Kiểm định hệ thống chống sét NHANH- CHÍNH XÁC- GIÁ RẺ

Kiem Dinh Xe Nang Nguoi

Kiem Dinh Xe Nang Nguoi
Kiem Dinh Xe Nang Nguoi
 XE NÂNG NGƯỜI LÀ GÌ
- Xe nâng người là phương tiện chuyên dụng dùng để thực hiện các thao tác nâng, hạ, di chuyển người và là dụng cụ làm việc ở trên cao.
PHÂN LOẠI 
- Xe nâng người tự hành ( nâng hạ và di chuyển bằng năng lượng điện hoặc dầu Diezel )
Xe nâng người bán tự hành ( nâng hạ bằng điện, di chuyển bằng kéo tay )
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG 
- Xe nâng người là thiết bị nâng, sử dụng các cơ cấu cơ khí như xi lanh thuỷ lực, hệ trục vitme, đai ốc, hệ kết cấu bình hành, xích nâng, kết cấu dạng cần…để tạo ra chuyển động của cơ cấu nâng. 
- Chuyển động của kết cấu nâng gắn với xe nâng người gồm chuyển động theo phương thẳng đứng và phương ngang trong không gian. 
- Với những chuyển động này xe nâng người có thể đưa người lên bất kỳ vị trí nào trong tầm với của xe nâng người.
CẤU TẠO XE NÂNG NGƯỜI
- Xe nâng người được thiết kế gồm ba bộ phận chính liên kết với nhau chắc chắn:
Phần chân xe.
Có bốn chân trụ chịu lực bám đất tốt tạo sự cân bằng cho xe.
Có bốn bánh xe giúp việc di chuyển dễ dàng.
Và bộ điều khiển điều chỉnh độ cao làm việc hoặc xử lý sự cố khi cần.
Phần khung xe.
- Hình cắt kéo loại cấu trúc cơ chế cấu tạo mang tính ổn định cao.Chất liệu được làm bằng thép chất lượng cao.
- Còn phần trục nâng được làm bằng hợp kim nhôm cao cấp nên cực kỳ chắc chắn.
Phần giỏ nâng hay ca bin làm việc
Có khung bao quanh và bộ điều khiển đảm bảo an toàn cho người lao động.
VAI TRÒ CỦA XE NÂNG NGƯỜI TRONG ĐỜI SỐNG
Vai trò của xe nâng
Vai trò của xe nâng
- Sử dụng xe nâng người giảm chi phí lao động
- Tiết kiệm thời gian
- Đảm bảo an toàn cho người lao động
- Xe nâng người được sử dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay. Như là cắt tỉa cây xanh, phòng cháy chữa cháy, sửa chữa thiết bị chiếu sáng công cộng
- Thúc đẩy kinh tế phát triển
TIÊU CHUẨN AN TOÀN VỀ XE NÂNG NGƯỜI
Xe nâng người là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, mọi yếu tố đều phải tuân theo các tiêu chuẩn an toàn tối thiểu như sau:
– QCVN 22: 2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ;
– TCXD VN296: 2004, Dàn giáo – các yêu cầu về an toàn;
– TCVN 4755: 1989, Cần trục – Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thủy lực;
– TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ- Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;
– TCVN 5179: 1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thủy lực về an toàn.
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng người có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia.
NHỮNG TAI NẠN TIỀM ẨN KHI SỬ DỤNG XE NÂNG NGƯỜI
- Người lao động bị té ngã khi sử dụng
- Va chạm xe nâng với công trình, các phương tiện di chuyển khác
- Bị điện giật do vi phạm hành lang an toàn lưới điện
- Bị tai nạn lao động liên quan đến xe nâng người
- Lật xe, cháy nổ xe, hỏng xe…
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI SỬ DỤNG XE NÂNG NGƯỜI
sử dụng xe nâng người an toàn
sử dụng xe nâng người an toàn
- Người sử dụng xe nâng phải được huấn luyện và đào tạo về kỹ thuật lái xe nâng
- Phải kiểm tra xe trước khi vận hành
- Không sử dụng các chất kích thích khi vận hành
- Không tải thêm bất cứ vật dụng, dụng cụ nào khi không được phép
- Quan sát xung quanh khi làm việc, tránh va chạm
- Khi lái xe phải tuân thủ các nguyên tắc lái xe nâng người an toàn
- Không đùa giỡn khi đang lái xe
- Tuân thủ Quy tắc an toàn hành lang lưới điện
- Không được tự ý sử dụng xe khi không được sự cho phép của chủ xe.
- Không thay đổi kết cấu xe
- Mặc đồ bảo hộ lao động khi vận hành xe
- Dừng ngay xe khi có dấu hiệu hư hỏng
- Thường xuyên bảo trì, sửa chữa xe
- Kiểm định xe nâng người tại công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố đúng thời hạn
TẠI SAO BẮT BUỘC PHẢI KIỂM ĐỊNH XE NÂNG NGƯỜI
- Xe nâng người là thiết bị được các nước trên thế giới và Việt Nam quy định trong luật bắt buộc phải kiểm định. Tại Việt Nam quy định hiện hành năm 2018 là nghị định 44/2016/NĐ-CP và thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH
- Ngoài vấn đề phải kiểm định do Luật nhà nước quy định, thực tế còn do ý thức của người sử dụng xe nâng người mong muốn kiểm tra độ an toàn cho xe nâng người, nhằm phòng tránh nguy cơ tai nạn xe nâng người trong quá trình sử dụng.
KIỂM ĐỊNH XE NÂNG NGƯỜI LÀ GÌ
kiểm định xe nâng người là gì
kiểm định xe nâng người là gì
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của xe nâng người theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
ĐỐI TƯỢNG XE NÂNG NGƯỜI NÀO PHẢI KIỂM ĐỊNH
- Để đảm bảo an toàn cho người lao động. Tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra, tất cả các xe nâng người nên được tiến hành kiểm định tại công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH XE NÂNG NGƯỜI
- Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch xe nâng người
- Ngưng hoạt động của xe nâng người phục vụ kiểm định
- Chuẩn bị tải trọng thử để thử sức nâng của xe
- Chuẩn bị mặt bằng để vận hành, thao tác theo yêu cầu của kiểm định viên
- Người vận hành xe nâng người phải tham gia chứng kiến và thực hiện các thao tác điều khiển xe khi kiểm định viên yêu cầu
- Riêng đối với xe nâng người mới nhập khẩu, đang trong kho của Hải quan, thì ngoài ra còn phải chuẩn bị giấy chứng nhận CO, CQ của xe
CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH XE NÂNG NGƯỜI
các bước kiểm định xe nâng người
các bước kiểm định xe nâng người
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
– Các chế độ thử tải- phương pháp thử;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.
KIỂM ĐỊNH XE NÂNG NGƯỜI TRONG BAO LÂU
thời gian kiểm định xe nâng người
thời gian kiểm định xe nâng người
- Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định xe nâng người trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài
KIỂM ĐỊNH XONG THÌ BAO LÂU CÓ HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH
- Theo quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH XE NÂNG NGƯỜI GỒM NHỮNG GÌ
Hồ sơ kiểm định tối thiểu phải có những loại sau:
- Lý lịch thiết bị
- Biên bản kiểm định
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
- Tem kiểm định
- Quyết định giao nhiệm vụ vận hành xe nâng người của đơn vị sử dụng
THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH XE NÂNG NGƯỜI LÀ BAO LÂU, BAO LÂU THÌ PHẢI KIỂM ĐỊNH LẠI
- Thời hạn kiểm định xe nâng người là 01 năm, trong trường hợp đơn vị sử dụng có yêu cầu rất cao về an toàn thì thời hạn kiểm định có thể ngắn hơn
KIỂM ĐỊNH XE NÂNG NGƯỜI Ở ĐÂU
kiểm định xe nâng người ở đâu
kiểm định xe nâng người ở đâu
- Thực tế đơn vị sử dụng xe nâng người có thể mời trung tâm kiểm định cử kiểm định viên tới nhà máy hoặc địa điểm đặt xe nâng người để kiểm tra, tiết kiệm được chi phí vận chuyển xe tới trung tâm kiểm định
Tại thành phố Hồ Chí Minh công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là một trong những trung tâm kiểm định uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý.
- Giá, phí kiểm định xe nâng người được quy định tại 2 thông tư của nhà nước : Thông tư 73/2014/TT-BTC và thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH, ngoài ra tuỳ vào  khoảng cách xa gần mà có thêm phần phí dịch vụ, công tác phí.
Để biết giá kiểm định xe nâng người Quý khách có thể tham khảo 2 thông tư trên, hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giảm giá thấp nhất có thể.

Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố chuyên kiểm định XE NÂNG NGƯỜI.
Ngoài ra chúng tôi kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như thiết bị nâng, thiết bị áp lực, thiết bị trong xây dựng( nồi hơi, bình chịu áp lực, máy nén khí, thang máy, thang cuốn, tời nâng, palang, vận thăng, cẩu tháp, cần trục tự hành, xe nâng hàng, gondola, xe ủi, xe xúc, xe đào, hệ thống lạnh, giàn giáo, cầu trục, máy khoan máy cắt, máy mài, máy tiện, máy phay, máy phát điện, trạm điện, máy biến áp, máy bơm bê tông.
Công ty chúng tôi có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Có đội ngũ chuyên viên, kiểm định viên trình độ cao. Dày dạn kinh nghiệm Đảm bảo đáp ứng các nhu cầu công việc của quý khách.
Xem chi tiết dịch vụ kiểm định XE NÂNG NGƯỜI của chúng tôi tại đây.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, P14,Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 0938 261 746   028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
website: www.kiemdinhthanhpho.net

Kiem Dinh Xe Dao


Kiem Dinh Xe Dao
Kiem Dinh Xe Dao
KHÁI NIỆM XE ĐÀO
 - Xe đào là một thiết bị máy móc cơ giới gồm có tay cần, gầu đào và cabin gắn trực tiếp trên mâm quay.
 - Xe đào được biết đến như một công cụ không thể thiếu trong các công trình xây dựng lớn.
 - Trong xây dựng, xe đào là loại máy xây dựng chính trong công tác đào đất. Ngoài ra xe đào còn tham gia vào các hoạt động khác như giải phóng mặt bằng, bốc xếp vật liệu, vận chuyển vật liệu, phá vỡ công trình, đào đá, vật liệu.
 PHÂN LOẠI XE ĐÀO
 Về phân loại xe đào người ta có thể phân ra làm ba loại như sau:
 +Theo cơ cấu di chuyển
 +Theo dạng gầu
 +Nguyên lý làm việc.
 Theo cơ cấu di chuyển
 - Xe đào bánh xích và máy xúc bánh lốp. Trong đó máy xúc bánh xích được dùng nhiều với địa hình phức tạp. Đi chậm còn máy xúc bánh lốp thì có thuận lợi là tốc độ di chuyển nhanh hơn rất nhiều so với bánh xích.
 Theo dạng gầu
 - Xe đào gầu sấp người ta thường gọi là xe đào, thích hợp với việc đào đất đá, thiên hướng đào sâu xuống so với vị trí của máy đứng. Dùng để đào ao hồ, sông suối, rãnh…
 - Xe đào gầu ngửa hay thường gọi là máy xúc lật với gầu ngửa lên trên thích hợp cho việc đào đất đá, xúc vật liệu ngang bằng thân máy.
 - Ngoài ra còn có xe đào, mà thương được gọi là xe đào nhiều hơn đó là: xe đào gầu ngoạm, xe đào gầu dây, xe đào gầu bào, xe đào nhiều gầu.
 Theo nguyên lý làm việc
 -Xe đào thủy lực: hoạt động vận hành với gầu đào bằng hệ thống thủy lực
 - Máy xúc truyền động cáp: hoạt động vận hành bằng hệ thống tời cáp
 CẤU TẠO CỦA XE ĐÀO.
cấu tạo của xe đào
cấu tạo của xe đào
 - Hệ thống thủy lực trên xe đào thông thường có 02 bơm thuỷ lực chính kiểu piston, một bơm dầu điều khiển kiểu bánh răng.
 - Trên các máy công suất lớn có thêm một mạch thuỷ lực làm mát riêng, thì thường có thêm bơm dầu thuỷ lực mạch quạt làm mát kiểu piston.
 - Áp suất của hệ thống cũng như tốc độ động cơ có mối liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình làm việc và chúng được điều khiển thông qua hộp điều khiển bơm và động cơ.
 - Trong quá trình làm việc hộp đen thường xuyên kiểm soát các tín hiệu đầu vào từ: tay ga, màn hình hai cảm biến áp lực đầu ra của bơm, cảm biến ga, cảm biến tốc độ động cơ
 - Qua đó hộp đen sẽ gửi tín hiệu điều khiển đến bộ điều tốc để điều khiển tốc độ của động cơ. Gửi tín hiệu điều khiển đến van điện từ tỉ lệ.
 - Dòng dầu điều khiển từ bơm dầu điều khiển đi qua van điện từ tỉ lệ đến điều khiển góc mở đĩa nghiêng của 02 bơm thuỷ lực chính.
 - Điều này cho phép kiểm soát được đầu ra của bơm phù hợp với tải làm việc và công suất của động cơ.
 VAI TRÒ CỦA XE ĐÀO TRONG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT.
 - Xe đào phục vụ cho hầu hết tất cả các ngành nghề trong đời sống công nghiệp như: ngành xây dựng, san lấp mặt bằng, đào cống rãnh...vv
 - Xe đào làm việc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, sức lao động. Tăng năng suất lao động. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
 NGUY HIỂM KHI VẬN HÀNH XE ĐÀO.
 - Công nhân bị mắc kẹt và bị vùi lấp trong hố do sụt lở thành hố.
 - Công nhân bị va đập và bị thương khi đào xúc do các vật liệu rơi xuống hố.
 - Phương tiện ra vào không an toàn hoặc thiếu các phương tiện thoát hiểm trong trường hợp có lũ.
 - Xe máy tiến sát quá miệng hố, đặc biệt là khi quay đầu làm sụt mép hố;
 - Ngạt thở hoặc nhiễm độc do những khí nặng như khí thải của động cơ diezel hay động cơ xãng.
 BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI VẬN HÀNH XE ĐÀO.
 - Một trong số những tai nạn thường xuyên xảy ra như: lật máy xúc đào, va chạm với người xung quanh… do thợ lái không cẩn thận, không chú ý tới những nguyên tắc dưới đây.
 Người vận hành máy xúc đào phải có đủ các điều kiện sau:
 - Trên 18 tuổi, đủ điều kiện về sức khỏe
 -  Được đào tạo chuyên môn và được cấp bằng lái máy xúc đào.
 - Người vận hành xe đào phải được huấn luyện bảo hộ lao động an toàn và được cấp thẻ bảo hộ lao động an toàn.
 Trước khi thực hiện công việc tại một nơi mới, người vận hành máy xúc đào cần phải nắm rõ thông tin:
 - Tình trạng nền đất
 - Vị trí dốc/ hào hố
 -  Các đường ống, đường dây điện, cáp ngầm bên dưới…
biện pháp an toàn khi vận hành xe đào
biện pháp an toàn khi vận hành xe đào
 - Phải kiểm tra tình trạng của máy xúc đào trước khi đưa xe vào vận hành(động cơ, đèn, còi, hệ thống thủy lực, bánh xích, các kết cấu cơ khí, cơ cấu điều khiển…).
 - Người vận hành máy xúc đào chịu trách nhiệm về tình trạng an toàn của thiết bị và sự bảo hộ lao động an toàn của những người làm việc trong vùng lân cận. Ngưng vận hành xe đào khi phát hiện điều kiện bảo hộ lao động không an toàn.
 - Trước khi khởi động động cơ và các bộ phận máy phải bật các tín hiệu đề phòng (ví dụ nhấn chuông, còi báo). Barricade xung quanh nếu cần thiết.
 - Khi khởi động máy bằng tay thì người vận hành phải nắm tay quay sao cho tất cả các ngón tay ở cùng một phía để đề phòng piston bị nén đánh trả lại, gây ra tai nạn ở bàn tay.
 - Nếu khởi động bằng dây mềm thì không được quấn dây vào tay vì trong trường hợp máy nổ sớm, piston có thể đi ngược lại gây tai nạn.
 - Đeo dây bảo hộ lao động an toàn khi vận hành máy xúc đào.
 - Luôn giữ khoảng cách an toàn tránh xa đường dây điện. Máy xúc đào làm việc trong phạm vi nguy hiểm của đường dây điện cao áp phải được phép của cơ quan quản lý đường dây đó.
 - Khi đi lên dốc và xuống dốc, nguy cơ xảy ra lật máy xúc đào là rất lớn vì vậy cần tính toán và sử dụng các công cụ hỗ trợ nếu cần thiết. Dưới đây là một vài giải pháp có thể áp dụng khi di chuyển lên và xuống dốc:
 - Khi đưa xe đào lên dốc điều đầu tiền là hướng gầu lên phía trên đỉnh dốc. Kết hợp lực kéo của gầu ngoạm với lực di chuyển của bánh xích đưa máy xúc đào đi lên.
 - Trong trường hợp nền đất quá yếu hoặc độ dốc quá lớn có thể dùng biện pháp đi lùi, dùng gầu ngoặm làm búa đẩy để đưa máy xúc đào đi lên.
 – Khi máy xúc đào lên đến đỉnh dốc, tiếp tục sử dụng gầu ngoặm xuống nền và dùng lực ngoặm kéo máy xúc đào vượt qua đỉnh dốc.
 – Khi di chuyển xuống dốc người vận hành máy xúc đào phải sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn lực đở của gầu ngoặm và truyền động của bánh xích để đảm bảo máy xúc đào cân bằng và di chuyển với vận tốc thích hợp.
 Trong trường hợp phải sử dụng máy xúc đào để nâng vật liệu cần căn cứ vào bảng tải trọng nâng cho phép của máy xúc đào xác định khoảng cách nâng và tải trọng nâng phù hợp
 Tải nâng phải được buộc chắn chắn và cân bằng khi nâng. Phải điều khiển để gầu xúc đổ vật liệu vào đúng tâm xe vận tải. Nghiêm cấm :
 - Đưa gầu xúc qua phía trên buồng lái.
 - Thay đổi độ nghiêng của máy hay độ vươn của cần khi gầu xúc đang mang tải hay quay gàu.Thắng đột ngột. Khi máy đang hoạt động không được rời nơi tàm việc.
 - Khi có sự cố phải lập tức tắt động cơ, đóng van cấp nhiên liệu và đưa bộ giảm áp của động cơ vào hoạt động (nếu có cơ cấu giảm áp) hoặc tắt mồi lửa (đối vởi động cơ xăng). Tuân thủ quy trình bảo hộ lao động an toàn đối với hoạt động bảo dưỡng máy xúc đào
 - Khi dừng máy xúc đào phải hạ cần xuống đất Khi di chuyển máy xúc đào lên phương tiện vận chuyển phải chèn bánh phương tiện vận chuyển và sử dụng gầu để hỗ trợ.
 - Khi vận chuyển máy xúc đào bằng xe kéo, không để người ngồi trên máy xúc đào.
 KIỂM ĐỊNH XE ĐÀO LÀ GÌ
kiểm định xe đào là gì
kiểm định xe đào là gì
 Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của Xe đào theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
QUY ĐỊNH KIỂM ĐỊNH XE ĐÀO NHƯ THẾ NÀO. TẠI SAO BẮT BUỘC PHẢI KIỂM ĐỊNH XE ĐÀO.
 - Xe đào là thiết bị được quy định bắt buộc phải kiểm định
 - Ngoài vấn đề phải kiểm định do Luật nhà nước quy định, thực tế còn do ý thức của người sử dụng Xe đào mong muốn kiểm tra đọ an toàn cho Xe đào, nhằm phòng tránh nguy cơ tai nạn Xe đào trong quá trình sử dụng.
 LOẠI XE ĐÀO NÀO PHẢI KIỂM ĐỊNH, LOẠI XE ĐÀO NÀO KHÔNG PHẢI KIỂM ĐỊNH
- Máy ủi công suất đến 100 mã lực
-  Máy ủi công suất từ 101 đến 200 mã lực
-  Máy ủi công suất trên 200 mã lực
-  Máy san công suất đến 130 mã lực
- Máy san công suất trên 130 mã lực
- Máy cạp thể tích thùng chứa đến 24m3
 - Máy cạp thể tích thùng chứa trên 24m3
 - Xe đào rãnh; xe đào, cào vận chuyển vật liệu; máy phá dỡ; máy búa phá dỡ; máy xếp dỡ, máy kẹp; Máy xúc, đào, xúc đào thể tích gầu đến 1m3 (*)
 - Máy xúc, đào, xúc đào thể tích gầu trên 1m3 (*)
 - Những xe đào không thuộc danh mục nêu trên thì tuỳ theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc cơ sở sử dụng yêu cầu.
 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH XE ĐÀO
 - Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch Xe đào
 - Ngưng hoạt động của Xe đào phục vụ kiểm định
 - Chuẩn bị tải trọng thử để thử sức nâng của Xe đào
 - Chuẩn bị mặt bằng để vận hành, thao tác theo yêu cầu của kiểm định viên
 - Người vận hành Xe đào phải tham gia chứng kiến và thực hiện các thao tác điều khiển tời nâng khi kiểm định viên yêu cầu
 CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH XE ĐÀO ĐƯỢC SƠ LƯỢC NHƯ SAU:

quy trình kiểm định xe đào
quy trình kiểm định xe đào
 – Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị, CO/CQ;
 – Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
 – Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
 – Các chế độ thử tải- phương pháp thử;
 – Xử lý kết quả kiểm định.
 Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.
 KIỂM ĐỊNH XE ĐÀO TRONG BAO LÂU
 Nếu công tác chuẩn bị kiểm định xe đào được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định Xe đào trong khoảng 45-60 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài
 KIỂM ĐỊNH XONG THÌ BAO LÂU CÓ HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH XE ĐÀO
 Sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
 HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH XE ĐÀO GỒM NHỮNG GÌ
 Hồ sơ kiểm định tối thiểu phải có những loại sau:
 Lí lịch thiết bị
 Biên bản kiểm định
 Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
 Tem kiểm định
 THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH XE ĐÀO LÀ BAO LÂU, BAO LÂU THÌ PHẢI KIỂM ĐỊNH LẠI
 Trong điều kiện bảo trì bảo dưỡng tốt, Thời hạn kiểm định Xe đào tối đa là 02 năm, nếu tời có niên hạn trên 12 năm thì thời hạn kiểm định bắt buộc là 01 năm, trong trường hợp đơn vị sử dụng có yêu cầu rất cao vè an toàn thì thời hạn kiểm định có thể ngắn hơn
 KIỂM ĐỊNH XE ĐÀO Ở ĐÂU
kiểm định xe đào ở đâu
kiểm định xe đào ở đâu
 - Xe đào có thể mang tới các trung tâm kiểm định để kiểm định.
 - Thực tế đơn vị sử dụng Xe đào có thể mời trung tâm kiểm định Xe đào cử kiểm định viên tới nhà máy hoặc địa điểm đặt Xe đào để kiểm tra, tiết kiệm được chi phí vận chuyển xe tới trung tâm kiểm định.
 - Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những trung tâm kiểm định xe đào uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý, hồ sơ rất nhanh.
KIỂM ĐỊNH XE ĐÀO GIÁ BAO NHIÊU
 Giá, phí kiểm định Xe đào được nhà nước quy định cụ thể cho từng loại xe đào, tuỳ thuộc vào chủng loại xe đào và công suất của xe đào, ngoài ra tuỳ vào khoảng cách xa gần mà có thêm phần phí dịch vụ, công tác phí. Để biết giá kiểm định Xe đào Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giảm giá thấp nhất có thể.
KIỂM ĐỊNH XE ĐÀO CÓ PHÁT SINH CHI PHÍ GÌ KHÔNG
 Việc kiểm định Xe đào thông thường không phát sinh chi phí.
 Nếu có phát sinh chi phí thì do các nguyên nhân sau đây:
 - Đơn vị sử dụng làm mất lí lịch Xe đào nên phải làm lại lí lịch
 - Khi đi kiểm định Xe đào không đạt yêu cầu về an toàn theo tiêu chuẩn hiện hành, kiểm định viên làm biên bản kiến nghị khắc phục nhũng yếu tố không đạt. Sau khi đơn vị sử dụng đã khắc phục xong thì báo cho kiểm định viên đi kiểm định lại. Trường hợp khác là do đơn vị sử dụng không chuẩn bị Xe đào ở trạng thái sẵn sàng kiểm định, hoặc các cá nhân liên quan tới quá trình kiểm định như đại diện chủ đầu tư, đại diện đơn vị tư vấn giám sát, đại diện nhà thầu không có mặt đầy đủ, đúng giờ, dẫn tới khi kiểm định viên tới kiểm định thì không thể thực hiện theo kế hoạch kiểm định đã thống nhất từ trước, nên phải dời qua ngày khác kiểm định. Như vậy việc đi kiểm định lại nhiều lần sẽ phát sinh chi phí dao động trong khoảng 200.000 đ- 2.000.000 đ tuỳ vào khoảng cách xa gần.
phí kiểm định xe đào
phí kiểm định xe đào
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định xe đào uy tín hàng đầu tại Việt Nam với giá thành rẻ nhất.
 Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại thiết bị máy móc khác như:
 - Kiểm định chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét….
 - Kiểm định thiết bị nâng: Thang máy, tời nâng, sàn nâng, xe nâng hàng, xe nâng người. Băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cổng trục, palang, máy vận thăng, …
 - Kiểm định thiết bị áp lực: kiểm định nồi hơi, hệ thống lạnh, máy nén khí, máy bơm hơi, nồi hấp, nồi gia nhiệt dầu, bồn gas, đường ống dẫn gas, bình chịu áp lực, …
 - Kiểm định thiết bị trong xây dựng: kiểm định giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, máy khoan cọc nhồi, cop-pha, xe lu, xe ủi, xe xúc, máy bơm bê tông, máy trộn bê tông, xe tưới nhựa đường. Máy khoan, máy hàn, máy mài, máy cắt, máy tiện, kích thuỷ lực…..
 - Kiểm định máy phát điện, trạm điện, máy biến áp,….
 - Huấn luyện an toàn lao động ( huấn luyện ATLĐ định kỳ theo quy định của Pháp Luật)
 Công ty chúng tôi là đơn vị kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Có đội ngũ kiểm định viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 028 3831 4194 0938 261 746
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com



Kiem Dinh Kich Thuy Luc

Kiem Dinh Kich Thuy Luc
Kiem Dinh Kich Thuy Luc
KHÁI NIỆM KÍCH THỦY LỰC
- Kích thủy lực hay với tên gọi khác là con đội ô tô.
- Đây là thiết bị chuyên dụng để nâng các vật nặng có trọng tải lớn, cồng kềnh lên đến hàng chục, hàng trăm tấn. Có thể nói đây là dụng cụ hữu ích không thể thiếu trong các tiệm sửa chữa garage ô tô hay sản xuất, sửa chữa máy móc công nghiệp.
PHÂN LOẠI KÍCH THỦY LỰC
Phân loại kích thủy lực theo chiều nâng

Kích thủy lực 1 chiều
+ Kích thủy lực 1 chiều là dạng con đội đơn thuần và phổ biến, được chuyên dụng để nâng hạ các vật đội nặng theo chiều đứng (dọc). Kích thủy lực 1 chiều hoạt động dựa vào sự kết hợp của bơm tay hoặc bơm điện thủy lực 1 vòi dầu.
+ Loại kích thủy lực 1 chiều này cho hành trình nâng và đội trọng tối ưu để giúp nâng hạ nhanh chóng và chính xác các thiết bị nặng, phổ biến nhất vẫn là đội trọng 1 - 1000 tấn.
Kích thủy lực 2 chiều
+ Kích thủy lực 2 chiều là loại kích hoạt động theo 2 chiều (chủ yếu là chiều ngang), hoạt động tương tự như kích thủy lực 1 chiều là dùng để nâng hạ thiết bị nặng từ vài tấn đến vài chục tới vài trăm tấn. Hành trình nâng trung bình 50mm - 300mm.
+ Tuy nhiên, Loại kích này muốn hoạt động được phải sử dụng bơm điện thủy lực 2 vòi dầu.
Phân loại kích thủy lực theo hình dáng:
Con đội thường 
- Con đội thường là loại kích 1 chiều, được sử dụng rất nhiều trong các xưởng sửa chữa ô tô vì tính tiện dụng và đơn giản của sản phẩm.
Con đội móc
- Con đội móc có khả năng đội nâng dưới sát mặt đất hoặc đội nâng phía trên đầu vật nặng (nhờ trang bị thêm 2 lò xo giúp định vị và kéo đầu đội và móc về vị trí nhanh hơn chỉ qua thao tác xả van đóng mở dầu).
- Sản phẩm được sử dụng trong các trường hợp không có không gian hay chỗ để thực hiện việc nâng lên hoặc những không gian rất hẹp và nhỏ thì sử dụng loại con đội móc này rất thích hợp.
- Con đội móc thường để dùng nâng máy móc và di chuyển máy móc từ địa điểm này đến địa điểm khác và thường được sử dụng chung với con rùa đẩy hàng.
Con đội rùa đẩy hàng
- Con đội rùa dùng để nâng đỡ và di chuyển các thiết bị nặng có tải trọng lớn tới rất lớn và trong phạm vi di chuyển nhỏ.
- Loại con đội này thường dùng để di chuyển thiết bị máy móc công nghiệp, thiết bị cơ khí, di chuyển hàng hóa siêu trọng trường... Con đội rùa có thể kết hợp dùng chung với kích chân và bánh xe để tạo thành một hệ thống hỗ trợ di chuyển hoàn chỉnh.
Con đội kê
- Loại con đội kê này thiết kế như hình tháp, được dùng phổ biến trong xưởng làm lốp ô tô. Con đội kê này hoạt động dựa vào cơ chế nâng - kê an toàn. Tức sau khi xe được kích lên cao thì kích thủy lực này sẽ kê trực tiếp vào trục nhằm đảm bảo an toàn cho xe trong quá trình tháo và lắp lốp.
Kích cá sấu
- Kích cá sấu hay còn gọi là con đội cá sấu được dùng để đội và nâng - hạ vật nặng chủ yếu trong ngành sửa chữa và làm lốp ô tô, xe du lịch. Thiết kế dạng nằm sát xuống sàn nên sẽ dễ dàng luồn vào gầm xe con.
- Các loại kích đội cá sấu đều có thiết kế chung là thân dài (so với kích con đội đứng) và phần xi lanh thủy lực khi ở trạng thái nâng sẽ ở tư thế tương đối vuông góc với thân.
Con đội lùn
- Con đội lùn thiết kế tương tự như như một con đội thường nhưng sở dĩ với tên gọi lùn là do hình dáng được thiết kế thấp hơn hẳn.
CẤU TẠO KÍCH THỦY LỰC 
cấu tạo của kích thủy lực
Kích thủy lực được cấu tạo với các bộ phận:
- thân kích
-  Xilanh
-  Piston
-  Khoang chứa dầu bên trong xilanh
- Khoang chứa dầu bên thành xilanh giữa xilanh và thân kích
- Bơm tay dạng piston
- Thiết bị được hoạt động dựa vào lực được tạo ra do nén áp suất ở 2 piston. Trong đó một piston bơm chuyền dầu qua 2 xi lanh.
- Khi dầu đầy mở van hút trong bóng và hút dầu vào buồng bơm, piston số 2 sẽ được đẩy lên phía trước. Dầu di chuyển vào một van xả bên ngoài vào trong buồng xi lanh và van này sẽ tự động đóng và nén lại tạo thành lực áp xuất trong xi lanh. Chính áp suất này có tác dụng đẩy nâng vật nặng cao hơn.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG KÍCH THỦY LỰC  
- Kích con đội thủy lực hoạt động phụ thuộc vào lực tạo ra bởi áp lực và cơ chế hoạt động chỉ sử dụng bằng Piston.
- Cơ chế đẩy lên: Khi Piston dịch chuyển về phía dưới một đoạn L1 , van một chiều được đóng lại và chất lỏng trong bình công tắc 1 đi vào xilanh nâng qua van một chiều . Khi đó Piston và vật tải F2 (ví dụ như ô tô) sẽ được nâng lên một đoạn L2.
- Cơ chế hạ xuống: Khi Piston dịch chuyển về phía trên, van một chiều đóng lại và Sau đó Piston hạ xuống một đoạn L2. Muốn hạ Piston kích thủy lực số và vật tải F2 (ví dụ như ô tô) xuống, chúng ta cần phải hạ khóa để nối thông xilanh và bình chứa.
VAI TRÒ CỦA CON KÍCH THỦY LỰC.
vai trò  của kích thủy lực
vai trò  của kích thủy lực

- Sự hiện diện của các loại kích thủy lực hay con đội thủy lực đã trở nên quen thuộc với nhiều người với những tính năng cũng như ứng dụng của nó.
- Kích thường được sử dụng nhiều trong các nhà máy, xưởng sản xuất, lắp ráp, sửa chữa xe ô tô, cơ giới…
- Thiết bị dùng để nâng hạ những thiết bị có kích thước cồng kềnh, trọng lượng lớn thường thì từ 1 tấn cho đến hàng trăm tấn tùy vào thiết kế của nhà sản xuất.
- Kích thủy lực giá rẻ cũng thường xuất hiện trên các công trình xây dựng: tòa nhà, khu chung cư…hay trên công trường xây dựng cầu cống, đường sá, hạ tầng giao thông.
- Những thiên tai cũng như sự cố thiên nhiên, môi trường cũng cần thiết bị này tham gia vào công tác cứu hộ.
- Ngoài ra trong cuộc sống, trong hộ gia đình đôi khi cũng sử dụng thiết bị này. Cũng chính vì những tính năng đa dạng, ứng dụng trong sản xuất, đời sống mà nhiều người tìm kiếm thông tin và trang bị kích cho mình.
NGUY HIỂM KHI VẬN HÀNH KÍCH THỦY LỰC.
- Do con kích thủy lực bi nứt làm rơi hang hóa xuống bị đổ vỡ hoặc đè lên người lao động.
- Do người vận hành con kích thủy lực chưa được đào tạo kĩ, cũng như chưa đọc kĩ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất khiến con kích bị hư hỏng nặng làm tổn hại đến năng suất lao động cũng như thất thoát về tài sản.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI VẬN HÀNH: 
- Nguyên lý hoạt động của kích thủy lực tuy không quá phức tạp nhưng trong quá trình sử dụng, người sử dụng không chú ý tới cách vận hành và chăm sóc thiết bị sẽ làm giảm tuổi thọ và gây mất an toàn cho người sử dụng, xe. Vậy sử dụng kích như thế nào để mang lại hiệu quả và độ bền cao nhất.
- Trong quá trình vận chuyển tuyệt đối không được để ngược kích ngay cả khi kích đang được để trong hộp. Việc để ngược kích sẽ làm chảy dầu khiến cho kích nhanh hỏng
- Sau khi sử dụng cần xả hết hơi trong bầu ra, hạ xilanh xuống mức thấp nhất. Nếu để xilanh không hạ xuống lâu có thể bị rỉ sét hỏng xilanh
- Sử dụng kích hơi cần làm sạch nguồn khí nén cấp cho kích, bằng cách xả hết khí trong dây hơi trước khi nối với kích. Nếu có bụi bẩn theo đường hơi vào kích sẽ rất nhanh làm hỏng kích 
- Khi sử dụng cần đặt thiết bị ở những nơi có mặt phẳng tốt và cứng
- Không sử dụng thiết bị quá tải với mức quy định của nhà sản xuất
- Trong trường hợp thiết bị phải chịu tải trong thời gian dài, cần phải sử dụng các vật kê chắc chắn và hạ thiết bị xuống. Sử dụng các cục kê hợp lý tránh để thiết bị phải vận hành lên quá tầm hoạt động an toàn.
- Thiết bị cần được vệ sinh sau khi sử dụng tránh bụi bẩn bùn đất, tránh bụi bẩn đất cát bám vào cổ xilanh sẽ làm xước xilanh trụ đội, hỏng thân kích
- Với những lưu ý trên sẽ giúp người sử dụng kích thủy lực vận hành hiệu quả, an toàn. Cho thời gian sử dụng kích lâu hơn. Thường 1 kích con đội thủy lực dùng được từ 4-5 năm.
BẢO DƯỠNG, BẢO TRÌ KÍCH THỦY LỰC 
bảo dưỡng kích thủy lực như thế nào
bảo dưỡng kích thủy lực như thế nào
Xả hết đội về vị trí ban đầu
Xả hết đội về vị trí ban đầu giúp đội không bị rỉ sét hoặc bụi dính vào làm xước đội
Không được đặt ngược kích
Đặt ngược kích sẽ bị chảy dầu, dầu trong kích không đủ mức cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của kích. Đây cũng là lý do tại sao kích trong một số gara bẩn đen xì, tuổi thọ kém
Châm vài giọt dầu vào bộ phận bơm hơi của thiết bị
Châm dầu vào bầu hơi giúp đầu đội không bị khô, nếu đầu đội bị khô có thể dẫn đến xước xilanh làm hỏng kích
Tránh cát bụi lọt vào bộ phận hơi
Cát bụi lọt vào bầu hơi đi vào xilanh sẽ làm xước xilanh con đội. Bạn cần xả khí nén trong dây ra ngoài cho bụi bẩn bay ra trước khi cắm vào kích
Cất giữ thiết bị nơi khô ráo
Cần để kích nơi khô ráo để tránh rỉ sét, không cho cát bụi vào trong kích. Rất nhiều gara không cất giữ kích cẩn thận cho kích đen xì đầu dầu mỡ dẫn đến thường xuyên phải sửa chữa làm giảm tuổi thọ thiết bị
Vệ sinh, kiểm tra mức nhớt thường xuyên
Thường xuyên lau chùi làm sạch kích là biện pháp làm tăng tuổi thọ, giảm số lần sửa chữa hiệu quả nhất. Bạn cũng cần kiểm tra thay nhớt định kỳ 1-2 lần/năm. Mức nhớt chỉ nên ngang bằng với nút châm nhớt
Việc bảo trì kích thủy lực hoạt động tốt làm cho an toàn hơn trong quá trình sửa chữa.
TIÊU CHUẨN AN TOÀN CỦA KÍCH THỦY LỰC
– QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
– TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
– TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thủy lực về an toàn.
– TCVN 6997: 2002, Trục tải mỏ – Công tác hiệu chỉnh và kiểm định.
KIỂM ĐỊNH KÍCH THỦY LỰC LÀ GÌ?
kiểm định kích thủy lực là gì

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của KÍCH THỦY LỰC theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
QUY ĐỊNH KIỂM ĐỊNH KÍCH THỦY LỰC NHƯ THẾ NÀO. TẠI SAO BẮT BUỘC PHẢI KIỂM ĐỊNH KÍCH THỦY LỰC
- Nhà nước quy định KÍCH THỦY LỰC là thiết bị bắt buộc phải kiểm định thường xuyên trong quá trình sử dụng.
- Kiểm định KÍCH THỦY LỰC được thực hiện theo yêu cầu của dự án, yêu cầu của đơn vị sử dụng, yêu cầu của đơn vị thuê mướn máy….
- Việc kiểm định kỹ thuật an toàn KÍCH THỦY LỰC có thể áp dụng theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, cơ sở chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH KÍCH THỦY LỰC
• Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch KÍCH THỦY LỰC
• Ngưng hoạt động của KÍCH THỦY LỰC phục vụ kiểm định
• Chuẩn bị tải trọng thử để thử sức nâng của thiết bị
• Chuẩn bị mặt bằng để vận hành, thao tác theo yêu cầu của kiểm định viên
• Người vận hành KÍCH THỦY LỰC phải tham gia chứng kiến và thực hiện các thao tác điều khiển xe khi kiểm định viên yêu cầu
• Riêng đối với KÍCH THỦY LỰC mới nhập khẩu, đang trong kho của Hải quan, thì ngoài ra còn phải chuẩn bị giấy chứng nhận CO, CQ của thiết bị
CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH KÍCH THỦY LỰC
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
- Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
- Các chế độ thử tải- phương pháp thử;
- Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.
CÁC VẤN ĐỀ, SỰ CỐ CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH KÍCH THỦY LỰC
• Công tác chuẩn bị không tốt của đơn vị sử dụng như không có hồ sơ, lí lịch của máy, không tạm ngưng công việc của KÍCH THỦY LỰC phục vụ kiểm định, không bố trí công nhân vận hành thiết bị, không chuẩn bị tải trọng thử, không có mặt mặt thao tác phục vụ kiểm định.
• Kiểm định viên kiểm tra sơ sài, không xem xét kỹ các chi tiết, phụ kiện có tính chất then chốt đối với sự an toàn của thiết bị
• Việc KÍCH THỦY LỰC bị hư hỏng trong quá trình kiểm định cũng là một yếu tố nên lưu ý. Nguyên nhân là do trong quá trình sử dụng đơn vị sử dụng thường sử dụng không hết công suất của KÍCH THỦY LỰC
• Và một số yếu tố khác như mất phụ kiện, phụ kiện không đúng chủng loại, phụ kiện không đúng tiêu chuẩn an toàn…
KIỂM ĐỊNH KÍCH THỦY LỰC TRONG BAO LÂU
thời gian kiểm định kích thủy lực
thời gian kiểm định kích thủy lực

Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định KÍCH THỦY LỰC trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài
KIỂM ĐỊNH XONG THÌ BAO LÂU CÓ HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH
Theo quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH KÍCH THỦY LỰC GỒM NHỮNG GÌ
Hồ sơ kiểm định tối thiểu phải có những loại sau:
• Lí lịch thiết bị
• Biên bản kiểm định
• Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
• Tem kiểm định
• Quyết định giao nhiệm vụ vận hành KÍCH THỦY LỰC của đơn vị sử dụng
THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH KÍCH THỦY LỰC LÀ BAO LÂU, BAO LÂU THÌ PHẢI KIỂM ĐỊNH LẠI
Để thiết bị hoạt động tốt nhất. Công ty chúng tôi khuyên bạn nên tiến hành kiểm định thiết bị đúng định kỳ. ít nhất 1 lần/ năm.
KIỂM ĐỊNH KÍCH THỦY LỰC Ở ĐÂU
- KÍCH THỦY LỰC có thể mang tới các trung tâm kiểm định để kiểm định thì tốt hơn vì ở đó có hệ thống máy móc và phòng thí nghiệm chuyên dụng để kiểm tra kỹ lưỡng các yếu tố.
- Thực tế đơn vị sử dụng KÍCH THỦY LỰC có thể mời trung tâm kiểm định cử kiểm định viên tới nhà máy hoặc địa điểm đặt KÍCH THỦY LỰC để kiểm tra, tiết kiệm được chi phí vận chuyển xe tới trung tâm kiểm định
- Tại thành phố Hồ Chí Minh công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là một trong những trung tâm kiểm định uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý.
KIỂM ĐỊNH KÍCH THỦY LỰC GIÁ BAO NHIÊU
báo giá kiểm định kích thủy lực
báo giá kiểm định kích thủy lực

Giá, phí kiểm định KÍCH THỦY LỰC được quy định tại 2 thông tư của nhà nước : Thông tư 73/2014/TT-BTC và thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH, ngoài ra tuỳ vào khoảng cách xa gần mà có thêm phần phí dịch vụ, công tác phí. Để biết giá kiểm định KÍCH THỦY LỰC Quý khách có thể tham khảo 2 thông tư trên, hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giảm giá thấp nhất có thể.
KIỂM ĐỊNH CÓ PHÁT SINH CHI PHÍ GÌ KHÔNG
Việc kiểm định KÍCH THỦY LỰC thông thường không phát sinh chi phí.
Nếu có phát sinh chi phí thì do các nguyên nhân sau đây:
• Đơn vị sử dụng làm mất lí lịch KÍCH THỦY LỰC nên phải làm lại lí lịch
• Khi đi kiểm định KÍCH THỦY LỰC không đạt yêu cầu về an toàn theo tiêu chuẩn hiện hành, kiểm định viên làm biên bản kiến nghị khắc phục nhũng yếu tố không đạt. Sau khi đơn vị sử dụng đã khắc phục xong thì báo cho kiểm định viên đi kiểm định lại. Trường hợp khác là do đơn vị sử dụng không chuẩn bị KÍCH THỦY LỰC ở trạng thái sẵn sàng kiểm định, hoặc các cá nhân liên quan tới quá trình kiểm định như đại diện chủ đầu tư, đại diện đơn vị tư vấn giám sát, đại diện nhà thầu không có mặt đầy đủ, đúng giờ, dẫn tới khi kiểm định viên tới kiểm định thì không thể thực hiện theo kế hoạch kiểm định đã thống nhất từ trước, nên phải dời qua ngày khác kiểm định. Như vậy việc đi kiểm định lại nhiều lần sẽ phát sinh chi phí dao động trong khoảng 200.000 đ- 2.000.000 đ tuỳ vào khoảng cách xa gần.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố chuyên kiểm định KÍCH THỦY LỰC .
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định thiết bị chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét….
– Kiểm định thiết bị nâng: thang máy, thang cuốn, tời nâng, sàn nâng, xe nâng người, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cổng trục, palang, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: nồi hơi, hệ thống lạnh, máy nén khí, máy bơm hơi, nồi hấp tiệt trùng, nồi gia nhiệt dầu, đường ống dẫn gas, đường ống dẫn hơi nước nóng, bình chịu áp lực, bồn gas, …
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, máy ép cọc, máy khoan cọc nhồi, coppha, máy bơm bê tông, xe tưới nhựa đường, máy khoan, máy hàn, máy mài, máy cắt, máy tiện, xe nâng người, xe nâng hàng, gondola, xe ủi, xe xúc, xe đào…..
– Thang máy, thang cuốn, hệ thống lạnh, trạm điện, máy biến áp,….
– Huấn luyện an toàn lao động ( theo quy định của Luật mỗi năm các doanh nghiệp phải thực hiện 1 lần, định kỳ hàng năm ):
– Huấn luyện an toàn cho người sử dụng lao động
– Huấn luyện an toàn lao đông cho người lao động
– Đào tạo sơ cấp nghề, sơ cấp cứu
Công ty chúng tôi có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Có đội ngũ chuyên viên, kiểm định viên trình độ cao, dày dạn kinh nghiệm. Cùng các thiết bị đảm bảo hàng nhập khẩu chính hãng, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu công việc của quý khách.
Xem chi tiết dịch vụ kiểm định KÍCH THỦY LỰC của chúng tôi tại đây.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 0938 261 746 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net



Kiem Dinh Gondola

Kiem Dinh Gondola
Kiem Dinh Gondola
KHÁI NIỆM GONDOLA
GONDOLA là một hệ thống kết cẩu bao gồm sàn công tác, kết cấu dầm treo, cụm máy tời nâng, đối trọng, cáp thép và các cơ cấu, bộ phận an toàn khác nhằm tạo ra vị trí làm việc cho người và dụng cụ khi làm việc ở trên cao.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
 - Gondola được trang bị động cơ để di chuyển lên xuống bằng cách leo bám ma sát theo hai sợi cáp thép.
 - Hệ thống khung giá đỡ gồm có hai sợi cáp được treo và giữ ở trên cao khi đó hoạt động cơ khí có trang bị đối lưu.
 - Các vật liệu và thiết bị được giữ ở bên trong sàn làm việc cùng với người lao động để thực hiện các công việc xử lý bề mặt ngoài của tòa nhà.
 - Sàn làm việc có bề ngang từ 2.5 đến 7.5m sẽ cung cấp không gian thi công lớn, nâng cao năng suất làm việc của người lao động.
CẤU TẠO CỦA GONDOLA
Cấu tạo sàn treo gondola gồm: sàn làm việc, thiết bị điều khiển nâng hạ, khóa an toàn, thiết bị treo và hệ thống điện.
+ Sàn làm việc: Là một khối liên kết chắc chắn gồm thanh lan can được lắp vào phía trước và sau, tấm sàn ở vị trí đáy. Khung treo mô - tơ ở hai đầu sàn.
+ Thiết bị nâng hạ: Do mô tơ tời đảm trách nhiệm vụ nâng, hạ toàn bộ sàn treo gondola. Đây là loại động cơ điện giảm tốc có phanh nam châm điện từ.
+ Khóa an toàn: Để đảm bảo an toàn từ dây cáp treo hoặc từ mô-tơ tời, sàn treo được trang bị hai khóa an toàn gắn ở hai đầu khung treo mô tơ.
+ Hệ thống điện: Hệ thống điện sử dụng để điều khiển hoạt động di chuyển lên xuống bằng tay điều khiển hoặc trực tiếp trên tủ điện.
+ Thiết bị treo: Thiết bị treo được đặt tại vị trí cao nhất của công trình thường là trên tầng thượng của các tòa nhà.
VAI TRÒ CỦA GONDOLA TRONG ĐỜI SỐNG.
vai trò của gondola
vai trò của gondola
   - Hoàn thiện: Trát, sơn mới, lắp kính.
   - Trang trí: làm đèn led biểu tượng quảng cáo. Gắn ốp gạch lên tường
   - Bảo dưỡng: Làm sạch bề mặt tòa nhà cao tầng.
   - Vệ sinh, bảo dưỡng công trình.
   - Trát, sơn mới hoàn thiện công trình.
   - Lắp kính nhà cao tầng.
   - Thi công địa hình phức tạp.
NHỮNG  NGUY HIỂM TỪ GONDOLA
- Gondola bị rò rỉ điện, chập điện dẫn đến người sử dụng bị giật điện.
- Gondola bị hỏng hóc gây ngừng hoạt động trong quá trình làm việc.
- Gondola bị cháy nổ do người vận hành không sử dụng đúng cách.
- Bị té từ gondola xuống gây ảnh hường đến tính mạng nghiêm trọng cũng như thiệt hại về tài sản....
QUY TẮC VẬN HÀNH GONDOLA AN TOÀN
- Những người vận hành gondola phải được trải qua khóa học nghiệp vụ, được đào tạo về chuyên  môn cũng như huấn luyện an toàn theo quy định.
- Phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi  vận hành, kiểm tra thiết bị một cách thận trọng và kỹ lưỡng  theo các quy tắc an toàn đưa ra.
-Phải châp hành những yêu cầu lao động trước khi vận hành như: Mặc đồ bảo hộ, nón bảo, đeo dây an toàn có móc khóa. Dây an toàn phải chắc chắn được cố định độc lập so với sàn nâng để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Những người vận hành gondola chỉ được phép làm việc trong khu vực sàn nâng hoạt động. Tuyệt đối không được leo trèo ra ngoài và đùa giỡn, ăn uống trên sàn trong khi làm việc.
-Vận hành thiết bị phải nhẹ nhàng , tỉ mỉ, cân bằng, tránh những tác động mạnh  tạo ra những chấn động ảnh hưởng đến khả năng làm việc của sàn nâng.
- Không được phép sử dụng quá trọng tải cho phép. Dụng cụ phải được sắp xếp bằng phẳng trên sàn nâng. Tải rơi rụng phải chứa trong bao chuyên dụng và phải có tải đựng đồ nghề cho nhân công.
- gondonla phải được chỉnh lại ngay nếu nó bị nghiêng, lật. Sự khác nhau về độ cao của hai đầu không được cao hơn 15 cm.
- Không sử dụng các phần nối thêm để làm quá chiều dài cho phép của sàn nâng.
- Không quăng, ném các vật tư, thiết bị làm việc  từ trên sàn nâng xuống đất.
- Sau khi hoàn thành công việc phải cắt điện, khóa tủ điều khiển và làm sạch thiết bị. Không cho phép bất cứ vật lạ hay chất bẩn hoặc nước dính vô  các động cơ điện.
- Khu vực làm việc phải được cự lập bằng hàng rào, biển báo để không ảnh hưởng đến những người xung quanh. Đặc biệt khu vực có người qua lại.
- Trước khi làm việc công nhân vận hành và cán bộ quản lý phải kiểm tra chắc chắn các khu vực sau:
  + Đối trọng (đảm bảo khối lượng và vị trí theo bản vẽ thiết kế).
  + Khung sàn và kết cấu kim loại
  + Hệ thống điện nguồn
  + Tình trạng cáp tải và cáp bảo hiểm,, khóa an toàn.
- Khi sàn nâng được tháo rời , tách ra từng bộ phận như: các cơ cấu, bộ phận hoặc thay đổi vị trí trước đó thì phải được kiểm định lại theo quy định của nhà nước.Tuyệt đối không được sử dụng thiết bị khi chưa được kiểm định
TIÊU CHUẨN VÀ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM ĐỊNH GONDOLA
tiêu chuẩn an toàn gondola
tiêu chuẩn an toàn gondola
- QCVN 7:2012/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
- QCVN 05:2008/BXD Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khỏe
- TCVN 5208-3:2008 . Cần trục, yêu cầu đối với cơ cấu công tác. Phần 3-Cần trục tháp;
- TCVN 8590-3:2010 . Cần trục-phân loại theo chế độ làm việc. Phần 3-Cần trục tháp;
- TCVN 4244:2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
- TCVN 4755:1989: Cần trục - Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thủy lực;
- TCVN 5206:1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;
- TCVN 5207:1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung;
- TCVN 5209:1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;
- TCVN 5179:1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu thử thủy lực về an toàn;
- TCVN 7549-3:2007 : Cần trục - Sử dụng an toàn cần trục tháp;
- TCVN 9358:2012: Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung;
- TCXDVN 9385:2012: Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
- ASME 30.3-2009: Safety Standard Tower Cranes - Tiêu chuẩn an toàn cần trục tháp;
Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tại Quy trình kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
Việc kiểm định các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn của cần trục tháp có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.
KIỂM ĐỊNH GONDOLA LÀ GÌ
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của GONDOLA theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo. Trước khi đưa vào sử dụng lần đầu. Và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
TẠI SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH GONDOLA
- Đảm bảo an toàn của người lao động
- Thông qua quá trình kiểm định phát hiện những hư hỏng, tiến hành khắc phục sửa chữa.
- Tuân thủ theo quy định của pháp
NHỮNG LOẠI GONDOLA NÀO PHẢI KIỂM ĐỊNH
những loại gondola nào phải kiểm định
- Để đảm bảo cho máy hoạt động chính xác. Không bị sự cố, hiệu quả cao trong công việc. Chúng ta nên tiến hành kiểm định tất cả GONDOLA một cách thường xuyên nhất.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH GONDOLA
- Chuẩn bị hồ sơ, lý lịch GONDOLA
- Ngưng hoạt động của GONDOLA phục vụ kiểm định
- Riêng đối với GONDOLA mới nhập khẩu, đang trong kho của Hải quan. Thì ngoài ra còn phải chuẩn bị giấy chứng nhận CO, CQ của máy
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch GONDOLA
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
- Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
- Kiểm tra vận hành;
- Xử lý kết quả kiểm định.
KIỂM ĐỊNH GONDOLA TRONG BAO LÂU
- Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian GONDOLA trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài
KIỂM ĐỊNH XONG THÌ BAO LÂU CÓ HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH
- Theo quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường. Kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường. Thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
HỒ SƠ GONDOLA GỒM NHỮNG GÌ
hồ sơ kiểm định có những gì
hồ sơ kiểm định có những gì
Hồ sơ kiểm định cơ bản tối thiểu phải có những loại sau:
- Lý lịch thiết bị
- Biên bản kiểm định
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
-Tem kiểm định
- Quyết định giao nhiệm vụ vận hành GONDOLA của đơn vị sử dụng
THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH GONDOLA
GONDOLA nên được kiểm định, kiểm tra đúng định kỳ. ít nhất 1 lần/ năm
KIỂM ĐỊNH GONDOLA Ở ĐÂU
Tại thành phố Hồ Chí Minh Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những trung tâm kiểm định uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố chuyên kiểm định GONDOLA.
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định nối đất chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét, đo tiếp địa, Kiểm định hệ thống điện, trạm điện, máy biến áp….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, xe nâng, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cổng trục, palang, vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: máy nén khí, bình chịu áp lực, máy bơm hơi, nồi hấp, bồn gas, đường ống dẫn gas,…
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy trộn bê tông, kích thuỷ lực…..
– Huấn luyện an toàn lao động
Công ty chúng tôi là đơn vị có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Với đội ngũ kiểm định viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Quý khách có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí các công việc cần chuẩn bị để kiểm định điện trở nối đất vui lòng liên hệ : 0909 555 861- 028 3831 4194
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.  
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com