Kiểm định hệ thống chống sét NHANH- CHÍNH XÁC- GIÁ RẺ 0938 261 746 - 0902 464 585: Kiem Dinh Binh Ap Luc

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Kiem Dinh Binh Ap Luc

Kiem Dinh Binh Ap Luc
Kiem Dinh Binh Ap Luc
KHÁI NIỆM BÌNH ÁP LỰC
Bình áp lực hay còn gọi là bình tích áp, bình tích áp thủy lực, bình điều áp...Là một thiết bị dùng để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển.
PHÂN LOẠI BÌNH ÁP LỰC
Bình áp lực được phân loại thành hai loại như sau:
- Các thiết bị bị đốt nóng.
- Các thiết bị không bị đốt nóng.
Các thiết bị không bị đốt nóng
- Gồm các loại bình như bể, xitec, thùng chứa, bình chứa không khí nén, các chai chứa khí như: Oxy, axetylen, CO2.... các chai chứa khí hóa lỏng như: chai gas, LPG, chai gas NH3, chai gas freon,.... các ống dẫn môi chất có áp suất.
Các thiết bị bị đốt nóng.
- Bao gồm các nồi hơi và các bộ phân của nó, các balong hơi, nồi hấp, nồi sấy.....Nguồn nhiêt để đốt nóng các thiết bị này là ngọn lửa trực tiếp hay khói có nhiệt độ cao như ở các nồi hơi hoặc do bản thân môi chất trông nó như ở các nồi hấp sấy. Hoặc dùng điện như các nồi hơi đun điện, nồi hấp y tê kiểm định bình chịu áp lực
CẤU TẠO BÌNH ÁP LỰC
 Bình áp lực có cấu tạo gồm 2 phần vỏ và lõi:
• Vỏ bình: bằng Thép hoặc thép không gỉ SS304-SS316. Chịu lực chịu được áp suất rất cao.
• Lõi bình: gồm 2 phần cơ bản:
+ Phần 1 bọc cao su (màng EPDM ) sẽ chứa dầu thủy lực khi hoạt động liên thông với cửa dầu thủy lực vào ra.
+ Phần 2 là phần bao quanh chứa khí Ni-tơ với một áp suất nhất định.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BÌNH ÁP LỰC
nguyên lý hoạt động của bình áp lực
nguyên lý hoạt động của bình áp lực
Bình áp lực hoạt động dựa theo 2 quá trình cơ bản đó là nạp và xả.
- Chu kỳ đầu tiên, khi đường ống giảm áp lực trên đường ống tác động thì điểm tiếp máy bơm sẽ hoạt động từ đầu họng đẩy của máy bơm chạy theo đường ống van một chiều mở. Nguồn nước sẽ được đẩy ra ngoài đường ống
- Chu kỳ thứ hai, sau khi bơm áp lực vào trong đường ống tăng lên và tiếp điểm máy bơm sẽ dừng lại không cung cấp nước do tác động của rơ le vì vậy van một chiều ở đầu đẩy máy bơm sẽ đóng lại.
- Khi mức độ và áp lực nước giảm đến mức độ nhất định thì nước trong bình sẽ được đẩy ra ngoài. Chu kỳ hoạt động của bình tích áp sẽ hoạt động một chu kỳ mới.
NGUY HIỂM TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH BÌNH ÁP LỰC.
- Trong quá trình sử dụng các thiết bị chịu áp lực, các đường ống dẫn môi chất có áp lực cao thường xảy ra các sự cố sau: nổ, bỏng hóa học, rò rỉ môi chất ảnh hưởng đến khả năng hô hấp (nghẹt thở, ngộ độc).
- Các sự cố này gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Gây nguy hiểm đến tính mạng của con người và thiệt hại tài sản nếu không được khắc phục đúng cách.
NGUYÊN NHÂN CÁC SỰ CỐ BÌNH  ÁP LỰC
- Các sự cố liên quan đến bình chịu áp lực thường có nguyên nhân từ việc vận hành, kiểm tra, bảo trì sửa chữa không phù hợp.
- Cụ thể như thiết kế sai, vận hành không đúng quy trình, áp suất vượt quá áp suất làm việc cho phép, quá nhiệt, van an toàn, thông số vận hành không hợp lý, ăn mòn, nứt (đường hàn, kim loại cơ bản)
- Các vấn đề liên quan đến chất lượng hàn, sự xói mòn (mài mòn) do dòng chảy, cạn nước
- Mỏi vật liệu, ứng suất vật liệu, chọn sai vật liệu hoặc vật liệu bị lỗi
- Sai sót trong quá trình gia nhiệt, vị trí lắp đặt, khoảng cách an toàn không phù hợp
- Lỗi trong quá trình gia công, chế tạo
- Quy trình kiểm định, kiểm tra không đầy đủ, tắc nghẽn, sửa chữa, thay thế, năng lực của đơn vị bảo trì, sửa chữa.
ỨNG DỤNG CỦA BÌNH CHỊU ÁP LỰC TRONG ĐỜI SỐNG.
Bình chịu áp lực có vai trò quan trọng và phổ biến trong quá trình lao động sản xuất.
- Trong sản xuất người ta dùng bình chịu áp lực để cấp khi nén áp xuất cao vào quá trình sản xuất như sấy, ép hay quá trình cung cấp khí nén áp suất cao để tăng sản xuất làm việc.
- Trong công nghiệp sản xuất thì bình áp lực được ứng dụng trong hệ thống thủy lực. Như hệ thống xử lý nước, hệ thống cung cấp nước…
- Trong đời sống ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh chiếc bình chịu áp lực trong các cơ sở bơm vá xe ô tô và xe máy. Hoặc sử dụng trong hệ thống bơm tăng áp và tăng áp lực nước, hệ thống cung cấp nước.
- Ứng dụng rộng rãi trong hệ thống phòng cháy chữa cháy.
CÔNG DỤNG CỦA BÌNH ÁP LỰC
- Ổn định áp suất hệ thủy lực, giúp tăng tuổi thọ và bảo vệ máy bơm tránh khỏi những vấn đề kĩ thuật, sự cố có thể xảy ra, giảm thiểu việc xuất hiện sự va đập thủy lực khi ngắt tải.
- Là nguồn cung cấp và bảo đảm cho sự hoạt động trong hệ thống máy bơm nước của hệ thống thủy lực.
- Giảm lượng bọt tạo bởi máy bơm, giúp ngăn ngừa cụm thủy lực, giảm rung xóc và tăng tuổi thọ của máy bơm.
- Điều hòa năng lượng thông qua áp suất và lưu lượng chất lỏng.
- Là nguồn cung cấp sự hoạt động trong hệ thống máy bơm nước.
- Ổn định áp suất, tránh những vấn đề kỹ thuật và sự cố có thể xảy ra.
- Tạo sự cân bằng giữa lực sinh ra và tải trọng của hệ thống thủy lực.
- Tích năng lượng thủy lực.
GIAỈ PHÁP AN TOÀN KHI VẬN HÀNH BÌNH  ÁP LỰC.
vận hành bình áp lực
vận hành bình áp lực
- Tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về thiết kế, chế tạo mà tiêu chuẩn đã quy định. Loại bỏ các thiết bị không được chế tạo theo tiêu chuẩn. Thiết kế, chế tạo theo các tiêu chuẩn quốc tế có uy tín.
- Vận hành thiết bị ở áp suất dưới áp suất cho phép cũng như cài đặt các thiết bị bảo vệ (van an toàn, điều áp, rơ le,…) phù hợp.
- Định kỳ kiểm tra, kiểm định nồi hơi, bình chịu áp lực cũng như các thiết bị an toàn, phụ kiện nhằm phát hiện các yếu tố ăn mòn, rò rỉ, nứt, vỡ… hay các khuyết tật khác. Van an toàn phải được tháo ra trong quá trình kiểm định cũng như phải định kỳ kiểm tra tác động của chúng.
- Lưu giữ hồ sơ cũng như các báo cáo kiểm tra để theo dõi các nguy cơ nhằm ngưng sử dụng thiết bị trước thời hạn có nguy cơ xảy ra sự cố.
- Khi cải tạo, sửa chữa phải được thực hiện bởi những đơn vị có uy tín và có giấy phép về việc đó. Cũng như phải tuân thủ các quy định về sửa chữa mà tiêu chuẩn quy định.
- Cung cấp kiến thức về an toàn khi làm việc, vận hành các thiết bị này cũng như cách nhận biết các yếu tố không an toàn trong quá trình vận hành thiết bị.
- Định kỳ cung cấp đào tạo cho doanh nghiệp về các quy trình vận hành bình chịu áp lực để tránh vận hành quá mức, cũng như cung cấp cho họ hướng dẫn đầy đủ và phù hợp các hoạt động an toàn bình chịu áp lực.
TIÊU CHUẨN AN TOÀN VỀ BÌNH ÁP LỰC
Bình chịu áp lực là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, mọi yếu tố đều phải tuân theo các tiêu chuẩn an toàn tối thiểu như sau:
– QCVN 01:2008 – BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
– TCVN 8366:2010 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo;
– TCVN 6155:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa;
– TCVN 6156:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử;
– TCVN 6008:2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực có thể áp dụng theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, cơ sở chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia
TẠI SAO BẮT BUỘC PHẢI KIỂM ĐỊNH BÌNH ÁP LỰC
tại sao phải kiểm định bình áp lực
tại sao phải kiểm định bình áp lực
- Bình áp lực là thiết bị thuộc danh mục các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, vì vậy bắt buộc phải kiểm định.
Kiểm định bình áp lực được quy định tại nghị định 44/2016/NĐ-CP và thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH
- Ngoài vấn đề phải kiểm định do Luật nhà nước quy định. Thực tế còn do ý thức của người sử dụng Bình áp lực mong muốn kiểm tra độ an toàn cho Bình áp lực. Phòng tránh nguy cơ tai nạn Bình áp lực trong quá trình sử dụng.
KIỂM ĐỊNH BÌNH ÁP LỰC LÀ GÌ
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của Bình áp lực theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
ĐỐI TƯỢNG BÌNH ÁP LỰC NÀO PHẢI KIỂM ĐỊNH
Tất cả Bình áp lực có áp suất làm việc trên 0.7 bar không kể áp suất thuỷ tĩnh thì đều phải kiểm định
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH BÌNH ÁP LỰC
- Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch Bình áp lực
- Ngưng hoạt động của Bình áp lực phục vụ kiểm định
- Chuẩn bị làm sạch lớp sơn bề mặt phục vụ công tác siêu âm bề dày, siêu âm đường hàn ( nếu có yêu cầu )
- Chuẩn bị nguồn nước sạch phục vụ công tác thử thuỷ lực ( nếu có)
- Chuẩn bị mặt bằng để vận hành, thao tác theo yêu cầu của kiểm định viên
- Người vận hành Bình áp lực phải tham gia chứng kiến và thực hiện các thao tác điều khiển bình khi kiểm định viên yêu cầu
· Riêng đối với Bình áp lực mới nhập khẩu, đang trong kho của Hải quan, thì ngoài ra còn phải chuẩn bị giấy chứng nhận CO, CQ của bình
CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH BÌNH ÁP LỰC
các bước kiểm định bình áp lực
các bước kiểm định bình áp lực
-  Kiểm tra hồ sơ, lý lịch Bình áp lực;
-  Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
-  Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
-  Kiểm tra vận hành;
-  Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
CÁC VẤN ĐỀ, SỰ CỐ CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH BÌNH ÁP LỰC 
· Công tác chuẩn bị không tốt của đơn vị sử dụng như không có hồ sơ, lí lịch của bình, bình áp lực chưa ngưng hẳn và chưa sẵn sàng để tiến hành kiểm định, không bố trí công nhân vận hành thiết bị, không cạo sạch lớp sơn bề mặt, không chuản bị nguồn nước thử thuỷ lực, không có mặt mặt thao tác phục vụ kiểm định, bị mất điện.
· Kiểm định viên kiểm tra sơ sài, không xem xét kỹ các chi tiết, phụ kiện có tính chất then chốt đối với sự an toàn của thiết bị
· Việc BÌNH ÁP LỰC bị hư hỏng trong quá trình kiểm định cũng là một yếu tố nên lưu ý. Nguyên nhân là do trong quá trình sử dụng đơn vị sử dụng thường sử dụng không hết công suất của BÌNH ÁP LỰC, hoặc sử dụng áp suất thấp hơn áp suất thiết kế của bình, còn khi kiểm định thì kiểm định viên thử áp bền theo áp suất thiết kế, khi đó có thể phát hiện những yếu tố mất an toàn của BÌNH ÁP LỰC.
· Và một số yếu tố khác như mất phụ kiện, phụ kiện không đúng chủng loại, phụ kiện không đúng tiêu chuẩn an toàn…
KIỂM ĐỊNH BÌNH ÁP LỰC TRONG BAO LÂU
Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định BÌNH ÁP LỰC trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài
KIỂM ĐỊNH XONG THÌ BAO LÂU CÓ HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH
Theo quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH BÌNH ÁP LỰC GỒM NHỮNG GÌ
hồ sơ kiểm định bình áp lực
hồ sơ kiểm định bình áp lực
Hồ sơ kiểm định tối thiểu phải có những loại sau:
- Lí lịch thiết bị
- Biên bản kiểm định
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
- Tem kiểm định
- Quyết định giao nhiệm vụ vận hành BÌNH ÁP LỰC của đơn vị sử dụng
THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH BÌNH ÁP LỰC LÀ BAO LÂU, BAO LÂU THÌ PHẢI KIỂM ĐỊNH LẠI
- Thời hạn kiểm định BÌNH ÁP LỰC là từ 01- 03 năm tuỳ thuộc vào tình trạng của thiết bị là mới hay cũ, quá trình sử dụng và bảo quản. Trong trường hợp đơn vị sử dụng có yêu cầu rất cao vè an toàn thì thời hạn kiểm định có thể ngắn hơn
KIỂM ĐỊNH BÌNH ÁP LỰC Ở ĐÂU
- BÌNH ÁP LỰC có thể mang tới các trung tâm kiểm định để kiểm định thì tốt hơn vì ở đó có hệ thống máy móc và phòng thí nghiệm chuyên dụng để kiểm tra kỹ lưỡng các yếu tố.
- Thực tế đơn vị sử dụng BÌNH ÁP LỰC có thể mời trung tâm kiểm định cử kiểm định viên tới nhà máy hoặc địa điểm đặt BÌNH ÁP LỰC để kiểm tra, tiết kiệm được chi phí vận chuyển bình tới trung tâm kiểm định
- Tại thành phố Hồ Chí Minh Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phốlà một trong những trung tâm kiểm định uy tín.Có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép .Với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Đội ngũ kỹ sư, giảng viên và kiểm định viên nhiều năm kinh nghiệm. Làm việc nghiêm túc, nhanh chóng, chính xác.
Ngoài ra chúng tôi còn thực hiện kiểm định rất nhiều loại thiết bị khác, thực hiện kiểm định trong phạm vi toàn quốc.
KIỂM ĐỊNH BÌNH ÁP LỰC GIÁ BAO NHIÊU
giá kiểm định bình áp lực
giá kiểm định bình áp lực

- Giá, phí kiểm định BÌNH ÁP LỰC được quy định tại 2 thông tư của nhà nước : Thông tư 73/2014/TT-BTC và thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH, ngoài ra tuỳ vào khoảng cách xa gần mà có thêm phần phí dịch vụ, công tác phí. Để biết giá kiểm định BÌNH ÁP LỰC Quý khách có thể tham khảo 2 thông tư trên, hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giảm giá thấp nhất có thể.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định BÌNH ÁP LỰC với giá thành rẻ nhất.
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định nối đất chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét, đo tiếp địa, Kiểm định hệ thống điện, trạm điện, máy biến áp….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, xe nâng, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cổng trục, palang, vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: máy nén khí, bình chịu áp lực, máy bơm hơi, nồi hấp, bồn gas, đường ống dẫn gas,…
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy trộn bê tông, kích thuỷ lực…..
– Huấn luyện an toàn lao động
Công ty chúng tôi là đơn vị có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Với đội ngũ kiểm định viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Quý khách có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí các công việc cần chuẩn bị để kiểm định BÌNH ÁP LỰC vui lòng liên hệ : 0909 555 861- 028 3831 4194
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.  
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét