiếp địa, Kiểm định hệ thống điện, trạm điện, máy biến áp….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, xe nâng, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cổng trục, palang, vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: máy nén khí, bình chịu áp lực, máy bơm hơi, nồi hấp, bồn gas, đường ống dẫn gas,…
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy trộn bê tông, kích thuỷ lực…..
– Huấn luyện an toàn lao động
Công ty chúng tôi là đơn vị có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Với đội ngũ kiểm định viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Quý khách có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí các công việc cần chuẩn bị để kiểm định bình chữa cháy vui lòng liên hệ : 0909 555 861- 028 3831 4194
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.  
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Kiem Dinh Can

Kiem Dinh Can
Kiem Dinh Can
KHÁI NIỆM CÂN
Cân là thiết bị dùng để đo trọng lượng hoặc tính toán khối lượng
PHÂN LOẠI CÂN
Có 2 loại cân đó là cân điện tử và cân lò xo
Cân lò xo
- Cân lò xo đo trọng lượng (khối lượng) bằng cách cân bằng lực do trọng lực chống lại các lực lên trên một lò xo, trong khi một cái cân thăng bằng sử dụng cách so sánh khối lượng bằng cách cân bằng trọng lượng do khối lượng của một đối tượng khi so sánh với trọng lượng của các quả cân với khối lượng đã biết trước.
Cân điện tử.
- Cân điện tử là cân sử dụng mạch điện tử & cảm biến lực (điện tử) để biến các tín hiệu điện thành con số thể hiện trọng lượng của vật mẫu.
CẤU TẠO CỦA CÂN
Cấu tạo của cân điện tử
Bộ phận thứ nhất là phần cơ khí:
- Phần cơ khí là cấu tạo cơ khí của cân điện tử: Khung bàn cân, sàn mặt cân điện tử, các thiết kế cơ khí khác: Giá đỡ, khung bảo vệ, khung cơ khí cho cân những mục đích đặc biệt.
- Thông thường: Với những cân điện tử công nghiệp (Phần cơ khí nặng và cồng kềnh) thì phần cơ khí sẽ được gia công tại Việt Nam, đáp ứng các điều kiện làm việc ở Việt Nam, theo yêu cầu và thiết kế riêng của người sử dụng đồng thời tiết kiệm chi phí nhập khẩu.
Bộ phận thứ hai là phần điện:
- Bao gồm cảm biến trọng lượng (tên thường gọi khác là loadcell) và đầu hiển thị cân (đầu hiển thị hay đầu cân điện tử). Đầu cân điện tử sẽ được thiết kế theo mục đích và ứng dụng, khả năng của nhà sản xuất. Yếu tố quan trọng nhất của cân điện tử là loadcell. Dưới đây sẽ tìm hiểu thêm về loadcell
“Load Cell” là thiết bị cảm biến lực, chịu tác dụng lực và cho kết quả. Thiết kế của loadcell rất đặc biệt: Hình dạng thanh, dạng nén, dạng uốn, bi, … hoặc phân theo tải trọng, hay phân theo mục đích ứng dụng: Cân bàn, cân ô tô, cân sàn, cân điểm bột, cân heo, …
- Loadcell là thiết bị nhỏ, có điện trở ra/ vào thay đổi khi bị nén hay kéo dãn và được nuôi bằng một nguồn điện ổn định. Loadcell thiết kế để gắn cố định một đầu, đầu còn lại tự do và gắn với mặt bàn cân (Đĩa cân). Khi ta bỏ một khối lượng lên đĩa cân, loadcell sẽ bị uốn cong do trọng lượng của khối lượng cân gây ra. Khi thanh kim loại bị uốn, điện trở sẽ bị kéo dãn ra và thay đổi điện trở. Như vậy, khi đặt vật cân lên bàn cân, tùy theo khối lượng vật mà Loadcell sẽ bị uốn đi một lượng tương ứng và lượng này được đo lường qua sự thay đổi điện
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÂN
nguyên lý hoạt động của cân

Đối với cân điện tử
- Khi chúng ta đặt một khối lượng lên đĩa cân, loadcell sẽ bị uốn cong do trọng lượng của khối lượng cân gây ra. Khi thanh kim loại bị uốn sẽ làm cho điện trở bị kéo dãn ra và điện trở bị thay đổi. Do đó, khi đặt vật cân lên bàn cân, tùy vào khối lượng của vật mà Loadcell sẽ bị uốn đi một lượng tương ứng và lượng này được đo lường qua sự thay đổi điện trở.
- Mỗi loại cân điện tử giá rẻ đều được thiết kế theo một tải trọng khác nhau, căn cứ vào mỗi ứng dụng mà lựa chọn loại tải trọng và sai số tuyến tính, bước nhảy (divide/ accuracy/ error – kí hiệu: e, d). Nhà sản xuất khuyến cáo các khách hàng không nên cân những vật không phù hợp với cân, cân quá tải, mặt phẳng đặt cân không bằng phẳng, chấn động, nhiễu điện từ…bởi vì như thế vừa không mang lại sự chính xác vừa nhanh làm hỏng cân.
VAI TRÒ CỦA CÂN TRONG ĐỜI SỐNG
- Dùng để định lượng mọi vật trong cuộc sống dù những vật nhỏ nhất cho đến những vật hàng trặm tấn.
- Cân được dùng phổ biến trong các nhà máy chế biến thực phẩm hoặc chế biến thức ăn cho gia súc gia cầm...
- Cân được dùng trong các câu lạc bộ thể hình để theo dõi cân nặng lý tưởng.
MỘT SỐ RỦI RO KHI SỬ DỤNG CÂN
- Loadcell bị hư
- Đầu cân bị mất kết nối
- Hộp nối mất nguồn
- Vi tính, máy in mất tín hiệu,... Và còn những lỗi khác liên quan do sấm sét gây ra khi khí hậu chuyển mùa gây mưa to, giông bão.
GIẢI PHÁP KHI CÂN BỊ SỰ CỐ
những giải pháp khi cân bị sự cố
những giải pháp khi cân bị sự cố
- Khi giao mùa vào những ngày mưa giông chúng ta nên tắt hết những nguồn cấp điện để hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.
- Khi xảy ra sự cố phải tránh ra ngay khỏi thiết bị cân hạn chế nguy hiểm đến tính mạng bản thân cũng như mọi người xung quanh.
- Gọi ngay đến các công ty, chuyên gia có kinh nghiệm để xem xét và đưa ra hướng giải quyết phù hợp giảm thiểu thiệt hại và tăng tính an toàn.
QUY ĐỊNH, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH CÂN
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, hiệu lực ngày 1 tháng 7 năm 2007
- Pháp lệnh Đo lường số 16/1999/PL-UBTVQH10 ngày 06 tháng 10 năm 1999; hiệu lực ngày 01 tháng 1 năm 2000
- Nghị định số 06/2002/NĐ-CP ngày 14/01/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh đo lường, hiệu lực ngày 29/1/2002
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, hiệu lực ngày 16/8/2007
TẠI SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH CÂN
- Thông qua quá trình kiểm định phát hiện sai xót, tiến hành khắc phục sửa chữa.
- Tuân thủ theo quy định của pháp luật
- Nâng cao ý thức của người sử dụng thiết bị
KIỂM ĐỊNH CÂN LÀ GÌ
kiểm định cân là gì
kiểm định cân là gì
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của CÂN theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
LOẠI CÂN NÀO PHẢI KIỂM ĐỊNH, LOẠI CÂN NÀO KHÔNG PHẢI KIỂM ĐỊNH
Tất cả các đối tượng, chủng loại CÂN đều bắt buộc phải kiểm định, không có ngoại lệ.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH CÂN
- Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch CÂN
- Ngưng hoạt động của CÂN phục vụ kiểm định
- Chuẩn bị tải trọng thử để thử sức nâng của CÂN
- Chuẩn bị mặt bằng để vận hành, thao tác theo yêu cầu của kiểm định viên
- Người vận hành CÂN phải tham gia chứng kiến và thực hiện các thao tác điều khiển xe khi kiểm định viên yêu cầu
- Riêng đối với CÂN mới nhập khẩu, đang trong kho của Hải quan, thì ngoài ra còn phải chuẩn bị giấy chứng nhận CO, CQ của CÂN
CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH CÂN
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
– Các chế độ thử tải- phương pháp thử;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.
CÁC VẤN ĐỀ, SỰ CỐ CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH CÂN
- Công tác chuẩn bị không tốt của đơn vị sử dụng như không có hồ sơ, lí lịch của CÂN, không tạm ngưng công việc của CÂN phục vụ kiểm định, không bố trí công nhân vận hành thiết bị, không chuẩn bị tải trọng thử, không có mặt mặt thao tác phục vụ kiểm định, CÂN hết nhiên liệu, năng lượng
- Kiểm định viên kiểm tra sơ sài, không xem xét kỹ các chi tiết, phụ kiện có tính chất then chốt đối với sự an toàn của thiết bị
- Việc CÂN bị hư hỏng trong quá trình kiểm định cũng là một yếu tố nên lưu ý. Nguyên nhân là do trong quá trình sử dụng đơn vị sử dụng thường sử dụng không hết công suất của CÂN , hoặc sử dụng tải trọng thấp hơn tải trọng thiết kế của cân, còn khi kiểm định thì kiểm định viên thử tải theo tải trọng thiết kế, khi đó có thể phát hiện những yếu tố mất an toàn của cân.
- Và một số yếu tố khác như mất phụ kiện, phụ kiện không đúng chủng loại, phụ kiện không đúng tiêu chuẩn an toàn…
KIỂM ĐỊNH CÂN TRONG BAO LÂU
thời gian kiểm định cân
thời gian kiểm định cân
Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định CÂN trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài
KIỂM ĐỊNH XONG THÌ BAO LÂU CÓ HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH
Theo quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH CÂN GỒM NHỮNG GÌ 
Hồ sơ kiểm định tối thiểu phải có những loại sau:
Lí lịch thiết bị
Biên bản kiểm định
Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
Tem kiểm định
Quyết định giao nhiệm vụ vận hành CÂN của đơn vị sử dụng
THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH CÂN LÀ BAO LÂU, BAO LÂU THÌ PHẢI KIỂM ĐỊNH LẠI
Thời hạn kiểm định CÂN là 01 năm, trong trường hợp đơn vị sử dụng có yêu cầu rất cao vè an toàn thì thời hạn kiểm định có thể ngắn hơn
KIỂM ĐỊNH CÂN Ở ĐÂU
- CÂN có thể mang tới các trung tâm kiểm định để kiểm định thì tốt hơn vì ở đó có hệ thống máy móc và phòng thí nghiệm chuyên dụng để kiểm tra kỹ lưỡng các yếu tố.
- Thực tế đơn vị sử dụng CÂN có thể mời trung tâm kiểm định cử kiểm định viên tới nhà máy hoặc địa điểm đặt CÂN để kiểm tra, tiết kiệm được chi phí vận chuyển xe tới trung tâm kiểm định
- Tại thành phố Hồ Chí Minh công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là một trong những trung tâm kiểm định uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý.
KIỂM ĐỊNH CÂN GIÁ BAO NHIÊU
kiểm định cân giá bao nhiêu
kiểm định cân giá bao nhiêu
Giá, phí kiểm định CÂN được quy định tại 2 thông tư của nhà nước : Thông tư 73/2014/TT-BTC và thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH, ngoài ra tuỳ vào khoảng cách xa gần mà có thêm phần phí dịch vụ, công tác phí. Để biết giá kiểm định CÂN Quý khách có thể tham khảo 2 thông tư trên, hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giảm giá thấp nhất có thể.
KIỂM ĐỊNH CÓ PHÁT SINH CHI PHÍ GÌ KHÔNG
Việc kiểm định CÂN thông thường không phát sinh chi phí.
Nếu có phát sinh chi phí thì do các nguyên nhân sau đây:
- Đơn vị sử dụng làm mất lí lịch CÂN nên phải làm lại lí lịch
- Khi đi kiểm định CÂN không đạt yêu cầu về an toàn theo tiêu chuẩn hiện hành, kiểm định viên làm biên bản kiến nghị khắc phục nhũng yếu tố không đạt. Sau khi đơn vị sử dụng đã khắc phục xong thì báo cho kiểm định viên đi kiểm định lại. Trường hợp khác là do đơn vị sử dụng không chuẩn bị CÂN  ở trạng thái sẵn sàng kiểm định, hoặc các cá nhân liên quan tới quá trình kiểm định như đại diện chủ đầu tư, đại diện đơn vị tư vấn giám sát, đại diện nhà thầu không có mặt đầy đủ, đúng giờ, dẫn tới khi kiểm định viên tới kiểm định thì không thể thực hiện theo kế hoạch kiểm định đã thống nhất từ trước, nên phải dời qua ngày khác kiểm định. Như vậy việc đi kiểm định lại nhiều lần sẽ phát sinh chi phí dao động trong khoảng 200.000 đ- 2.000.000 đ tuỳ vào khoảng cách xa gần.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố chuyên kiểm định CÂN.
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định thiết bị chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét….
– Kiểm định thiết bị nâng: thang máy, thang cuốn, tời nâng, sàn nâng, xe nâng người, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cổng trục, palang, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: nồi hơi, hệ thống lạnh, máy nén khí, máy bơm hơi, nồi hấp tiệt trùng, nồi gia nhiệt dầu, đường ống dẫn gas, đường ống dẫn hơi nước nóng, bình chịu áp lực, bồn gas, …
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, máy ép cọc, máy khoan cọc nhồi, coppha, máy bơm bê tông, xe tưới nhựa đường, máy khoan, máy hàn, máy mài, máy cắt, máy tiện, kích thuỷ lực, xe nâng người, gondola, xe ủi, xe xúc, xe đào…..
– Thang máy, thang cuốn, hệ thống lạnh, máy phát điện, trạm điện, máy biến áp,….
– Huấn luyện an toàn lao động ( theo quy định của Luật mỗi năm các doanh nghiệp phải thực hiện 1 lần, định kỳ hàng năm ):
– Huấn luyện an toàn cho người sử dụng lao động
– Huấn luyện an toàn lao đông cho người lao động
– Đào tạo sơ cấp nghề, sơ cấp cứu
Công ty chúng tôi có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Có đội ngũ chuyên viên, kiểm định viên trình độ cao, dày dạn kinh nghiệm. Cùng các thiết bị đảm bảo hàng nhập khẩu chính hãng, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu công việc của quý khách.
Xem chi tiết dịch vụ kiểm định CÂN của chúng tôi tại đây.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 0938 261 746 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net


































Kiem Dinh Xe Nang Hang

Kiem Dinh Xe Nang Hang
Kiem Dinh Xe Nang Hang

KHÁI NIỆM XE NÂNG HÀNG
Xe nâng hàng là thiết bị dùng để nâng hàng lên độ cao và di chuyển nó tới nơi mà mình mong muốn.
PHÂN LOẠI XE NÂNG HÀNG
Dựa trên nguồn năng lượng sử dụng mà chúng ta phân loại xe nâng hàng gồm 3 loại chính như sau:
     + Xe nâng hạ bằng tay
     + Xe nâng hạ bằng điện
     + Xe nâng hạ động cơ
Xe nâng hạ bằng tay
- Cơ chế hoạt động: Xe nâng hạ bằng tay là xe nâng dùng thủ công để di chuyển hàng hóa bao gồm xe nâng tay, xe đẩy tay hoặc có thể vừa di chuyển hàng hóa vừa nâng hàng hóa lên cao bao gồm các loại xe nâng tay cao.
- Trọng lượng nâng và chiều cao nâng cho các loại xe nâng bằng tay này. Chúng đều rơi vào khoảng nhẹ hơn, đơn giản hơn, từ 500 kg-1000 kg cho loại vừa di chuyển vừa nâng lên cao, hoặc 2500 kg cho loại chỉ di chuyển chứ không nâng lên cao.
- Phân loại: Là thiết bị nâng hạ đơn giản nhất, giá thành rẻ nhất.Chúng được chia làm 2 loại như sau: xe nâng tay cao và xe nâng tay thấp
 - Xe nâng tay thấp có chiều cao nâng tối đa khoảng 200m, chủ yếu là nâng pallet chứa hàng có khối lượng từ 2 tấn 5 đến 5 tấn.
 - Xe nâng tay cao có thể nâng cao tối đa tới 3.5m, tải trong nâng từ 400kg-2 tấn  Có loại có mặt bàn và có loại có càng để nâng pallet.
 - Xe nâng tay cao thường xuyên được dùng trong việc di chuyển hàng hóa ở những kho hàng hoặc xếp lên oto, container,..
 - Xe nâng mặt bàn còn có thể dùng trong việc nâng các cây cảnh, module máy,…Càng nâng pallet có độ dịch chuyển nên dễ dàng nâng được pallet có kích thước khác nhau. Tuy nhiên các loại xe nâng tay cao chỉ sử dụng được pallet một mặt và không có thanh giằng.
  Xe nâng hạ bằng điện
- Phân loại: Xe nâng điện là bao gồm 2 loại:
- Xe nâng điện tự động hoàn toàn dùng điện để nâng và di chuyển. Dòng điện sử dụng có thể là dòng điện AC hoặc DC tùy theo nhu cầu của khách hàng. Xe nâng điện có bình điện làm đối trọng nên có thể dùng được các loại Pallet. Xe nâng bán tự động thì kết hợp cả 2 phương thức là dùng điện để nâng hạ và dùng tay để di chuyển.
 -Xe nâng bán tự động cũng giống như xe nâng cao. Chúng có thể dịch chuyển sao cho phù hợp với kích thước pallet và không dùng được cho pallet 2 mặt và có thanh giằng ở dưới.
 - Đặc biệt với những xe bán tự động có chiều cao nâng 4m5 trở lên thường có kiểu dáng chân khuỳnh nên có thể dùng được pallet 2 mặt và có thanh giằng vì chân khuỳnh có diện tích rất lớn nên pallet có thể lọt vào trong.
Xe nâng hạ động cơ
 - Xe nâng hạ bằng động cơ đốt trong là xe dùng những động cơ trong đó để thực hiện việc di chuyển và nâng hạ.
 - Thông thường khi sử dụng loại xe này, người ta phải sử dụng nâng dỡ và di chuyển hàng hóa với khối lượng lớn, tần suất cao mà các loại xe khác không thể đáp ứng được.
  - Cấu tạo của xe bao gồm các động cơ chạy bằng những nhiên liệu xăng, dầu diesel hoặc gas, khung gầm và lốp xe như cấu tạo xe ô tô, ngoài hột đống bằng các nhiên liệu trên còn có thêm hệ thống thủy lực để nâng hàng hóa.
- Trọng tải của các loại xe nâng bằng các động cơ xuất phát có thể từ một tấn lên đến hàng chục tấn. Ngoài ra còn có các loại xe nâng từ năm tấn trở xuống được dùng đại trà trong các nhà máy xí nghiệp. Các loại xe thông thường có tải trọng từ mười tấn trở lên được dùng ở các bến cảng phục vụ cho việc nâng hạ container có trọng tải lớn.
CẤU TẠO CỦA XE NÂNG HÀNG
cấu tạo của xe nâng hàng
cấu tạo của xe nâng hàng
- Nĩa nâng, càng xe nâng
- Giá nâng hàng
- Khung nâng
- Xilanh nâng
- Xilanh nghiêng
- Hệ thống di chuyển phía trước
- Thùng chứa nhiên liệu
- Hệ thống di chuyển phía sau
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA XE NÂNG HÀNG.
- Khi xe chuyển động người điều khiển sẽ mở van phân phối để dầu đi tới các động cơ thủy lực làm cho trục quay khiến bánh xe có thể chuyển động.
- Để xe điện có thể tiến hay lùi về phía trước hoặc phía sau thì phải điều khiển van phân phối thay đổi đường cấp tới động cơ thủy lực.
- Để nâng hạ hàng hóa được thuận lợi thì việc cấp dầu đến xi lanh lực đẩy pit tông xi lanh lên.
- Cơ cấu điều khiển tự động có pittong và xi lanh lực giúp tạo độ nghiêng cho đĩa nghiêng, tạo khả năng điều chỉn lưu lượng bơm. Xi lanh được vận hành nhờ có một đường dầu từ đầu ra của bơm tác dụng lại.
- Cấu tạo của van an toàn giúp bảo vệ hệ thống khí khi quá tải giúp xe dễ vận hành và điều khiển. Van sẽ báo hiệu cho lái xe được biết khi tải trọng vượt mức cho phép để từ đó điều chỉnh lại lượng hàng cho mỗi lần nâng.
VAI TRÒ CỦA XE NÂNG HÀNG TRONG ĐỜI SỐNG.
- Xe nâng hàng phục vụ chủ yếu cho các nhà máy, xí nghiệp, bến cảng, sân bay và các công trình xây dựng lớn.
- Xe nâng hàng thay thế cho việc bốc vác bằng sức lao động chân tay của con người. Chúng giúp rút ngắn thời gian làm việc,  tăng năng suất lao động cũng như tiết kiệm một phần lớn chi phí.
NGUY HIỂM KHI VẬN HÀNH XE NÂNG HÀNG.
-  Hệ thống nhiên liệu bị rò rỉ dẫn đến tình trạng cháy nổ xe.
 Có vết nứt ở những vị trí quan trọng của kết cấu kim loại khiến xe không hoạt động được.
-  Phanh xe bị hỏng, có vấn đề trục trặc không kiểm soát được tốc độ
-  Móc, cáp, tang bị mòn quá giá trị cho phép, không đảm bảo an toàn khi vận hành
- Trong khi vận hành xe nâng hàng bị té gây thương tích.
- Chở quá trọng tải cho phép dẫn đến hỏng hóc xe.
NHỮNG LƯU Ý KHI VẬN HÀNH XE NÂNG HÀNG.
lưu ý khi vận hành xe nâng hàng
lưu ý khi vận hành xe nâng hàng
a/ Kiểm tra trước khi vận hành.
- Kiểm tra hàng hóa có đúng trọng tải mà xe nâng hàng cho phép không.
-  Kiểm tra thắng, đèn và còi trước khi sử dụng xe.
-  Đảm bảo thắt lưng an toàn vẫn còn tốt.
-  Đảm bảo biết rõ sức nâng của xe. Không sử dụng xe nếu thiếu hoặc chưa hiểu rõ      Biểu đồ tương quan sức nâng và cao độ (Load capacity chart)
-  Đảm bảo rằng càng nâng nằm ở giữa trục nâng.
-  Kiểm tra bánh xe: không vận hành xe nâng hàng trong những trường hợp bánh xe bị thiếu hơi hay có những dấu hiệu bong tróc lớp PU (bánh PU)
-  Không sử dụng xe khi thiết bị báo lỗi. Thông báo ngay lập tức đến bộ phận liên quan để khắc phục lỗi.
-  Nên trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ: giày, quần áo, kính chống chói…
b/ Nguyên tắc an toàn khi vận hành
- Không sử dụng xe xăng, dầu trong môi trường không thông thoáng.
-  Luôn quan sát người đi bộ trong quá trình vận hành.
-  Không để bất cứ người nào đứng/leo lên càng nâng.
-  Đảm bảo càng nâng khi xúc pallet đúng cách, và khối hàng nằm vững trên pallet trước khi nâng và di chuyển.
- Cần chú ý trần khi nâng cao khung.
-  Không nâng hàng trong tình trạng khung nâng ngã về phía trước.
-  Luôn đặt hàng nặng vào phía trong của khung nâng.
-  Không nâng hàng và di chuyển hàng khi bị hạn chế về tầm nhìn.
-  Nếu cần thiết di chuyển khi tầm nhìn hạn chế (khuất tầm nhìn), cần có 1 người hướng dẫn di chuyển dưới đất và phải di chuyển với tốc độ chậm.
-  Khi đến góc khuất, phải sử dụng còi và di chuyển chậm.
-  Giảm tốc độ khi rẽ trái/phải và di chuyển trên mặt sàn trơn trượt.
-  Không di chuyển xe với càng nâng đang nâng và khung nâng cao (không có tải).
-  Tránh thắng gấp, đặc biệt là khi đang nâng hàng.
-  Không đậu xe ở những mặt phẳng nghiêng.
-  Không để càng nâng ở tình trạng đang nâng khi không sử dụng xe.
-  Luôn nhớ sử dụng phanh đỗ xe (thắng tay) khi không sử dụng xe.
Lưu ý khi không sử dụng xe:
-  Đậu xe ở mặt phẳng thấp.
-  Dùng phanh đỗ xe (thắng tay).
-  Tắt máy và rút chìa khóa xe.
c/ An toàn khi nạp nhiên liệu
– Luôn tắt máy khi nạp nhiên liệu (châm nước cất). Tuyệt đối không châm nước cất khi xe đang vận hành.
– Trong trường hợp kiểm tra bình ắc quy: phải có trang bị bảo hộ (găng tay, kính, khẩu trang…)
KIỂM ĐỊNH XE NÂNG HÀNG LÀ GÌ
kiểm định xe nâng hàng là gì
kiểm định xe nâng hàng là gì
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của xe nâng hàng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
QUY ĐỊNH KIỂM ĐỊNH XE NÂNG HÀNG NHƯ THẾ NÀO. TẠI SAO BẮT BUỘC PHẢI KIỂM ĐỊNH XE NÂNG HÀNG.
- Xe nâng hàng là thiết bị được các nước trên thế giới và Việt Nam quy định trong luật bắt buộc phải kiểm định. Tại Việt Nam quy định hiện hành năm 2018 là nghị định 44/2016/NĐ-CP và thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH
- Ngoài vấn đề phải kiểm định do Luật nhà nước quy định, thực tế còn do ý thức của người sử dụng xe nâng hàng mong muốn kiểm tra đọ an toàn cho xe nâng hàng, nhằm phòng tránh nguy cơ tai nạn xe nâng hàng trong quá trình sử dụng.
LOẠI XE NÂNG HÀNG NÀO PHẢI KIỂM ĐỊNH, LOẠI XE NÂNG HÀNG NÀO KHÔNG PHẢI KIỂM ĐỊNH
 Tất cả các đối tượng, chủng loại xe nâng hàng đều bắt buộc phải kiểm định, không có ngoại lệ.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH XE NÂNG HÀNG
- Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch xe nâng hàng
- Ngưng hoạt động của xe nâng hàng phục vụ kiểm định
- Chuẩn bị tải trọng thử để thử sức nâng của xe
- Chuẩn bị mặt bằng để vận hành, thao tác theo yêu cầu của kiểm định viên
- Người vận hành xe nâng hàng phải tham gia chứng kiến và thực hiện các thao tác điều khiển xe khi kiểm định viên yêu cầu
- Riêng đối với xe nâng hàng mới nhập khẩu, đang trong kho của Hải quan, thì ngoài ra còn phải chuẩn bị giấy chứng nhận CO, CQ của xe
Các bước kiểm định xe nâng hàng
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
-  Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
 Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
 Các chế độ thử tải- phương pháp thử;
 Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.
 QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH XE NÂNG HÀNG
quy trình kiểm định xe nâng hàng
quy trình kiểm định xe nâng hàng
 Nhà nước ban hành quy trình kiểm định xe nâng hàng tại thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH, gồm 30 quy trình kiểm định thuộc quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Ngoài ra Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thông cũng ban hành 1 số quy trình kiểm định cho các thiết bị đặc thù do họ quản lý.
CÁC VẤN ĐỀ, SỰ CỐ CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH XE NÂNG HÀNG
Công tác chuẩn bị không tốt của đơn vị sử dụng như không có hồ sơ, lí lịch của xe, không tạm ngưng công việc của xe nâng hàng phục vụ kiểm định, không bố trí công nhân vận hành thiết bị, không chuẩn bị tải trọng thử, không có mặt mặt thao tác phục vụ kiểm định, xe hết nhiên liệu, năng luọng
- Kiểm định viên kiểm tra sơ sài, không xem xét kỹ các chi tiết, phụ kiện có tính chất then chốt đối với sự an toàn của thiết bị
- Việc xe nâng hàng bị hư hỏng trong quá trình kiểm định cũng là một yếu tố nên lưu ý. Nguyên nhân là do trong quá trình sử dụng đơn vị sử dụng thường sử dụng không hết công suất của xe nâng hàng, hoặc sử dụng tải trọng thấp hơn tải trọng thiết kế của xe, còn khi kiểm định thì kiểm định viên thử tải theo tải trọng thiết kế, khi đó có thể phát hiện những yếu tố mất an toàn của xe nâng.
Và một số yếu tố khác như mất phụ kiện, phụ kiện không đúng chủng loại, phụ kiện không đúng tiêu chuẩn an toàn…
Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định xe nâng hàng trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài
KIỂM ĐỊNH XONG THÌ BAO LÂU CÓ HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH
- Theo quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH XE NÂNG HÀNG GỒM NHỮNG GÌ
Hồ sơ kiểm định tối thiểu phải có những loại sau:
- Lí lịch thiết bị
- Biên bản kiểm định
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
- Tem kiểm định
- Quyết định giao nhiệm vụ vận hành xe nâng hàng của đơn vị sử dụng
THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH XE NÂNG HÀNG LÀ BAO LÂU, BAO LÂU THÌ PHẢI KIỂM ĐỊNH LẠI
 - Thời hạn kiểm định xe nâng hàng là 01 năm, trong trường hợp đơn vị sử dụng có yêu cầu rất cao vè an toàn thì thời hạn kiểm định có thể ngắn hơn
KIỂM ĐỊNH XE NÂNG HÀNG Ở ĐÂU
 - Xe nâng hàng có thể mang tới các trung tâm kiểm định để kiểm định thì tốt hơn vì ở đó có hệ thống máy móc và phòng thí nghiệm chuyên dụng để kiểm tra kỹ lưỡng các yếu tố.
 - Thực tế đơn vị sử dụng xe nâng hàng có thể mời trung tâm kiểm định cử kiểm định viên tới nhà máy hoặc địa điểm đặt xe nâng hàng để kiểm tra, tiết kiệm được chi phí vận chuyển xe tới trung tâm kiểm định
- Tại thành phố Hồ Chí Minh công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là một trong những trung tâm kiểm định uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý.
 KIỂM ĐỊNH XE NÂNG HÀNG GIÁ BAO NHIÊU
giá kiểm định xe nâng hàng
giá kiểm định xe nâng hàng
 Giá, phí kiểm định xe nâng hàng được quy định tại 2 thông tư của nhà nước : Thông tư 73/2014/TT-BTC và thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH, ngoài ra tuỳ vào  khoảng cách xa gần mà có thêm phần phí dịch vụ, công tác phí. Để biết giá kiểm định xe nâng hàng Quý khách có thể tham khảo 2 thông tư trên, hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giảm giá thấp nhất có thể.
KIỂM ĐỊNH CÓ PHÁT SINH CHI PHÍ GÌ KHÔNG
Việc kiểm định xe nâng hàng thông thường không phát sinh chi phí.
Nếu có phát sinh chi phí thì do các nguyên nhân sau đây:
Đơn vị sử dụng làm mất lí lịch xe nâng hàng nên phải làm lại lí lịch
Khi đi kiểm định xe nâng hàng không đạt yêu cầu về an toàn theo tiêu chuẩn hiện hành, kiểm định viên làm biên bản kiến nghị khắc phục nhũng yếu tố không đạt. Sau khi đơn vị sử dụng đã khắc phục xong thì báo cho kiểm định viên đi kiểm định lại. Trường hợp khác là do đơn vị sử dụng không chuẩn bị xe nâng hàng ở trạng thái sẵn sàng kiểm định, hoặc các cá nhân liên quan tới quá trình kiểm định như đại diện chủ đầu tư, đại diện đơn vị tư vấn giám sát, đại diện nhà thầu không có mặt đầy đủ, đúng giờ, dẫn tới khi kiểm định viên tới kiểm định thì không thể thực hiện theo kế hoạch kiểm định đã thống nhất từ trước, nên phải dời qua ngày khác kiểm định. Như vậy việc đi kiểm định lại nhiều lần sẽ phát sinh chi phí dao động trong khoảng 200.000 đ- 2.000.000 đ tuỳ vào khoảng cách xa gần.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố chuyên kiểm định XE NÂNG HÀNG .
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định thiết bị chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét….
– Kiểm định thiết bị nâng: thang máy, thang cuốn, tời nâng, sàn nâng, xe nâng người, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cổng trục, palang,  …
– Kiểm định thiết bị áp lực: nồi hơi, hệ thống lạnh, máy nén khí, máy bơm hơi, nồi hấp tiệt trùng, nồi gia nhiệt dầu, đường ống dẫn gas, đường ống dẫn hơi nước nóng, bình chịu áp lực, bồn gas, …
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, máy ép cọc, máy khoan cọc nhồi, coppha, máy bơm bê tông, xe tưới nhựa đường, máy khoan, máy hàn, máy mài, máy cắt, máy tiện, kích thuỷ lực, xe nâng người, xe nâng hàng, gondola, xe ủi, xe xúc, xe đào…..
– Thang máy, thang cuốn, hệ thống lạnh, máy phát điện, trạm điện, máy biến áp,….
– Huấn luyện an toàn lao động ( theo quy định của Luật mỗi năm các doanh nghiệp phải thực hiện 1 lần, định kỳ hàng năm ):
– Huấn luyện an toàn cho người sử dụng lao động
– Huấn luyện an toàn lao đông cho người lao động
– Đào tạo sơ cấp nghề, sơ cấp cứu
Công ty chúng tôi có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Có đội ngũ chuyên viên, kiểm định viên trình độ cao, dày dạn kinh nghiệm. Cùng các thiết bị đảm bảo hàng nhập khẩu chính hãng, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu công việc của quý khách.
Xem chi tiết dịch vụ kiểm định XE NÂNG HÀNG  của chúng tôi tại đây.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 0938 261 746               028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net