Kiểm định hệ thống chống sét NHANH- CHÍNH XÁC- GIÁ RẺ 0938 261 746 - 0902 464 585: Kiem Dinh Noi Hoi

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Kiem Dinh Noi Hoi

Kiem Dinh Noi Hoi
Kiem Dinh Noi Hoi
 KHÁI NIỆM 
- Nồi hơi hay còn gọi với tên khác là lò hơi. Là thiết bị sử dụng nhiên liệu (giấy vụn, than củi, trấu…hoặc khí gas, dầu ) để đun sôi nước tạo thành hơi nước mang nhiệt để phục vụ cho các nhu cầu về nhiệt trong lĩnh vực công nghiệp như sấy, nhuộm, hơi để chạy tua-bin máy phát điện, vv...
- Tùy theo mục đích sử dụng của nồi hơi mà người ta tạo ra nguồn hơi và nhiệt độ có áp suất khác nhau theo yêu cầu.
PHÂN LOẠI
Gồm có 6 loại nồi hơi cơ bản như sau:
+ Nồi hơi ống lửa
+ Nồi hơi ống nước
+ Nồi hơi làm mát
+ Nồi hơi sôi lại
+ Nồi hơi đi qua một lần.
CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC
- Cấu tạo đơn giản nhất của nồi hơi gồm có hai trống nước (bao nước), một trống nước ở phía trên, một trống nước ở phía dưới, có hai dàn ống, một dàn nằm trong buồng đốt để được đốt nóng tạo ra hỗn hợp hơi và nước sôi dịch chuyển lên trống trên (còn gọi là trống hơi)
- Một dàn nằm phía ngoài vách nồi đưa nước đã được lọc bỏ hơi di chuyển xuống trống dưới (còn gọi là trống nước).
- Việc tuần hoàn hỗn hợp nước sôi cùng với hơi nước đi lên trống trên để phân tách hơi, nước từ trống trên xuống trống dưới có thể là tuần hoàn tự nhiên hoặc cũng có thể là tuần hoàn có cưỡng bức phải sử dụng tới bơm chuyên dụng.
- Trống trên là bộ phận tách hơi ra khỏi hỗn hợp hơi với nước, phần hơi đi ra khỏi bao hơi (trống hơi) sẽ được đưa đến bộ quá nhiệt là các dàn ống xoắn ruột gà (hoặc các cấu tạo khác) được đặt ngang hoặc dọc trên đỉnh nồi hơi công nghiệp để tận dụng nhiệt của khói nồi
-Tại đây hơi nhận thêm một lượng nhiệt để hình thành hơi quá nhiệt (hơi khô), hơi quá nhiệt này có áp suất và nhiệt độ cao sẽ được đưa đến cho các thiết bị như động cơ hơi nước, tua bin hơi nước..
ỨNG DỤNG CỦA NỒI HƠI
Ứng dụng của nồi hơi
Ứng dụng của nồi hơi
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người ta tạo ra nguồn hơi có nhiệt độ và áp suất phù hợp để đáp ứng cho các loại hệ thống, công nghệ khác nhau:
- Hệ thống nấu ăn, bếp ăn công nghiệp sử dụng bằng hơi.
- Bể bơi nước nóng bốn mùa, mạng nước nóng cho khu vui chơi chơi và nhà hàng, khách sạn, trường học.
- Hệ thống xông hơi, massage
- Hệ thống làm phở, bún, bánh ướt và các loại thực phẩm khác.
- Giặt là trong nhà máy may
- Dùng để hấp, sấy, thanh trùng, tiệt trùng ở các nhà máy thực phẩm, đồ uống
- Sấy gỗ, sấy xốp, sấy bột cá thức ăn gia súc, hấp mây tre đan. Dùng để sấy các thức ăn cho gia súc hoặc các đồ gia dụng được làm bằng tre, nứa.
- Hệ thống nồi nấu rượu
- Làm nguồn cung cấp nhiệt, cung cấp hơi và dẫn nguồn nhiệt, nguồn hơi đến các hệ thống máy móc cần sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp
- Và điều đặc biệt mà không có các thiết bị nào có thể thay thế được là chúng tạo ra nguồn năng lượng vô cùng an toàn, không gây cháy để vận hành các thiết bị máy móc hoặc các động cơ ở những nơi cần cấm lửa và cấm nguồn điện (như các kho xăng, dầu), vận hành đầu máy xe lửa hơi nước, tur-bine máy phát điện...
NGUY HIỂM KHI SỬ DỤNG NỒI HƠI.
- Đáng kể nhất là hiện tượng nổ áp lực (hay còn gọi là nổ vật lý): nguyên nhân là do kết cấu và nguyên vật liệu chế tạo không được đảm bảo an toàn, không có chế độ kiểm tra theo định kỳ để phát hiện tình trạng kết cấu của thiết bị không có khả năng chịu được áp lực trong quá trình hoạt động.
- Nguy cơ bỏng: nguyên nhân là do nước nóng bị rò rỉ ở các van khóa, van an toàn, hay tại bể ống thủy sáng, than cháy văng bắn qua của nồi...
- Nguy cơ điện giật: nguyên nhân là do các thiết bị điện đi kèm theo nồi hơi công nghiệp không được lắp đặt theo đúng chuẩn an toàn kỹ thuật.
- Môi trường làm việc tồn động nhiều bụi, nhiệt độ cao, không được thông thoáng, tích tụ nhiều hơi khí độc(Co, CO2,...)
AN TOÀN KHI SỬ DỤNG NỒI HƠI.
An toàn khi sử dụng nồi hơi
An toàn khi sử dụng nồi hơi
- Trước khi vận hành nồi hơi
Trước khi vận hành nồi hơi cần kiếm tra kĩ các bộ phận quan trọng như:
+ Các loại van, hệ thống cấp nước, hệ thống đường ống, hệ thống nhiên liệu,…đã được lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật hay chưa. Các van phải đảm bảo kín và đóng mở dễ dàng.
+ Các thiết bị đo lường, an toàn phải đảm bảo đúng yêu cầu quy phạm: áp kế có vạch đỏ chỉ áp suất làm việc tối đa cho phép, ống thủy sáng phải có vạch đỏ chỉ mức nước trung bình, van an toàn được chỉnh áp suất hoạt động theo quy phạm.
+ Nhiên liệu và nước cấp đã đủ dự trữ và đảm bảo chất lượng hay chưa, nếu nước cạn sẽ không thể khởi động được vòi đốt.
- Trong khi vận hành nồi hơi
+ Khởi động vòi đốt bằng nút bấm vòi đốt trên tủ điều khiển ở chế độ tự động để khi áp suất lò đạt mức mong muốn lò sẽ ngừng hoạt động.
+ Khi lò xuất hiện hơi nước thì đống van xả le lại, tăng quá trình đốt
+ Khi áp suất lò đạt từ 1 đến 1,5KG/cm2 tiến hành đóng van xả khí, kiểm tra trạng thái các van, thông rửa ống thủy, áp kế
+ Khi lò đạt áp suất 2KG/cm2 dùng cờ lê vặn chặt các đai ốc trong phạm vi chịu lực của nồi hơi
+ Khi áp suất ở trong lò đạt đến mức áp suất làm việc tối đa Plv, thì việc cấp nước vào lò đến vạch trung bình…
+Trong quá trình vận hành cần thường xuyên theo dõi chế độ cháy của nồi hơi qua tấm phản chiếu trên đỉnh đầu.
Sau khi vận hành nồi hơi
- Sau khi đã sử dụng xong phải tiến hành ngừng lo hơi.
+ Ngừng hoạt động của vòi đốt
+ Đóng van cấp hơi và xả hơi ra ngoài khí quyển bằng cách mở van xả le hoặc kênh van an toàn để giảm áp suất của lò xuống
+ Cấp nước vào lò để nâng mức nước trong lò lên mức cao nhất của ống thủy
+ Để lò nguội từ từ có sự giám sát thường xuyên của người vận hành nồi hơi
Khi có sự cố xảy ra và phải ngừng hoạt động của nồi hơi để đảm bảo an toàn.
Cách ngừng nồi hơi đột ngột khi có sự cố:
+ Thực hiện nhanh bấm còi báo động ngừng lò khẩn cấp ngay.
+ Tạm dừng ngay hoạt động của hệ thống đốt nhiên liệu bằng nút STOP, đóng van cấp hơi, kênh van an toàn, mở van xả le.
+ Cấp đầy nước vào lò, tuy nhiên nếu xảy ra sự cố cạn nước thì nghiêm cấm việc cấp nước vào lò.
+ Để lò nguội từ từ dưới sự giám sát của người vận hành.
CÁCH BẢO DƯỠNG NỒI HƠI
Cách bảo dưỡng nồi hơi
Cách bảo dưỡng nồi hơi
- Phải lắp đặt hệ thống xử lý nước trước khi đưa vào lò. Đồng thời phải khử sạch các i-on kim loại như Ca2+, Mg2+.. Vì những ion kim loại này khi đun ở nhiệt độ cao sẽ gây ra hiện tượng kết tủa bám vào thành ống, gây ra hiện tượng tắc ống.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị an toàn gắn trên nồi hơi.
- Kiểm tra và bảo dưỡng nồi hơi theo đúng quy trình của nhà chế tạo.
- Điều quan trọng nhất không thể thiếu đó là phải kiểm định nồi hơi định kỳ để phát hiện, đánh giá các mối nguy hiểm có thể xảy ra đối với nồi hơi.
Kiểm định nồi hơi là hoạt động kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật của nồi hơi so với các tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia bằng các phương pháp khoa học khác nhau. Đảm bảo nồi hơi hoạt động bình thường, đảm bảo an toàn cho người vận hành và những người xung quanh.
KIỂM ĐỊNH NỒI HƠI KHI NÀO
Kiểm định nồi hơi khi nào
Kiểm định nồi hơi khi nào
- Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: Là hoạt động kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
- Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi đã hết thời hạn của lần kiểm định trước.
- Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn nồi hơi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn:
+ Khi sử dụng lại các nồi hơi đã ngưng hoạt động từ 12 tháng trở lên;
+ Sau khi tiến hành các hoạt động sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi.
+ Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt nồi hơi;
+ Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền.
 1. Chuẩn bị kiểm định
- Thông báo cho cơ sở về kế hoạch và các yêu cầu trước khi tiến hành kiểm định nồi hơi.
- Lập các biện pháp an toàn với cơ sở sử dụng nồi hơi trước khi kiểm định.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện, thiết bị phục vụ cho quá trình kiểm định.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị bị bảo vệ cá nhân.
Dụng cụ phục vụ quá trình kiểm định:
- Kính lúp
- Búa
- Dụng cụ đo chuyên dụng
- Đèn chiếu sáng chuyên dụng….
2. Kiểm tra hồ sơ
- Kiểm tra, xem xét hồ sơ lý lịch của nồi hơi.
- Kiểm tra bên ngoài
+ Mặt bằng, vị trí lắp đặt.
+ Hệ thống chiếu sáng vận hành.
+ Sàn thao tác, cầu thang, giá treo.
+ Hệ thống tiếp đất an toàn điện, chống sét (nếu có).
+ Kiểm tra các thông số kỹ thuật trên nhãn mác của nồi hơi so với hồ sơ lý lịch.
+ Kiểm tra tình trạng của các thiết bị an toàn, đo lường và phụ trợ: số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật... so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.
+ Các loại van trên nồi hơi: số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so... với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.
+ Kiểm tra thiết bị cấp nước, xử lý nước: số lượng, tình trạng kỹ thuật, các chế độ nước cấp.
+ Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi.
+ Tình trạng của lớp bảo ôn cách nhiệt.
+ Kiểm tra các chi tiết ghép nối.
Cần chú ý phát hiện những vấn đề sau: Các vết nứt, rạn, vết móp, chỗ phồng phía trong và phía ngoài thành; Dấu vết rò rỉ hơi; Tình trạng bám cặn, han gỉ, ăn mòn kim loại các bộ phận.
4. Kiểm tra khả năng chịu áp lực
Các bước kiểm định nồi hơi
Các bước kiểm định nồi hơi
- Kiểm tra khả năng chịu áp lực và độ kín của nồi hơi bằng phương pháp thử thủy lực:
+ Áp suất thử thủy lực nồi hơi phụ thuộc vào áp suất làm việc định mức cho phép.
+ Thời gian duy trì áp suất thử thủy lực lần đầu là 20 phút; nồi hơi được kiểm định định kỳ hoặc bất thường là 5 phút.
+ Cấp đầy nước vào nồi hơi, tăng áp suất theo quy định để tránh sự giãn nở đột ngột.
+ Không được gõ búa trong thời gian nồi hơi chịu áp suất thử.
+ Giảm từ từ đến áp suất làm việc và duy trì cho đến khi kết thúc quá trình kiểm tra.
+Dùng búa kiểm tra gõ vào các vị trí có nghi ngờ khuyết tật. Sau đó giảm áp suất về không theo quy định.
- Khi kiểm định nồi hơi nếu phát hiện thấy vết nứt bề mặt hoặc rò rỉ, hở tại các mối núc, mối tán đinh… phải tìm nguyên nhân và phải có biện pháp thức xử lý triệt để.
5. Kiểm tra vận hành
- Kiểm tra các điều kiện để đảm bảo nồi hơi vận hành bình thường.
- Tiến hành đốt và tăng áp suất nồi hơi.
- Nếu thấy có hiện tượng bất thường phải dừng nồi hơi theo đúng quy trình. Tiến hành kiểm tra, tìm nguyên nhân, kết luận và các biện pháp khắc phục.
- Nếu không có hiện tượng bất thường thì tiếp tục tăng áp suất để kiểm tra và điều chỉnh áp suất làm việc của các van an toàn. Thực hiện niêm chì cho van an toàn kiểm tra.
Đánh giá, kết luận.
VÌ SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH NỒI HƠI
Vì sao phải kiểm định nồi hơi
Vì sao phải kiểm định nồi hơi
- Nồi hơi là thiết bị phát sinh ra hơi nước bão hòa với áp suất và nhiệt độ cao nên sẽ rất nguy hiểm cho người sử dụng nếu vận hành không đúng quy trình kỹ thuật.
- Hoặc thiết bị không được kiểm định an toàn, từ đó không thể phát hiện các khuyết tật, sự cố, trục trặc kỹ thuật trong quá trình sử dụng.
- Các sự cố thường do các tạp chất có trong nguồn nước cấp vào lò không được qua xử lý hoặc xử lý không triệt để, lâu ngày chúng tạo nên những cáu cặn bám và ăn mòn bề mặt kim loại. Hoặc cáu cặn bám vào các thiết bị an toàn gây rò rỉ, hư hỏng có thể dẫn đến các nguy cơ như nổ lò.
CÓ BẮT BUỘC KIỂM ĐỊNH NỒI HƠI KHÔNG
Vì nồi hơi là thiết bị thuộc danh mục thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. Bắt buộc phải kiểm định
- Thực hiện kiểm định an toàn nồi hơi là tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuần, tiêu chuẩn của thiết bị đó.
+ TCVN 7704: 2007 – Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa;
+ QCVN 01:2008 – BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
- Đối với nồi hơi kiểm định lần đầu thì thời hạn kiểm định nồi hơi không quá 2 năm.
- Đối với nồi hơi sử dụng trên 10 năm thì hạn kiểm định không quá 1 năm.
- Tuy nhiên thời hạn kiểm định an toàn nồi hơi còn phụ thuộc vào công tác bảo trì bảo dưỡng định kỳ có đạt hay không và tình trạng hoạt động của nồi hơi.
BÁO GIÁ KIỂM ĐỊNH NỒI HƠI
Báo giá kiểm định nồi hơi
Báo giá kiểm định nồi hơi
Gía dịch vụ kiểm định nồi hơi tùy thuộc vào khoảng cách xa gần, loại nồi hơi, tình trạng nồi hơi...Để biết chi tiết bảng giá dịch vụ kiểm định nồi hơi, quý khách hàng vui lòng xem tại đây.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố chuyên kiểm định nồi hơi với giá thành rẻ nhất.
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định nối đất chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét, đo tiếp địa, Kiểm định hệ thống điện, trạm điện, máy biến áp….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, xe nâng, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cổng trục, palang, vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: máy nén khí, bình chịu áp lực, máy bơm hơi, nồi hấp, bồn gas, đường ống dẫn gas,…
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy trộn bê tông, kích thuỷ lực…..
– Huấn luyện an toàn lao động
Công ty chúng tôi là đơn vị có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Với đội ngũ kiểm định viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Quý khách có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí các công việc cần chuẩn bị để kiểm định nồi hơi vui lòng liên hệ : 0909 555 861- 028 3831 4194
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.  
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét