Kiểm định hệ thống chống sét NHANH- CHÍNH XÁC- GIÁ RẺ 0938 261 746 - 0902 464 585: Kiem Dinh Binh PCCC

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Kiem Dinh Binh PCCC

Bình PCCC là một thiết bị không thể thiếu trong mọi gia đình, trong các công ty, nhà xưởng, nhà kho và đặc biệt là những nơi có nguy cơ cháy nổ cao như trạm xăng dầu, nhà kho chứa hóa chất hoặc nguyên liệu dễ cháy nổ….
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay các loại bình PCCC rất nhiều kể cả về hình dạng, kích thước, máu sắc, công dụng.... Đây cũng chính là lí do bình PCCC giả trà trộn vào khá nhiều. Nếu không có những kiến thức về bình PCCC, mọi người dễ bị các chủ cửa hàng lừa mua phải bình PCCC giả kém chất lượng. Vậy làm sao để biết được loại bình PCCC nào tốt, giá rẻ...
Sau đây Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố sẽ cung cấp một số thông tin rất hữu ích về bình PCCC. Giúp bạn dễ dàng lựa chọn được loại bình PCCC phù hợp và biết cách sử dụng, kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng bình PCCC đúng cách...
Bình PCCC là gì?
kiem dinh binh PCCC
kiem dinh binh PCCC
- Bình PCCC hay còn gọi là bình chữa cháy, bình cứu hỏa. Là một thiết bị an toàn có tác dụng cứu hỏa khi bất ngờ có sự cố hỏa hoạn xảy ra.
- Bình PCCC được làm bằng thép đúc, có hình trụ đứng, loại thường thấy nhất trên thị trường là loại bình được sơn màu đỏ.
Đặc điểm cấu tạo bình PCCC:
- Trên bình luôn luôn gắn mác của nhà sản xuất, các thông số kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng bình PCCC.
- Phía trên miệng bình gắn một cụm van xả, được làm bằng hợp kim đồng, có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều (đối với bình của Ba Lan, Nga…), hoặc kiểu van lò xo nén 1 chiều, có cò bóp ở phía trên, cò bóp cũng là tay xách ( đối với bình của Nhật bản, trung quốc…). Tại đây có chốt hãm kẹp chì giúp đảm bảo chất lượng bình PCCC.
- Ở trên cụm van có một van gọi là van an toàn, van an toàn hoạt động khi áp suất trong bình tăng cao quá mức quy định, khi đó van an toàn sẽ xả khí ra ngoài để đảm bảo an toàn khi có sự cố.
- Loa phun ( vòi phun) thường được làm bằng nhựa cứng. Được gắn với khớp nối của bộ van qua một ống thép cứng hoặc là ống xifong mềm.
- Trong bình PCCC là khí CO2 hoặc bột, dung dịch bọt foam… được nén chặt với áp suất cao.
Phân loại bình PCCC:
phân loại bình PCCC
phân loại bình PCCC
- Bình PCCC được sử dụng rộng rãi trên thị trường được chia làm 3 loại là: bình PCCC khí CO2 và bình PCCC bột (Bình PCCC bột có 2 loại là: bột BC và bột ABC) và bình PCCC bọt Foam.
Cách phân biệt các loại bình PCCC:
- Dựa vào đặc điểm bên ngoài của bình PCCC:
 + Bình PCCC bột thì có đồng hồ đo áp suất. Có các ký hiệu MFZL, MFZ hoặc ABC, BC.
 + Bình PCCC CO2 không có đồng hồ đo áp suất. Có ký hiệu CO2 hoặc MT.
 + Bình PCCC bọt Foam có ký hiệu AFFF hoặc ARC.
Nếu kỹ hơn, có thể dựa vào thông số kỹ thuật ghi trên vỏ bình PCCC để phân biệt.
Công dụng của bình PCCC:
Bình PCCC dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ, mới phát sinh không lâu và ngăn chúng cháy trở lại. Tuỳ vào từng loại bình PCCC, mỗi loại bình PCCC có thể dập tắt được các loại đám cháy khác nhau. Cụ thể:
- Bình PCCC CO2: 
 + Dùng để dập tắt các đám cháy chất rắn, chất lỏng mới phát sinh, quy mô cháy nhỏ.
 + Đặc biệt hiệu quả đối với các đám cháy điện, thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm kín.
 +Thường được sử dụng nhiều trong văn phòng, khách sạn, trong các cửa hàng, showroom….
- Bình PCCC bột: 
 + Dùng để dập tắt được các đám cháy chất rắn, chất lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện… mới phát sinh, có quy mô nhỏ.
 + Các chữ cái A, B, C in trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình PCCC đối với các đám cháy khác nhau:
A: Dập các đám cháy chất rắn như: bông, vải, sợi, củi, gỗ.…
B:  Dập các đám cháy chất lỏng như: xăng, dầu, rượu, cồn…
C:  Dập các đám cháy chất khí như: khí gas (khí đốt hoá lỏng),…
 + Các số 2, 4, 8…in trên vỏ bình thể hiện trọng lượng bột chứa trong bình, tính bằng đơn vị kilôgam
 + Nếu trên bình cứu hỏa ghi ABC nghĩa là bình cứu hỏa này có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, các chất khí dễ cháy…
- Bình PCCC bọt Foam:
 +  Được sử dụng để dập tắt các đám cháy hơi gas, xăng, dầu, hóa chất và các đám cháy phát sinh tia lửa điện (bình AFFF).
 + Đối với những công ty, nhà máy có khả năng cháy nổ cao và quy mô lớn như các nhà máy, xí nghiệp, trạm xăng – dầu, trạm biến thế, trạm viễn thông BTS và những nơi có chứa hoá chất... thì người ta thường dùng hệ thống PCCC bọt foam thay vì bình PCCC xách tay. 
Hướng dẫn sử dụng bình PCCC:
hướng dẫn sử dụng bình PCCC
hướng dẫn sử dụng bình PCCC
– Khi thấy có hỏa hoạn, ngay lập tức xách bình PCCC lại gần đám cháy. Một tay cầm loa phun của bình PCCC hướng vào gốc lửa với khoảng cách tối thiểu là 0,5m. Tay còn lại mở khóa van của bình PCCC để kích hoạt bình.
– Sau khi mở van bình PCCC, bột hoặc dung dịch bọt Foam hoặc khí CO2 lỏng trong bình PCCC sẽ đi qua hệ thống ống lặn và loa phun để phun ra ngoài. Do có sự chênh lệch về áp suất bên trong và bên ngoài bình PCCC, các nguyên liệu trong bình sẽ chuyển thành dạng như tuyết thán khí ( có thể lạnh tới -79'C).
– Khi phun vào đám cháy sẽ phát huy tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí đám cháy. Đồng thời làm lạnh vùng cháy, giúp dập tắt hoặc làm thu nhỏ đám cháy.
Nguy hiểm khi sử dụng bình PCCC
Bình PCCC là một thiết bị không thể thiếu trong mọi gia đình, trong các công ty, nhà xưởng, nhà kho. Và đặc biệt là những nơi có nguy cơ cháy nổ cao như trạm xăng dầu, nhà kho chứa hóa chất hoặc nguyên liệu dễ cháy nổ….
Bên cạnh khả năng phòng cháy và chữa cháy. Bình PCCC cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như:
- Bình PCCC khi phun trúng người có thể gây bỏng lạnh. Do nguyên liệu trong bình được nén dưới áp suất cao nhiệt độ lên tới -79’C.
- Khi chữa cháy trong phòng kín, khí CO2 trong bình có thể gây ngạt thở. Do khí CO2 làm loãng nồng độ oxy trong không khí để dập tắt đám cháy
- Sử dụng bình sai cách khiến đám cháy không được dập tắt, lan rộng ra xung quanh gây nguy hiểm.
- Bảo quản bình PCCC không đúng cách khiến cho áp suất bên trong bình vượt quá mức cho phép, gây nổ bình.
Để tránh những rủi ro trên, chúng ta phải nắm vững cách sử dụng cũng như bảo quản, bảo dưỡng bình PCCC.
Lưu ý khi sử dụng bình PCCC:
- Nắm vững những tính năng cũng như tác dụng của từng loại bình PCCC để có thể phát huy tác dụng tối đa của bình PCCC, giúp dập các đám cháy nhanh chóng.
- Khi phun nên chọn đứng ở đầu hướng gió (đối với cháy ở ngoài trời) và đứng gần cửa ra vào (nếu đám cháy ở trong phòng).
- Khi phun phải đảm bảo đám cháy đã tắt hẳn mới được ngừng phun.
- Đối với những đám cháy chất lỏng, phải phun bao phủ lên bề mặt nơi cháy. Tránh phun trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn văng ra ngoài và cháy to hơn.
Cách chọn mua bình PCCC chất lượng:
- Chất lượng bình PCCC ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng dập lửa. Một bình PCCC chất lượng tốt sẽ giúp chữa cháy nhanh chóng, kịp thời và giảm thiểu tối đa các thiệt hại về tính mạng và tài sản của chúng ta nếu có sự cố cháy.
- Nên mua bình PCCC ở những địa chỉ uy tín, có đầy đủ tem, nhãn mác, các giấy tờ kiểm định, bảo hành phải rõ ràng. Hệ thống van và vòi xịt phải còn mới, vỏ bình phải mới và không có dấu hiệu sơn lại…
Cách bảo quản bình PCCC:
cách bảo quản bình PCCC
cách bảo quản bình PCCC
Để bình PCCC phát huy tối đa công dụng chữa cháy của mình. Ngoài việc tùy thuộc vào chất lượng của bình thì người sử dụng cần phải nắm rõ kiến thức về bình PCCC để có thể sử dụng bình đúng cách, đúng trường hợp. Đồng thời
- Đặt bình PCCC ở đúng vị trí theo quy định. Ở những nơi dễ nhìn thấy và dễ lấy để thuận tiện cho việc chữa cháy khi có sự cố hỏa hoạn.
- Đặt bình PCCC tại nơi khô ráo và thoáng gió. Tránh những nơi có ánh nắng chiếu vào trực tiếp hoặc nơi có tác động bức xạ nhiệt mạnh và nhiệt độ cao. Nhiệt độ môi trường cao nhất nơi đặt bình PCCC không nên vượt quá 50 độ C.
- Nếu để bình PCCC ở bên ngoài nhà phải có mái che cho bình
- Bình đã qua sử dụng hoặc có sự cố hỏng hóc cần phải để riêng, tránh nhầm lẫn lấy khi chữa cháy. Tốt nhất nên đi thay bình mới hoặc đi nạp sạc lại khí và bột tại các địa chỉ uy tín, có đủ điều kiện an toàn nạp sạc.
- Nếu kim trên đồng hồ đo áp suất ở dưới vạch xanh thì phải tiến hành nạp lại khí đẩy (Nếu kim trên đồng hồ đo áp suất ở vạch xanh hoặc vàng thì bình vẫn sử dụng bình thường).
- Không để bình PCCC gần các thiết bị, máy móc dễ sinh nhiệt. Lúc di chuyển bình PCCC cũng cần tránh những va đập mạnh.
Vì sao phải kiểm định bình PCCC ?
vì sao phải kiểm định bình PCCC
vì sao phải kiểm định bình PCCC

- Do thời hạn sử dụng của một bình PCCC bất kỳ không được ghi rõ trên vỏ bình. Vì vậy cần phải kiểm tra bình PCCC thường xuyên để biết bình có còn sử dụng được nữa không. Kiểm định bình PCCC để đảm bảo bình PCCC luôn trong trạng thái sẵn sàng. Có thể sử dụng trong những tình huống bất ngờ.
- Khí CO2/ bột trong bình PCCC chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định. Nếu để lâu quá thời hạn mà người sử dụng không kiểm tra mà đưa vào sử dụng sẽ rất dễ dẫn đến việc bình mất tác dụng cứu hỏa hoặc không hiệu quả dập tắt đám cháy.
- Để có thể sử dụng được các bình PCCC này trong thời gian dài nhất có thể. Bên cạnh việc lựa chọn được loại bình phù hợp với địa điểm và nhu cầu. Bạn cần phải kiểm định bình PCCC thường xuyên.
Quy trình kiểm định bình PCCC:
quy trình kiểm định bình PCCC
quy trình kiểm định bình PCCC
Các bước kiểm định bình PCCC được thực hiện theo khoản 2 điều 18 của thông tư 66/2014/TT-BCA.
- Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sàn xuất, số seri, các thông số kỹ thuật khác của bình PCCC.
- Kiểm tra chủng loại, mẫu mã bình PCCC.
- Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp đo xác suất và các phương pháp đo khác.
- Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định (theo mẫu PC18).
Quy trình bảo dưỡng bình PCCC
– Đối với bình PCCC CO2: Để kiểm tra lượng khí CO2 có trong bình, ta phải kiểm tra trọng lượng của bình cứu hỏa. Nếu trọng lượng bình cứu hỏa giảm đi nhiều, đồng nghĩa với việc khí CO2 trong bình còn ít và không đủ cho lần sử dụng sau. Cần có phương án nạp sạc lại bình PCCC CO2.
– Đối với bình PCCC bột : Kiểm tra khí đẩy có trong bình thông qua đồng hồ áp kế rồi so sánh với thông số ban đầu. Kiểm tra lượng bột còn trong bình ta làm tương tự bình PCCC CO2.
– Kiểm định phải đảm bảo bình PCCC đặt đúng vị trí quy định, nơi dễ nhìn, dễ sử dụng, vẫn còn niêm phong theo quy định. Vỏ bình PCCC phải được kiểm tra thủy lực, cường độ tối thiểu là 30 MPa và vỏ bình không bị biến dạng, hư hỏng, ăn mòn, rò rỉ… Tiếp đến là kiểm tra dây loa phun và cò bóp của bình PCCC xem có bị tắc dây loa phun hay cò bóp có bị liệt hay không…
– Tháo và kiểm tra lại hiện trạng bên trong bình PCCC. Nạp lại khí CO2 cho đầy để tránh sự thiếu áp lực trong bình nhằm đảm bảo chất lượng bình PCCC luôn trong tình trạng tốt nhất để dập tắt các đám cháy hiệu quả.
– Sau khi kiểm tra toàn diện bình PCCC nếu bình đạt yêu cầu mới được phép sử dụng. Nếu bình không đạt tiêu chuẩn, đưa ra các biện pháp bảo trì, khắc phục hợp lý.
– Nên có một cuốn sổ để ghi lại chi tiết mỗi lần kiểm định bình PCCC.
Có bắt buộc phải kiểm định bình PCCC không?
có bắt buộc phải kiểm định bình PCCC không
có bắt buộc phải kiểm định bình PCCC không
- Việc kiểm định, kiểm tra, bảo dưỡng bình PCCC là mang tính bắt buộc. Theo luật PCCC, cụ thể:
+ Khoản 5 Điều 38 của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của chính quy quy định “ Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất mới trong nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an”.
+ TCVN 48-1996 Phòng cháy chữa cháy doanh nghiệp thương mại và dịch vụ - Những quy định chung.
 + TCVN 3890-84 Phương tiện và thiết bị chữa cháy Bố trí, bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng.
 + TCVN 7435-2:2004-ISO 11602 2: 2000 quy định về kiểm tra và bảo dưỡng bình chữa cháy.
Hồ sơ kiểm định bình PCCC gồm những gì
Tại khoản 4 điều 18 của Thông tư 66/2014/TT-BCA, cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi một bộ hồ sơ đề nghị kiểm định và cung cấp mẫu phương tiện cần kiểm định cho cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
- Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sàn xuất, số seri, các thông số kỹ thuật khác của bình PCCC.
- Kiểm tra chủng loại, mẫu mã bình PCCC.
- Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp đo xác suất và các phương pháp đo khác.
- Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định bình PCCC (theo mẫu PC18).
Thời hạn kiểm định bình PCCC?
Mỗi phương tiện PCCC chỉ phải kiểm định 1 lần. Tuy nhiên chúng tôi khuyến cáo:
– Đối với những nơi có khả năng xảy ra sự cố hỏa hoạn cao như kho xưởng, nhà máy, công ty… Nên kiểm định thường xuyên, tốt nhất mỗi tháng 1 lần.
– Đối với những trường hợp khác thì nên kiểm định bình PCCC mỗi 6 tháng một lần đối với bình đã qua sử dụng và đã được nạp sạc lại, hoặc ít nhất 12 tháng đối với bình PCCC mới.
– Ngoài ra, sau mỗi 5 năm sử dụng cần kiểm định lại bình PCCC. Trước khi quyết định nạp sạc khí CO2 hoặc bột chữa cháy, chất chữa cháy mới cần kiểm tra thủy lực và kiểm tra tình trạng hiện tại của vỏ bình. Xem vỏ bình còn đạt tiêu chuẩn hay không mới nên tiến hành nạp và đưa vào sử dụng tiếp.
– Đối với trường hợp bình PCCC bị mòn hay các hư hỏng khác. Cần liên hệ trung tâm kiểm định uy tín để được các chuyên viên kiểm tra kỹ lưỡng bình PCCC.
– Trích theo mục 4.2.1: Bình chữa cháy phải được kiểm tra khi lần đầu đưa vào sử dụng và sau đó phải được kiểm tra định kỳ khoảng 30 ngày. Bình chữa cháy phải được kiểm tra với chu kỳ ngắn hơn khi có yêu cầu.
thời hạn kiểm định bình PCCC
thời hạn kiểm định bình PCCC
Báo giá kiểm định bình PCCC:
Chi phí dịch vụ kiểm định bình PCCC được quy định trong pháp luật của nhà nước. Trong Thông tư 42/2016/TT-BTC
Tuy nhiên còn tùy vào khoảng cách xa hay gần, loại bình PCCC và hiện trạng của bình PCCC mà chi phí kiểm định bình PCCC sẽ khác nhau.
Địa chỉ kiểm định bình PCCC uy tín, rẻ nhất
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ kiểm định vì thế bạn đang băn khoăn nên lựa chọn một địa chỉ kiểm định bình PCCC uy tín mà giá rẻ thì không thể bỏ qua Công ty Cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định bình PCCC với giá thành rẻ nhất.
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định nối đất chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét, đo tiếp địa, Kiểm định hệ thống điện, trạm điện, máy biến áp….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, xe nâng, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cổng trục, palang, vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: máy nén khí, bình chịu áp lực, máy bơm hơi, nồi hấp, bồn gas, đường ống dẫn gas,…
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy trộn bê tông, kích thuỷ lực…..
– Huấn luyện an toàn lao động
Công ty chúng tôi là đơn vị có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Với đội ngũ kiểm định viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Quý khách có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí các công việc cần chuẩn bị để kiểm định bình PCCC  vui lòng liên hệ : 0909 555 861- 028 3831 4194
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.  
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét