Kiểm định hệ thống chống sét NHANH- CHÍNH XÁC- GIÁ RẺ 0938 261 746 - 0902 464 585: Kiem Dinh Gondola

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Kiem Dinh Gondola

Kiem Dinh Gondola
Kiem Dinh Gondola
KHÁI NIỆM GONDOLA
GONDOLA là một hệ thống kết cẩu bao gồm sàn công tác, kết cấu dầm treo, cụm máy tời nâng, đối trọng, cáp thép và các cơ cấu, bộ phận an toàn khác nhằm tạo ra vị trí làm việc cho người và dụng cụ khi làm việc ở trên cao.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
 - Gondola được trang bị động cơ để di chuyển lên xuống bằng cách leo bám ma sát theo hai sợi cáp thép.
 - Hệ thống khung giá đỡ gồm có hai sợi cáp được treo và giữ ở trên cao khi đó hoạt động cơ khí có trang bị đối lưu.
 - Các vật liệu và thiết bị được giữ ở bên trong sàn làm việc cùng với người lao động để thực hiện các công việc xử lý bề mặt ngoài của tòa nhà.
 - Sàn làm việc có bề ngang từ 2.5 đến 7.5m sẽ cung cấp không gian thi công lớn, nâng cao năng suất làm việc của người lao động.
CẤU TẠO CỦA GONDOLA
Cấu tạo sàn treo gondola gồm: sàn làm việc, thiết bị điều khiển nâng hạ, khóa an toàn, thiết bị treo và hệ thống điện.
+ Sàn làm việc: Là một khối liên kết chắc chắn gồm thanh lan can được lắp vào phía trước và sau, tấm sàn ở vị trí đáy. Khung treo mô - tơ ở hai đầu sàn.
+ Thiết bị nâng hạ: Do mô tơ tời đảm trách nhiệm vụ nâng, hạ toàn bộ sàn treo gondola. Đây là loại động cơ điện giảm tốc có phanh nam châm điện từ.
+ Khóa an toàn: Để đảm bảo an toàn từ dây cáp treo hoặc từ mô-tơ tời, sàn treo được trang bị hai khóa an toàn gắn ở hai đầu khung treo mô tơ.
+ Hệ thống điện: Hệ thống điện sử dụng để điều khiển hoạt động di chuyển lên xuống bằng tay điều khiển hoặc trực tiếp trên tủ điện.
+ Thiết bị treo: Thiết bị treo được đặt tại vị trí cao nhất của công trình thường là trên tầng thượng của các tòa nhà.
VAI TRÒ CỦA GONDOLA TRONG ĐỜI SỐNG.
vai trò của gondola
vai trò của gondola
   - Hoàn thiện: Trát, sơn mới, lắp kính.
   - Trang trí: làm đèn led biểu tượng quảng cáo. Gắn ốp gạch lên tường
   - Bảo dưỡng: Làm sạch bề mặt tòa nhà cao tầng.
   - Vệ sinh, bảo dưỡng công trình.
   - Trát, sơn mới hoàn thiện công trình.
   - Lắp kính nhà cao tầng.
   - Thi công địa hình phức tạp.
NHỮNG  NGUY HIỂM TỪ GONDOLA
- Gondola bị rò rỉ điện, chập điện dẫn đến người sử dụng bị giật điện.
- Gondola bị hỏng hóc gây ngừng hoạt động trong quá trình làm việc.
- Gondola bị cháy nổ do người vận hành không sử dụng đúng cách.
- Bị té từ gondola xuống gây ảnh hường đến tính mạng nghiêm trọng cũng như thiệt hại về tài sản....
QUY TẮC VẬN HÀNH GONDOLA AN TOÀN
- Những người vận hành gondola phải được trải qua khóa học nghiệp vụ, được đào tạo về chuyên  môn cũng như huấn luyện an toàn theo quy định.
- Phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi  vận hành, kiểm tra thiết bị một cách thận trọng và kỹ lưỡng  theo các quy tắc an toàn đưa ra.
-Phải châp hành những yêu cầu lao động trước khi vận hành như: Mặc đồ bảo hộ, nón bảo, đeo dây an toàn có móc khóa. Dây an toàn phải chắc chắn được cố định độc lập so với sàn nâng để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Những người vận hành gondola chỉ được phép làm việc trong khu vực sàn nâng hoạt động. Tuyệt đối không được leo trèo ra ngoài và đùa giỡn, ăn uống trên sàn trong khi làm việc.
-Vận hành thiết bị phải nhẹ nhàng , tỉ mỉ, cân bằng, tránh những tác động mạnh  tạo ra những chấn động ảnh hưởng đến khả năng làm việc của sàn nâng.
- Không được phép sử dụng quá trọng tải cho phép. Dụng cụ phải được sắp xếp bằng phẳng trên sàn nâng. Tải rơi rụng phải chứa trong bao chuyên dụng và phải có tải đựng đồ nghề cho nhân công.
- gondonla phải được chỉnh lại ngay nếu nó bị nghiêng, lật. Sự khác nhau về độ cao của hai đầu không được cao hơn 15 cm.
- Không sử dụng các phần nối thêm để làm quá chiều dài cho phép của sàn nâng.
- Không quăng, ném các vật tư, thiết bị làm việc  từ trên sàn nâng xuống đất.
- Sau khi hoàn thành công việc phải cắt điện, khóa tủ điều khiển và làm sạch thiết bị. Không cho phép bất cứ vật lạ hay chất bẩn hoặc nước dính vô  các động cơ điện.
- Khu vực làm việc phải được cự lập bằng hàng rào, biển báo để không ảnh hưởng đến những người xung quanh. Đặc biệt khu vực có người qua lại.
- Trước khi làm việc công nhân vận hành và cán bộ quản lý phải kiểm tra chắc chắn các khu vực sau:
  + Đối trọng (đảm bảo khối lượng và vị trí theo bản vẽ thiết kế).
  + Khung sàn và kết cấu kim loại
  + Hệ thống điện nguồn
  + Tình trạng cáp tải và cáp bảo hiểm,, khóa an toàn.
- Khi sàn nâng được tháo rời , tách ra từng bộ phận như: các cơ cấu, bộ phận hoặc thay đổi vị trí trước đó thì phải được kiểm định lại theo quy định của nhà nước.Tuyệt đối không được sử dụng thiết bị khi chưa được kiểm định
TIÊU CHUẨN VÀ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM ĐỊNH GONDOLA
tiêu chuẩn an toàn gondola
tiêu chuẩn an toàn gondola
- QCVN 7:2012/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
- QCVN 05:2008/BXD Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khỏe
- TCVN 5208-3:2008 . Cần trục, yêu cầu đối với cơ cấu công tác. Phần 3-Cần trục tháp;
- TCVN 8590-3:2010 . Cần trục-phân loại theo chế độ làm việc. Phần 3-Cần trục tháp;
- TCVN 4244:2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
- TCVN 4755:1989: Cần trục - Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thủy lực;
- TCVN 5206:1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;
- TCVN 5207:1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung;
- TCVN 5209:1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;
- TCVN 5179:1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu thử thủy lực về an toàn;
- TCVN 7549-3:2007 : Cần trục - Sử dụng an toàn cần trục tháp;
- TCVN 9358:2012: Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung;
- TCXDVN 9385:2012: Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
- ASME 30.3-2009: Safety Standard Tower Cranes - Tiêu chuẩn an toàn cần trục tháp;
Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tại Quy trình kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
Việc kiểm định các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn của cần trục tháp có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.
KIỂM ĐỊNH GONDOLA LÀ GÌ
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của GONDOLA theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo. Trước khi đưa vào sử dụng lần đầu. Và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
TẠI SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH GONDOLA
- Đảm bảo an toàn của người lao động
- Thông qua quá trình kiểm định phát hiện những hư hỏng, tiến hành khắc phục sửa chữa.
- Tuân thủ theo quy định của pháp
NHỮNG LOẠI GONDOLA NÀO PHẢI KIỂM ĐỊNH
những loại gondola nào phải kiểm định
- Để đảm bảo cho máy hoạt động chính xác. Không bị sự cố, hiệu quả cao trong công việc. Chúng ta nên tiến hành kiểm định tất cả GONDOLA một cách thường xuyên nhất.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH GONDOLA
- Chuẩn bị hồ sơ, lý lịch GONDOLA
- Ngưng hoạt động của GONDOLA phục vụ kiểm định
- Riêng đối với GONDOLA mới nhập khẩu, đang trong kho của Hải quan. Thì ngoài ra còn phải chuẩn bị giấy chứng nhận CO, CQ của máy
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch GONDOLA
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
- Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
- Kiểm tra vận hành;
- Xử lý kết quả kiểm định.
KIỂM ĐỊNH GONDOLA TRONG BAO LÂU
- Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian GONDOLA trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài
KIỂM ĐỊNH XONG THÌ BAO LÂU CÓ HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH
- Theo quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường. Kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường. Thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
HỒ SƠ GONDOLA GỒM NHỮNG GÌ
hồ sơ kiểm định có những gì
hồ sơ kiểm định có những gì
Hồ sơ kiểm định cơ bản tối thiểu phải có những loại sau:
- Lý lịch thiết bị
- Biên bản kiểm định
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
-Tem kiểm định
- Quyết định giao nhiệm vụ vận hành GONDOLA của đơn vị sử dụng
THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH GONDOLA
GONDOLA nên được kiểm định, kiểm tra đúng định kỳ. ít nhất 1 lần/ năm
KIỂM ĐỊNH GONDOLA Ở ĐÂU
Tại thành phố Hồ Chí Minh Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những trung tâm kiểm định uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố chuyên kiểm định GONDOLA.
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định nối đất chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét, đo tiếp địa, Kiểm định hệ thống điện, trạm điện, máy biến áp….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, xe nâng, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cổng trục, palang, vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: máy nén khí, bình chịu áp lực, máy bơm hơi, nồi hấp, bồn gas, đường ống dẫn gas,…
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy trộn bê tông, kích thuỷ lực…..
– Huấn luyện an toàn lao động
Công ty chúng tôi là đơn vị có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Với đội ngũ kiểm định viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Quý khách có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí các công việc cần chuẩn bị để kiểm định điện trở nối đất vui lòng liên hệ : 0909 555 861- 028 3831 4194
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.  
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét