Kiểm định hệ thống chống sét NHANH- CHÍNH XÁC- GIÁ RẺ

Kiem Dinh Lo Hoi

Kiem Dinh Lo Hoi
Kiem Dinh Lo Hoi
KHÁI NIỆM
- Lò hơi hay còn gọi với tên khác là nồi hơi. Là thiết bị sử dụng nhiên liệu (giấy vụn, than củi, trấu…hoặc khí gas, dầu ) để đun sôi nước tạo thành hơi nước mang nhiệt để phục vụ cho các nhu cầu về nhiệt trong lĩnh vực công nghiệp như sấy, nhuộm, hơi để chạy tua-bin máy phát điện, vv...
 - Tùy theo mục đích sử dụng của lò hơi mà người ta tạo ra nguồn hơi và nhiệt độ có áp suất khác nhau theo yêu cầu. 
PHÂN LOẠI
Gồm có 6 loại lò hơi cơ bản như sau:
 + Lò hơi ống lửa
 + Lò hơi ống nước
 + Lò hơi làm mát
 + Lò hơi sôi lại
 + Lò hơi đi qua một lần.
CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA LÒ HƠI
Cấu tạo nguyên lý làm việc của lò hơi
Cấu tạo nguyên lý làm việc của lò hơi
- Cấu tạo đơn giản nhất của lò hơi gồm có hai trống nước (bao nước), một trống nước ở phía trên, một trống nước ở phía dưới, có hai dàn ống, một dàn nằm trong buồng đốt để được đốt nóng tạo ra hỗn hợp hơi và nước sôi dịch chuyển lên trống trên (còn gọi là trống hơi)
- Một dàn nằm phía ngoài vách nồi đưa nước đã được lọc bỏ hơi di chuyển xuống trống dưới (còn gọi là trống nước).
- Việc tuần hoàn hỗn hợp nước sôi cùng với hơi nước đi lên trống trên để phân tách hơi, nước từ trống trên xuống trống dưới có thể là tuần hoàn tự nhiên hoặc cũng có thể là tuần hoàn có cưỡng bức phải sử dụng tới bơm chuyên dụng.
- Trống trên là bộ phận tách hơi ra khỏi hỗn hợp hơi với nước, phần hơi đi ra khỏi bao hơi (trống hơi) sẽ được đưa đến bộ quá nhiệt là các dàn ống xoắn ruột gà (hoặc các cấu tạo khác) được đặt ngang hoặc dọc trên đỉnh nồi hơi công nghiệp để tận dụng nhiệt của khói nồi
 -Tại đây hơi nhận thêm một lượng nhiệt để hình thành hơi quá nhiệt (hơi khô), hơi quá nhiệt này có áp suất và nhiệt độ cao sẽ được đưa đến cho các thiết bị như động cơ hơi nước, tua bin hơi nước..
ỨNG DỤNG CỦA LÒ HƠI
Ứng dụng của lò hơi
Ứng dụng của lò hơi
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người ta tạo ra nguồn hơi có nhiệt độ và áp suất phù hợp để đáp ứng cho các loại hệ thống, công nghệ khác nhau: 
  -   Hệ thống nấu ăn, bếp ăn công nghiệp sử dụng bằng hơi.
  -   Bể bơi nước nóng bốn mùa, mạng nước nóng cho khu vui chơi chơi và nhà hàng, khách sạn, trường học.
  -    Khu phục hồi chức năng
  -    Hệ thống xông hơi, massage
  -    Hệ thống làm phở, bún, bánh ướt và các loại thực phẩm khác.
  -    Giặt là trong nhà máy may
  -   Dùng để hấp, sấy, thanh trùng, tiệt trùng ở các nhà máy thực phẩm, đồ uống
  -    Sấy gỗ, sấy xốp, sấy bột cá thức ăn gia súc, hấp mây tre đanDùng để sấy các thức ăn cho gia súc hoặc các đồ gia dụng được làm bằng tre, nứa.
  -    Hệ thống nồi nấu rượu
  -    Làm nguồn cung cấp nhiệt, cung cấp hơi và dẫn nguồn nhiệt, nguồn hơi đến các hệ thống máy móc cần sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp
  -  Và điều đặc biệt mà không có các thiết bị nào có thể thay thế được là chúng tạo ra nguồn năng lượng vô cùng an toàn, không gây cháy để vận hành các thiết bị máy móc hoặc các động cơ ở những nơi cần cấm lửa và cấm nguồn điện (như các kho xăng, dầu), vận hành đầu máy xe lửa hơi nước, tur-bine máy phát điện...
 NGUY HIỂM KHI SỬ DỤNG LÒ HƠI.
Nguy hiểm khi sử dụng lò hơi
Nguy hiểm khi sử dụng lò hơi
- Đáng kể nhất là hiện tượng nổ áp lực (hay còn gọi là nổ vật lý): nguyên nhân là do kết cấu và nguyên vật liệu chế tạo không được đảm bảo an toàn, không có chế độ kiểm tra theo định kỳ để phát hiện tình trạng kết cấu của thiết bị không có khả năng chịu được áp lực trong quá trình hoạt động.
- Nguy cơ bỏng: nguyên nhân là do nước nóng bị rò rỉ ở các van khóa, van an toàn, hay tại bể ống thủy sáng, than cháy văng bắn qua của nồi...
- Nguy cơ điện giật: nguyên nhân là do các thiết bị điện đi kèm theo nồi hơi công nghiệp không được lắp đặt theo đúng chuẩn an toàn kỹ thuật.
- Môi trường làm việc tồn động nhiều bụi, nhiệt độ cao, không được thông thoáng, tích tụ nhiều hơi khí độc(Co, CO2,...)
CÁCH PHÒNG TRÁNH NỔ LÒ HƠI
- Phải lắp đặt hệ thống xử lý nước trước khi đưa vào lò. Đồng thời phải khử sạch các i-on kim loại như Ca2+, Mg2+.. Vì những ion kim loại này khi đun ở nhiệt độ cao sẽ gây ra hiện tượng kết tủa bám vào thành ống, gây ra hiện tượng tắc ống.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị an toàn gắn trên lò hơi.
- Kiểm tra và bảo dưỡng lò hơi theo đúng quy trình của nhà chế tạo.
- Điều quan trọng nhất không thể thiếu đó là phải kiểm định lò hơi định kỳ để phát hiện, đánh giá các mối nguy hiểm có thể xảy ra đối với lò hơi.
KIỂM ĐỊNH LÒ HƠI LÀ GÌ
Kiểm định lò hơi là hoạt động kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật của lò hơi so với các tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia bằng các phương pháp khoa học khác nhau. Đảm bảo lò hơi hoạt động bình thường, đảm bảo an toàn cho người vận hành và những người xung quanh.
KIỂM ĐỊNH LÒ HƠI KHI NÀO
Kiểm định lò hơi khi nào
Kiểm định lò hơi khi nào
- Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: Là hoạt động kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của lò hơi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
- Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của lò hơi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi đã hết thời hạn của lần kiểm định trước.
- Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn lò hơi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn:
 + Khi sử dụng lại các lò hơi đã ngưng hoạt động từ 12 tháng trở lên;
 + Sau khi tiến hành các hoạt động sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của lò hơi.
 + Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt lò hơi;
 + Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền.
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH LÒ HƠI   
 1. Chuẩn bị kiểm định
- Thông báo cho cơ sở về kế hoạch và các yêu cầu trước khi tiến hành kiểm định lò hơi.
- Lập các biện pháp an toàn với cơ sở sử dụng lò hơi trước khi kiểm định. 
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện, thiết bị phục vụ cho quá trình kiểm định.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị bị bảo vệ cá nhân.
Dụng cụ phục vụ quá trình kiểm định:
- Kính lúp
- Búa 
- Dụng cụ đo chuyên dụng
- Đèn chiếu sáng chuyên dụng…. 
2. Kiểm tra hồ sơ
quy trình kiểm định lò hơi
Quy trình kiểm định lò hơi
- Kiểm tra, xem xét hồ sơ lý lịch của lò hơi.
- Kiểm tra bên ngoài
 + Mặt bằng, vị trí lắp đặt.
 + Hệ thống chiếu sáng vận hành.
 + Sàn thao tác, cầu thang, giá treo.
 + Hệ thống tiếp đất an toàn điện, chống sét (nếu có).
 + Kiểm tra các thông số kỹ thuật trên nhãn mác của lò hơi so với hồ sơ lý lịch.
 + Kiểm tra tình trạng của các thiết bị an toàn, đo lường và phụ trợ: số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật... so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.
 + Các loại van trên lò hơi: số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so... với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.
 + Kiểm tra thiết bị cấp nước, xử lý nước: số lượng, tình trạng kỹ thuật, các chế độ nước cấp.
 + Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực của lò hơi.
 + Tình trạng của lớp bảo ôn cách nhiệt.
 + Kiểm tra các chi tiết ghép nối.
Cần chú ý phát hiện những vấn đề sau: Các vết nứt, rạn, vết móp, chỗ phồng phía trong và phía ngoài thành; Dấu vết rò rỉ hơi; Tình trạng bám cặn, han gỉ, ăn mòn kim loại các bộ phận.
4. Kiểm tra khả năng chịu áp lực
- Kiểm tra khả năng chịu áp lực và độ kín của lò hơi bằng phương pháp thử thủy lực: 
 + Áp suất thử thủy lực lò hơi phụ thuộc vào áp suất làm việc định mức cho phép.
 + Thời gian duy trì áp suất thử thủy lực lần đầu là 20 phút; lò hơi được kiểm định định kỳ hoặc bất thường là 5 phút. 
+ Cấp đầy nước vào lò hơi, tăng áp suất theo quy định để tránh sự giãn nở đột ngột. 
+ Không được gõ búa trong thời gian nồi hơi chịu áp suất thử.
+ Giảm từ từ đến áp suất làm việc và duy trì cho đến khi kết thúc quá trình kiểm tra.
+Dùng búa kiểm tra gõ vào các vị trí có nghi ngờ khuyết tật. Sau đó giảm áp suất về không theo quy định.
- Khi kiểm định lò hơi nếu phát hiện thấy vết nứt bề mặt hoặc rò rỉ, hở tại các mối núc, mối tán đinh… phải tìm nguyên nhân và phải có biện pháp thức xử lý triệt để.
5. Kiểm tra vận hành
- Kiểm tra các điều kiện để đảm bảo lò hơi vận hành bình thường.
- Tiến hành đốt và tăng áp suất lò hơi.
- Nếu thấy có hiện tượng bất thường phải dừng lò hơi theo đúng quy trình. Tiến hành kiểm tra, tìm nguyên nhân, kết luận và các biện pháp khắc phục.
- Nếu không có hiện tượng bất thường thì tiếp tục tăng áp suất để kiểm tra và điều chỉnh áp suất làm việc của các van an toàn. Thực hiện niêm chì cho van an toàn kiểm tra.
Đánh giá, kết luận.
VÌ SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH LÒ HƠI
vì sao phải kiểm định lò hơi
Vì sao phải kiểm định lò hơi
- Lò hơi là thiết bị phát sinh ra hơi nước bão hòa với áp suất và nhiệt độ cao nên sẽ rất nguy hiểm cho người sử dụng nếu vận hành không đúng quy trình kỹ thuật. 
- Hoặc thiết bị không được kiểm định an toàn, từ đó không thể phát hiện các khuyết tật, sự cố, trục trặc kỹ thuật trong quá trình sử dụng. 
- Các sự cố thường do các tạp chất có trong nguồn nước cấp vào lò không được qua xử lý hoặc xử lý không triệt để, lâu ngày chúng tạo nên những cáu cặn bám và ăn mòn bề mặt kim loại. Hoặc cáu cặn bám vào các thiết bị an toàn gây rò rỉ, hư hỏng có thể dẫn đến các nguy cơ như nổ lò.
CÓ BẮT BUỘC KIỂM ĐỊNH LÒ HƠI KHÔNG
- Thực hiện kiểm định lò hơi là tuân thủ theo quy định của luật nhà nước. Vì lò hơi là thiết bị thuộc danh mục thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. Bắt buộc phải kiểm định 
 + TCVN 7704: 2007 – Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa;
 + QCVN 01:2008 – BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
- Đối với lò hơi kiểm định lần đầu thì thời hạn kiểm định lò hơi không quá 2 năm.
- Đối với lò hơi sử dụng trên 10 năm thì hạn kiểm định không quá 1 năm.
- Tuy nhiên thời hạn kiểm định lò hơi còn phụ thuộc vào công tác bảo trì bảo dưỡng định kỳ có đạt hay không và tình trạng hoạt động của lò hơi.
BÁO GIÁ KIỂM ĐỊNH LÒ HƠI
báo giá kiểm định lò hơi
Báo giá kiểm định lò hơi
Gía dịch vụ kiểm định lò hơi tùy thuộc vào khoảng cách xa gần, loại lò hơi, tình trạng lò hơi...Để biết chi tiết bảng giá dịch vụ kiểm định lò hơi, quý khách hàng vui lòng xem tại đây.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định lò hơi uy tín hàng đầu tại Việt Nam với giá thành rẻ nhất.

 Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại thiết bị máy móc khác như:
- Kiểm định chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét….
- Kiểm định thiết bị nâng: Thang máy, tời nâng, sàn nâng, xe nâng hàng, xe nâng người. Băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cổng trục, palang, máy vận thăng, …
- Kiểm định thiết bị áp lực: kiểm định nồi hơi, hệ thống lạnh, máy nén khí, máy bơm hơi, nồi hấp, nồi gia nhiệt dầu,  bồn gas, đường ống dẫn gas, bình chịu áp lực, …
- Kiểm định thiết bị trong xây dựng: kiểm định giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, máy khoan cọc nhồi, cop-pha, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy bơm bê tông, máy trộn bê tông, xe tưới nhựa đường. Máy khoan, máy hàn, máy mài, máy cắt, máy tiện, kích thuỷ lực…..
- Kiểm định hệ thống điện, máy phát điện, trạm điện, máy biến áp,….
- Huấn luyện an toàn lao động ( huấn luyện ATLĐ định kỳ theo quy định của Pháp Luật)
Công ty chúng tôi là đơn vị kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Có đội ngũ kiểm định viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Quý khách có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí các công việc cần chuẩn bị để kiểm địnhlò hơi vui lòng liên hệ : 0909 555 861- 028 3831 4194 
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ 
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.  
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Kiem Dinh Binh Gas

Khí gas là gì
Kiem Dinh Binh Gas
Kiem Dinh Binh Gas

- Khí gas là chất không màu, không mùi, không vị và không chứa độc tố. Được sử dụng làm chất đốt dân dụng, công nghiệp và là nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác.
- Khí gas cũng là loại chất đốt dân dụng có giá thành rẻ, năng lượng cao và an toàn nếu sử dụng đúng cách.
Bình gas là gì
- Để sử dụng được khí gas vào trong đời sống thì cần phải có phương tiện chứa gas như: bồn chứa, bình chứa, chai chứa ...
- Các phương tiện dùng để chứa gas này là có khả năng chịu áp lực. Được làm từ vật liệu kim loại theo quy chuẩn kỹ thuật nhất định dùng để chứa và nạp lại gas. Được quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.
Hiện nay nhu cầu sử dụng gas ngày càng nhiều nên tình hình cháy, nổ liên quan đến gas có xu hướng gia tăng. Các tai nạn cháy, nổ do gas gây ra hậu quả thật khó lường, nguy cơ thương vong cao.
Các nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ gas
Các nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ gas
Các nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ gas
1. Không khoá bình gas, không tắt bếp gas theo quy trình. Hoặc tắt bếp gas nhưng không khoá van bình gas sau khi nấu. Điều này rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến hiện tượng rò rỉ gas ra ngoài và gây cháy, nổ nếu gặp nguồn nhiệt.
2. Ống dẫn gas bị ăn mòn và thủng do thời hạn sử dụng lâu hoặc bị chuột cắn và van khoá bình gas bị hỏng.
3. Sử dụng các bình gas, bếp gas giả kém chất lượng.
4. Sao chiết gas trái phép không theo quy định
Để hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy, nổ gas, khi mua hay sử dụng các bình, bếp gas cần chú ý một số biện pháp an toàn trong sử dụng gas như sau:
Biện pháp an toàn khi sử dụng gas 
Biện pháp an toàn khi sử dụng gas
Biện pháp an toàn khi sử dụng gas 
1. Thường xuyên kiểm tra ống dẫn gas, van khóa,... Kịp thời thay mới các bộ phận không đảm bảo an toàn.
2. Sử dụng các loại sản phẩm bếp gas, bình gas đã qua kiểm định an toàn về chất lượng
3. Các bình gas phải được đặt ở tư thế thẳng đứng, vị trí thoáng gió, thấp hơn bếp và cách xa bếp tối thiểu 1,5m để đảm bảo không tiếp xúc nguồn nhiệt.
4. Khóa chặt van bình gas, tắt bếp gas đúng cách sau khi đun nấu.
5. Lắp đặt hệ thống báo rò rỉ gas và khóa gas tự động.
6. Trang bị ít nhất một bình chữa cháy xách tay phù hợp với đặc điểm chất cháy có trong gia đình và đảm bảo bình chữa cháy luôn hoạt động tốt.
7. Không sao chiết gas trái phép
Cách xử lý khi bị rò rỉ gas
- Khi phát hiện thấy mùi khí Gas (mùi trứng thối) trong kho Gas, đóng ngay van xả gas, tắt hết lửa trên bếp.
- Nghiêm cấm không được sử dụng diêm, bật lửa, hút thuốc, bật công tắc điện và các hành động có thể gây tia lửa điện.
- Sử dụng các phương tiện để cách ly nguồn sinh lửa.
- Mở tất cả các cửa sổ, cửa ra vào để tạo độ thông thoáng lớn nhất giúp tản hết khí gas.
- Dùng xà phòng bánh bôi lên các ống dẫn gas và bình gas để tìm vị trí rò rỉ gas. Cố định vị trí rò rỉ.
- Nếu không xử lí được hãy tháo dây dẫn gas và mang bình gas tới nơi trống, thoáng gió, xa cống rãnh, nguồn nhiệt và báo cho nơi cung cấp gas hoặc đơn vị PCCC biết để xử lý.
- Quá trình xử lý gas rò rỉ cần chú ý đề phòng gas làm mờ mắt, ăn mòn da, không tiếp xúc trực tiếp và lâu dài với khí gas xì ra để tránh gây bỏng lạnh.
Kiểm định Bình gas là gì
Kiểm định Bình gas là gì
Kiểm định Bình gas là gì
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của Bình gas theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
Tại sao phải kiểm định Bình gas
- Bình gas là thiết bị thuộc danh mục bắt buộc phải kiểm định. Cụ thể: nghị định 44/2016/NĐ-CP và thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH
Kiểm định bình gas nhằm kiểm tra, đánh giá độ an toàn của Bình gas nhằm phòng tránh các nguy cơ cháy nổ bình gas trong quá trình sử dụng.
Hình thức kiểm định bình gas
- Kiểm định lần đầu trước khi đưa bình gas vào sử dụng lần đầu.
- Kiểm định định kỳ khi đã hết thời hạn của lần kiểm định trước.
- Kiểm định bất thường khi thấy cần thiết hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Chuẩn bị kiểm định bình gas
Đơn vị kiểm định và cơ sở sử dụng cần thống nhất một số việc như sau:
- Thiết bị các lập biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định
- Bố trí kiểm định viên có năng lực, giàu kinh nghiệm
- Trang bị đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phù hợp để kiểm định bình gas
- Kiểm định viên phải được trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình kiểm định
- Các bình gas phải được lắp đặt hoàn chỉnh và đủ điều kiện để thực hiện kiểm định
- Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch, tài liệu có liên quan đến bình gas
- Khoanh vùng khu vực kiểm định hoặc có biển cảnh báo trong quá trình kiểm định.
- Cử cán bộ tham gia chứng kiến kiểm định, người vận hành, sửa chữa, căn chỉnh bình gas khi cần thiết
Tiến hành kiểm định
Tiến hành kiểm định
Tiến hành kiểm định
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch bình gas;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong bình gas;
 + Kiểm tra thông số kỹ thuật bình gas
 + Kiểm tra,căn chỉnh van an toàn bình gas
- Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm bình gas: Thử bền, thử kín
 + Kiểm tra rò rỉ khí gas
 + Siêu âm kiểm tra chiều dày bình Gas
 + Thử áp lực bình gas
- Kiểm tra vận hành;
- Xử lý kết quả kiểm định.
 + Đánh giá thời hạn sử dụng còn lại của bình
 + Báo cáo kết quả kiểm định đạt hay không đạt.
 + Khi bình gas được kiểm định không đạt yêu cầu, phải ghi rõ những nội dung không đạt. Đề xuất phương án bảo trì bảo dưỡng phù hợp. Thời hạn thực hiện đề xuất và thời hạn kiểm định tiếp theo.
 + Kiểm định viên lập 02 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến, đại diện chủ sử dụng ký vào biên bản kiểm định, mỗi bên giữ 01 bản.
 + Chỉ dán tem kiểm định khi bình gas kiểm định đạt yêu cầu
Thời hạn kiểm định bình gas
Thời hạn kiểm định bình gas
Thời hạn kiểm định bình gas
- Thời hạn kiểm định định kỳ bình gas theo quy định của nhà sản xuất, nhưng chu kỳ kiểm định không quá 05 năm so với lần kiểm định trước đó. 
- Đối với bình gas đã sử dụng trên 20 năm, thời hạn kiểm định định kỳ không quá 02 năm.
- Các bình gas sử dụng trên 26 năm kể từ ngày sản xuất phải loại bỏ và thay mới.
Báo giá kiểm định bình gas
- Phí kiểm định bình gas dựa theo thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội
- Gía kiểm định bình gas còn tùy thuộc vào loại bình gas, hiện trạng bình gas. Để biết chi tiết giá dịch vụ kiểm định bình gas, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Báo giá kiểm định bình gas
Báo giá kiểm định bình gas
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định bình gas uy tín hàng đầu trong cả nước với giá thành rẻ nhất.
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại thiết bị máy móc khác như:
– Kiểm định chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét….
– Kiểm định thiết bị nâng: Thang máy, tời nâng, sàn nâng, xe nâng hàng, xe nâng người. Băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cổng trục, palang, máy vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: kiểm định nồi hơi, hệ thống lạnh, máy nén khí, máy bơm hơi, nồi hấp, nồi gia nhiệt dầu,  bồn gas, đường ống dẫn gas, bình chịu áp lực, …
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: kiểm định giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, máy khoan cọc nhồi, cop-pha, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy bơm bê tông, máy trộn bê tông, xe tưới nhựa đường. Máy khoan, máy hàn, máy mài, máy cắt, máy tiện, kích thuỷ lực…..
– Kiểm định hệ thống điện, máy phát điện, trạm điện, máy biến áp,….
– Huấn luyện an toàn lao động ( huấn luyện ATLĐ định kỳ theo quy định của Pháp Luật)
Công ty chúng tôi là đơn vị kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Có đội ngũ kiểm định viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Quý khách có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí các công việc cần chuẩn bị để kiểm định bình gas vui lòng liên hệ : 0909 555 861- 028 3831 4194
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.  
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Kiem Dinh Van Thang

Kiem Dinh Van Thang
Kiem Dinh Van Thang
KHÁI NIỆM VẬN THĂNG
- Vận thăng là thiết bị nâng có bàn nâng hoặc gàu, hoặc sàn thao tác… Chuyển động dẫn hướng theo phương thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng dùng vận chuyển hàng hoặc người lên các tầng nhà trong công tác hoàn thiện hoặc sữa chữa công trình.
PHÂN LOẠI VẬN THĂNG
  - Vận thăng theo cấu tạ.
  - Vận thăng theo cách nâng bàn.
  - Vận thăng theo công dụng.
Theo cấu tạo: chia làm 3 loại
- Vận thăng cột.
- Vận thăng lồng.
 - Vận thăng giá.
Theo cách nâng bàn: chia làm 2 loại:
 - Vận thăng loại cáp kéo.
 - Vân thăng loại tự leo.
Theo công dụng: chia làm 2 loại
 - Vận thăng chở hàng.
 - Vận thăng chở người và hàng.
CẤU TẠO VẬN THĂNG
Một vận thăng thường cấu tạo gồm năm bộ phận sau:
- Tời điện.
-  Ròng rọc.
-  Cáp nâng.
- Giá máy.
-  Thanh giằng.
-  Vách đứng.
Tời điện: Là bộ phận phát động, tạo ra mô men để kéo cáp.
Ròng rọc: Đỡ dây cáp và dẫn hướng các dây cáp.
Bàn nâng: Đỡ hàng hoặc người, thông qua hệ thống dây cáp đưa hàng hoặc người đến độ cao cho cần thiết, nó có cơ cấu nâng nhờ các cơn lăn dưới trong rãnh trượt trên thân cột và được nâng hạ nhờ tời kéo, có thể là gàu, sàn có thể có hoặc không có vách che tùy vào loại vận thăng.
Cáp nâng
  - Truyền lực kéo từ thiết bị phát động sang bộ phận nâng thông qua các ròng rọc. Cáp nâng thường làm bằng các bó sợi thép nhỏ, để có khả năng chịu lực mà không bị đứt.
Giá máy
  - Là bộ phận truyền tải trọng của vật nâng xuống đất thông qua hệ thống chân đế gắn chặt với nền. Khi cần nâng cao độ cao vận chuyển có thể tăng chiều cao của giá máy thông cao các đoạn nối ở giữa.
Thanh giằng
  -  Khi chiều cao h>10m cột được kẹp với công trình bằng các thanh giằng ở nhiều điểm khác nhau để tăng tính ổn định.
Vách đứng
-Có vai trò như một điểm tựa, chịu tải trọng ngang phát sinh nếu có, giữ cho vận thăng được ổn định.
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VẬN THĂNG
vai trò của vận thăng
vai trò của vận thăng
ƯU ĐIỂM
-  Máy gọn nên không chiếm dụng không gian khi làm việc như các máy có cùng công dụng khác.
- Vận chuyển với độ an toàn cao do máy có hệ thống ngắt động cơ và bộ hãm bảo hiểm tối ưu.
 - Độ linh động của máy cao, do máy có thể tháo lắp di chuyển từ nơi này sang nơi khác dễ dàng.
 - Dễ dàng sử dụng nhờ hệ thống điều khiển chỉ bằng những nút bấm.
NHƯỢC ĐIỂM
   - Khối lượng hàng vận chuyển không lớn lắm, không chuyên chở được người.
   - Bàn nâng vận thăng có diện tích tương đối nhỏ nên chỉ nâng được hàng hóa không cồng kềnh.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA VẬN THĂNG.
  - Tời điện tạo ra mô men kéo cáp. Thông qua các ròng rọc và và các dây cáp truyền lực kéo cho bộ phận nâng. Bộ phận nâng sẽ nâng hàng hoặc người đến độ cao yêu cầu.
   - Trong đó giá máy và vách đứng có vai trò quan trọng giúp cho vận thăng chịu được tải trọng ngang, qua đó giữ ổn định cho máy.
   - Các tính toán cơ bản:
   - Năng suất kĩ thuật của vận thăng xác định bằng công thức sau:
Pkt = , T/h
Q: trọng lượng vật nâng, T
t = : thời gian một chu kì làm việc.
h: chiều cao nâng, m
Vn ,Vh: tốc độ nâng hạ của bàn nâng, m/s
td: thời gian dừng máy để bốc dỡ hàng, s
VAI TRÒ CỦA VẬN THĂNG TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
- Vận thăng được sử dụng hầu hết ở các công trình. Chúng được dùng để tu sửa ,nâng hàng, dỡ hàng, vận chuyển hàng hóa cũng như vật liệu xây dựng lên cao ở các công trình đang trong tiến độ thi công.
NHỮNG MỐI NGUY HIỂM KHI SỬ DỤNG VẬN THĂNG.
những mối nguy hiểm khi sử dụng vận thăng
những mối nguy hiểm khi sử dụng vận thăng
  - Rơi tải trọng.
  - Gây sụt áp, nóng dây cáp điện.
  - Rò rỉ điện gây chập điện dẫn đến giật điện rất nguy hiểm cho người sử dụng.
  - Gây rơi hàng nguy hiểm cho hàng và người làm xung quanh.
  - Gây ngã đổ thiết bị và hàng.
  - Gây va quẹt, hư hàng, nguy hiểm cho người.
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI SỬ DỤNG VẬN THĂNG
 Trang bị đầy đủ trang bị bảo hộ lao động.
 Trang bị đầy đủ và phù hợp công cụ dụng cụ.
Tuân thủ các nguyên tắc và qui định an toàn cho người làm việc trên cao.
- Tuân thủ qui trình qui định cho công việc.
- Thao tác cẩn thận không để rơi đồ vật.
-  Không được tiếp tục làm việc và được phép nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe.
- Kiểm tra cáp các loại, yêu cầu thay nếu thấy không an toàn.
-  Kiểm tra móc hàng, sửa chữa nếu cần.
- Chọn vị trí cứng chắc, kê lót đầy đủ và cẩn thận cho chân chống
- Kiểm soát kỹ lưỡng thao tác của người vận hành cẩu và phụ cẩu trước khi thực hiện.
- Khoanh vùng những điểm thi công an toàn.
 - Cảnh báo trước cho thiết bị và người khác phòng tránh vật rơi, va quẹt, vật lăn.
 - Kiểm tra và thay dây cáp phù hợp nếu cần.
 - Kiểm tra dây nối đất, toàn bộ dây cáp điện.
 - Kiểm tra và điều chỉnh phù hợp.
TIÊU CHUẨN, QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH VẬNTHĂNG
– TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
– TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ- Yêu cầu an toàn đối vói ơối trọng và ổn trọng;
– TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung;
– TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiếc bị điện;
– TCVN 9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trinh công nghiệp – Yêu cầu chung;
TCXCYM 9385:2012: Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
– TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toan,
– TCXD VN 296:2004, Giàn giáo – Các yêu cầu về an toàn;
– QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
– USAS A10.5-1969, Safety Requirements for Material Hoists;
– GB/T 10054-2005, Builder’s hoist – Thang máy xây dựng.
Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tạiQuy trình kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
Việc kiểm định các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn vận thăng trở hàng có kèm người có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.
KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG LÀ GÌ
kiểm định vận thăng là gì
kiểm định vận thăng là gì
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của VẬN THĂNG theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
QUY ĐỊNH KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG NHƯ THẾ NÀO. TẠI SAO BẮT BUỘC PHẢI KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG .
- VẬN THĂNG là thiết bị được các nước trên thế giới và Việt Nam quy định trong luật bắt buộc phải kiểm định. Tại Việt Nam quy định hiện hành năm 2018 là nghị định 44/2016/NĐ-CP và thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH
- Ngoài vấn đề phải kiểm định do Luật nhà nước quy định, thực tế còn do ý thức của người sử dụng VẬN THĂNG mong muốn kiểm tra đọ an toàn cho VẬN THĂNG , nhằm phòng tránh nguy cơ tai nạn VẬN THĂNG trong quá trình sử dụng.
LOẠI VẬN THĂNG NÀO PHẢI KIỂM ĐỊNH, LOẠI VẬN THĂNG NÀO KHÔNG PHẢI KIỂM ĐỊNH
 Tất cả các đối tượng, chủng loại VẬN THĂNG đều bắt buộc phải kiểm định, không có ngoại lệ.
 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG
- Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch VẬN THĂNG
- Ngưng hoạt động của VẬN THĂNG phục vụ kiểm định
- Chuẩn bị tải trọng thử để thử sức nâng của xe
- Chuẩn bị mặt bằng để vận hành, thao tác theo yêu cầu của kiểm định viên
- Người vận hành VẬN THĂNG phải tham gia chứng kiến và thực hiện các thao tác điều khiển thiết bị khi kiểm định viên yêu cầu
- Riêng đối với VẬN THĂNG mới nhập khẩu, đang trong kho của Hải quan, thì ngoài ra còn phải chuẩn bị giấy chứng nhận CO, CQ của thiết bị
CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG
quy trình kiểm định vận thăng
quy trình kiểm định vận thăng
 – Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
 – Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
 – Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
 – Các chế độ thử tải- phương pháp thử;
 – Xử lý kết quả kiểm định.
 Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG
 Nhà nước ban hành quy trình kiểm định VẬN THĂNG tại thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH, gồm 30 quy trình kiểm định thuộc quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Ngoài ra Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thông cũng ban hành 1 số quy trình kiểm định cho các thiết bị đặc thù do họ quản lý.
CÁC VẤN ĐỀ, SỰ CỐ CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH VẬNTHĂNG
- Công tác chuẩn bị không tốt của đơn vị sử dụng như không có hồ sơ, lí lịch của thiết bị, không tạm ngưng công việc của VẬN THĂNG phục vụ kiểm định, không bố trí công nhân vận hành thiết bị, không chuẩn bị tải trọng thử, không có mặt mặt thao tác phục vụ kiểm định, thiết bị hết nhiên liệu, năng lượng
- Kiểm định viên kiểm tra sơ sài, không xem xét kỹ các chi tiết, phụ kiện có tính chất then chốt đối với sự an toàn của thiết bị
- Việc VẬN THĂNG bị hư hỏng trong quá trình kiểm định cũng là một yếu tố nên lưu ý. Nguyên nhân là do trong quá trình sử dụng đơn vị sử dụng thường sử dụng không hết công suất của VẬN THĂNG , hoặc sử dụng tải trọng thấp hơn tải trọng thiết kế của thiết bị, còn khi kiểm định thì kiểm định viên thử tải theo tải trọng thiết kế, khi đó có thể phát hiện những yếu tố mất an toàn của thiết bị
- Và một số yếu tố khác như mất phụ kiện, phụ kiện không đúng chủng loại, phụ kiện không đúng tiêu chuẩn an toàn…
KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG TRONG BAO LÂU
thời gian kiểm định vận thăng
thời gian kiểm định vận thăng
 - Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định VẬN THĂNG trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài
KIỂM ĐỊNH XONG THÌ BAO LÂU CÓ HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH
- Theo quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG GỒM NHỮNG GÌ
Hồ sơ kiểm định tối thiểu phải có những loại sau:
- Lí lịch thiết bị
- Biên bản kiểm định
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
- Tem kiểm định
- Quyết định giao nhiệm vụ vận hành VẬN THĂNG của đơn vị sử dụng
Thời hạn kiểm định VẬN THĂNG là bao lâu, bao lâu thì phải kiểm định lại
 Thời hạn kiểm định VẬN THĂNG là 01 năm, trong trường hợp đơn vị sử dụng có yêu cầu rất cao vè an toàn thì thời hạn kiểm định có thể ngắn hơn
KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG Ở ĐÂU
Thực tế đơn vị sử dụng VẬN THĂNG có thể mời trung tâm kiểm định cử kiểm định viên tới nhà máy hoặc địa điểm đặt VẬN THĂNG để kiểm tra, tiết kiệm được chi phí vận chuyển thiết bị tới trung tâm kiểm định
 Tại thành phố Hồ Chí Minh công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là một trong những trung tâm kiểm định uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý.
KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG GIÁ BAO NHIÊU
báo giá kiểm định vận thăng
báo giá kiểm định vận thăng
 Giá, phí kiểm định VẬN THĂNG được quy định tại 2 thông tư của nhà nước : Thông tư 73/2014/TT-BTC và thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH, ngoài ra tuỳ vào  khoảng cách xa gần mà có thêm phần phí dịch vụ, công tác phí. Để biết giá kiểm định VẬN THĂNG Quý khách có thể tham khảo 2 thông tư trên, hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giảm giá thấp nhất có thể.
KIỂM ĐỊNH CÓ PHÁT SINH CHI PHÍ GÌ KHÔNG
Việc kiểm định VẬN THĂNG thông thường không phát sinh chi phí.
Nếu có phát sinh chi phí thì do các nguyên nhân sau đây:
 - Đơn vị sử dụng làm mất lí lịch VẬN THĂNG nên phải làm lại lí lịch
Khi đi kiểm định VẬN THĂNG không đạt yêu cầu về an toàn theo tiêu chuẩn hiện hành, kiểm định viên làm biên bản kiến nghị khắc phục nhũng yếu tố không đạt. Sau khi đơn vị sử dụng đã khắc phục xong thì báo cho kiểm định viên đi kiểm định lại. Trường hợp khác là do đơn vị sử dụng không chuẩn bị VẬN THĂNG ở trạng thái sẵn sàng kiểm định, hoặc các cá nhân liên quan tới quá trình kiểm định như đại diện chủ đầu tư, đại diện đơn vị tư vấn giám sát, đại diện nhà thầu không có mặt đầy đủ, đúng giờ, dẫn tới khi kiểm định viên tới kiểm định thì không thể thực hiện theo kế hoạch kiểm định đã thống nhất từ trước, nên phải dời qua ngày khác kiểm định. Như vậy việc đi kiểm định lại nhiều lần sẽ phát sinh chi phí dao động trong khoảng 200.000 đ- 2.000.000 đ tuỳ vào khoảng cách xa gần.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố chuyên kiểm định vận thăng.
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định nối đất chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét, đo tiếp địa, Kiểm định hệ thống điện, trạm điện, máy biến áp….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, xe nâng, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cổng trục, palang, vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: máy nén khí, bình chịu áp lực, máy bơm hơi, nồi hấp, bồn gas, đường ống dẫn gas,…
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy trộn bê tông, kích thuỷ lực…..
– Huấn luyện an toàn lao động
Công ty chúng tôi là đơn vị có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Với đội ngũ kiểm định viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Xem chi tiết dịch vụ kiểm định vận thăng của chúng tôi tại đây.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 0938 261 746         -      028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net

Kiem Dinh Nhiet Ke

Kiem Dinh Nhiet Ke
Kiem Dinh Nhiet Ke
KHÁI NIỆM NHIỆT KẾ
Nhiệt kế là một thiết bị dùng để đo nhiệt độ.
PHÂN LOẠI NHIỆT KẾ
Gồm có ba loại nhiệt kế thông dụng
- Nhiệt kế chất lỏng.
-  Nhiệt kế điện trở.
-  Nhiệt kế hồng ngoại
Nhiệt kế chất lỏng.
- Hoạt động trên cơ sở dãn nhiệt của chất lỏng. Các chất lỏng sử dụng phổ biến là thủy ngân, rượu màu, ancol etylic (C2H50H), pentan (C5H12), benzen toluen (C6H5CH3),…
Nhiệt kế điện trở
- Nhiệt kế đo nhiệt độ dựa trên những hiệu ứng về biến thiên điện trở với các chất bán dẫn, bán kim hoặc kim loại khi nhiệt độ thay đổi. Đặc tính của loại thiết bị đo nhiệt độ này có độ chính xác cao, số chỉ ổn định, có thể tự ghi và truyền kết quả đi xa.
- Nhiệt kế điện trở bằng kim đo được nhiệt độ từ 263 độ C đến 1.064 độ C, niken và sắt tới 300 độ C, đồng 50 – 180 độ C. Bằng các chất bán dẫn để đo nhiệt độ thấp (0,1độ K – 100 độ K). Để đo những  nhiệt độ thấp hơn người ta thường áp dụng những loại nhiệt kế ngưng tụ, nhiệt kế khí và nhiệt kế từ
Nhiệt kế hồng ngoại
- Nhiệt kế hồng ngoại dựa trên những hiệu ứng bức xạ nhiệt dưới dạng các tia hồng ngoại của các vật nóng.
CẤU TẠO CỦA NHIỆT KẾ
- Phần cảm nhận nhiệt độ: bầu đựng thủy ngân hoặc rượu trong nhiệt kế
- Phần biểu thị kết quả: thang chia vạch trên nhiệt kế
- Các loại nhiệt kế trong công nghiệp thường dùng thiết bị điện tử biểu thị kết quả như máy tính
- Nhiệt kế điện tử thường được dùng lắp ở một số bảng đồng hồ treo tường, trong các máy đo nhanh của y học,…dùng cảm biến bán dẫn biến đổi tín hiệu tương tự sang số (ADC) và hiện lên các số liệu cần biết.
 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA NHIỆT KẾ.
nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế
nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế
Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế là dựa trên việc co giãn vì nhiệt của các chất.
CÁC ỨNG DỤNG CỦA NHIỆT KẾ LÀ GÌ?
Các ứng dụng của nhiệt kế là gì? Được yêu cầu cho nhiều mục đích từ hộ gia đình đến các ngành công nghiệp. Trong nhà bếp, nhiệt độ của thực phẩm có thể được đo. Tương tự như vậy trong tủ lạnh, nó giúp duy trì nhiệt độ cài đặt. Trong một nhà máy, nhiệt kế trong lò cho phép bật và tắt lò. Do đó, điều quan trọng là phải chọn đúng loại nhiệt kế phù hợp với ứng dụng dự định.
- Trong động cơ hoặc mang theo dõi
- Hệ thống điều hòa không khí
- Giao thông vận tải và kiểm tra tại chỗ ô tô
- Đo kiểm tra thực phẩm
- Để phát hiện các vấn đề ẩn
- Để khảo sát các tòa nhà để phát hiện độ ẩm và rò rỉ
- Để xác định tổn thất năng lượng và cách nhiệt kém, lỗi điện và các vấn đề về hệ thống ống nước
- Trong phòng thí nghiệm và phòng lưu trữ.
NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NHIỆT KẾ.
- Đo sai số khi sốt dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng.
Nhiễm độc thủy ngân gây ngộ độc...
- Và còn nhiều nguyên nhân khác.
NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG NHIỆT KẾ KHÔNG ĐÚNG CÁCH.
- Sử dụng đúng vị trí đo mà nhà sản xuất nhiệt kế cho phép đo.
- Không đó nhiệt kế khi có tác động của những yếu tố môi trường như: gió, quạt.
- Không đo nhiệt kế khi vừa tắm xong, lúc đo nhiệt độ không chính xác.
- Không để nhiệt kế nới ẩm ướt và lau sạch nhiệt kế trước và sau khi dùng.
TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH
- ĐLVN-232017     Nhiệt kế y học điện tử tiếp xúc có cơ cấu cực đại. Quy trình kiểm định
- ĐLVN-212017     Nhiệt kế y học thủy tinh thủy ngân có cơ cấu cực đại. Quy trình kiểm định
- ĐLVN-202017     Nhiệt kế thủy tinh chất lỏng. Quy trình kiểm định
- 228/QĐ-TĐC/06-12-2013 Quyết định về việc ban hành Văn bản Kỹ thuật Đo lường Việt Nam.
- 128/QĐ-BKHCN/25-01-2013 Quyết định về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia.
KIỂM ĐỊNH NHIỆT KẾ  LÀ GÌ
kiểm định nhiệt kế là gì
kiểm định nhiệt kế là gì
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của NHIỆT KẾ  theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
QUY ĐỊNH KIỂM ĐỊNH NHIỆT KẾ  NHƯ THẾ NÀO. TẠI SAO BẮT BUỘC PHẢI KIỂM ĐỊNH NHIỆT KẾ .
Nhiệt kế không nằm trong nhóm danh mục thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm định nhưng thực tế còn do ý thức của người sử dụng NHIỆT KẾ  mong muốn kiểm tra đọ an toàn cho NHIỆT KẾ , nhằm phòng tránh nguy cơ tai nạn NHIỆT KẾ  trong quá trình sử dụng.
LOẠI NHIỆT KẾ  NÀO PHẢI KIỂM ĐỊNH, LOẠI NHIỆT KẾ  NÀO KHÔNG PHẢI KIỂM ĐỊNH
Để nhiệt kế hoạt động tốt nhất, chúng ta nên tiến hành các loại nhiệt kế hiện hành
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH NHIỆT KẾ
- Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch NHIỆT KẾ( nếu có)
- Ngưng hoạt động của NHIỆT KẾ  phục vụ kiểm định
CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH NHIỆT KẾ
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật bên trong
– Các chế độ thử - phương pháp thử;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.
CÁC VẤN ĐỀ, SỰ CỐ CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH NHIỆT KẾ
- Kiểm định viên kiểm tra sơ sài, không xem xét kỹ các chi tiết, phụ kiện có tính chất then chốt đối với sự an toàn của thiết bị
- Không chuẩn bị hồ sơ lý lịch của thiết bị. Không ngưng hoạt động của thiết bị để phục vụ cho quá trình kiểm định
- Việc NHIỆT KẾ  bị hư hỏng trong quá trình kiểm định cũng là một yếu tố nên lưu ý.
- Và một số yếu tố khác như mất phụ kiện, phụ kiện không đúng chủng loại, phụ kiện không đúng tiêu chuẩn an toàn…
KIỂM ĐỊNH NHIỆT KẾ TRONG BAO LÂU
thời gian kiểm định nhiệt kế
thời gian kiểm định nhiệt kế
 Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định NHIỆT KẾ  trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài
 KIỂM ĐỊNH XONG THÌ BAO LÂU CÓ HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH
 Theo quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
 HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH NHIỆT KẾ  GỒM NHỮNG GÌ
Hồ sơ kiểm định tối thiểu phải có những loại sau:
- Lí lịch thiết bị
- Biên bản kiểm định
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
- Tem kiểm định
- Quyết định giao nhiệm vụ vận hành NHIỆT KẾ  của đơn vị sử dụng
THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH NHIỆT KẾ LÀ BAO LÂU, BAO LÂU THÌ PHẢI KIỂM ĐỊNH LẠI
Thời hạn kiểm định NHIỆT KẾ  là 01 năm, trong trường hợp đơn vị sử dụng có yêu cầu rất cao vè an toàn thì thời hạn kiểm định có thể ngắn hơn
KIỂM ĐỊNH NHIỆT KẾ  Ở ĐÂU
NHIỆT KẾ  có thể mang tới các trung tâm kiểm định để kiểm định thì tốt hơn vì ở đó có hệ thống máy móc và phòng thí nghiệm chuyên dụng để kiểm tra kỹ lưỡng các yếu tố.
Thực tế đơn vị sử dụng NHIỆT KẾ  có thể mời trung tâm kiểm định cử kiểm định viên tới nhà máy hoặc địa điểm đặt NHIỆT KẾ  để kiểm tra, tiết kiệm được chi phí vận chuyển thiết bị tới trung tâm kiểm định
Tại thành phố Hồ Chí Minh công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là một trong những trung tâm kiểm định uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý.
KIỂM ĐỊNH NHIỆT KẾ GIÁ BAO NHIÊU
Giá, phí kiểm định NHIỆT KẾ  được quy định tại 2 thông tư của nhà nước : Thông tư 73/2014/TT-BTC và thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH, ngoài ra tuỳ vào  khoảng cách xa gần mà có thêm phần phí dịch vụ, công tác phí. Để biết giá kiểm định NHIỆT KẾ  Quý khách có thể tham khảo 2 thông tư trên, hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giảm giá thấp nhất có thể.
KIỂM ĐỊNH CÓ PHÁT SINH CHI PHÍ GÌ KHÔNG
những chi phí phát sinh khi kiểm định nhiệt kế
những chi phí phát sinh khi kiểm định nhiệt kế
Việc kiểm định NHIỆT KẾ  thông thường không phát sinh chi phí.
Nếu có phát sinh chi phí thì do các nguyên nhân sau đây:
- Đơn vị sử dụng làm mất lí lịch NHIỆT KẾ  nên phải làm lại lí lịch
- Khi đi kiểm định NHIỆT KẾ  không đạt yêu cầu về an toàn theo tiêu chuẩn hiện hành, kiểm định viên làm biên bản kiến nghị khắc phục nhũng yếu tố không đạt. Sau khi đơn vị sử dụng đã khắc phục xong thì báo cho kiểm định viên đi kiểm định lại. Trường hợp khác là do đơn vị sử dụng không chuẩn bị NHIỆT KẾ  ở trạng thái sẵn sàng kiểm định, hoặc các cá nhân liên quan tới quá trình kiểm định như đại diện chủ đầu tư, đại diện đơn vị tư vấn giám sát, đại diện nhà thầu không có mặt đầy đủ, đúng giờ, dẫn tới khi kiểm định viên tới kiểm định thì không thể thực hiện theo kế hoạch kiểm định đã thống nhất từ trước, nên phải dời qua ngày khác kiểm định. Như vậy việc đi kiểm định lại nhiều lần sẽ phát sinh chi phí dao động trong khoảng 200.000 đ- 2.000.000 đ tuỳ vào khoảng cách xa gần.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố chuyên kiểm định NHIỆT KẾ .
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định nối đất chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét, đo tiếp địa, Kiểm định hệ thống điện, trạm điện, máy biến áp….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, xe nâng, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cổng trục, palang, vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: máy nén khí, bình chịu áp lực, máy bơm hơi, nồi hấp, bồn gas, đường ống dẫn gas,…
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy trộn bê tông, kích thuỷ lực…..
– Huấn luyện an toàn lao động
Công ty chúng tôi là đơn vị có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Với đội ngũ kiểm định viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Xem chi tiết dịch vụ kiểm định NHIỆT KẾ  của chúng tôi tại đây.
 CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 0938 261 746               028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net

Kiem Dinh Bon Chua Xang Dau

Kiem Dinh Bon Chua Xang Dau
Kiem Dinh Bon Chua Xang Dau
Bồn chứa xăng dầu là gì?
– Bồn chứa xăng dầu là thiết bị dùng để tồn chứa, vận chuyển các loại xăng dầu với khối lượng lớn. Để đảm bảo xăng dầu không bị bốc hơi, thất thoát và gây cháy nổ.
– Vật liệu chế tạo bồn chứa xăng dầu được sử dụng hiện nay là thường là hợp kim nhôm và thép cacbon chất lượng cao ( Thép CT3, SS400, Q235 … )
Bồn chứa nước: làm bằng chất liệu Inox không rỉ
Bồn chứa hóa chất : làm bằng Inox hoặc thép phủ epoxy hoặc tráng composit….
Bồn chứa xăng dầu phải được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn, kín và không móp méo. Theo TCVN 4162-85 về bồn bể chứa xăng dầu.
Phân loại bồn chứa xăng dầu:
1. Bồn chứa xăng dầu phổ thông:
– Bồn hình trụ đứng:
 + Có thể tích chứa từ 100 đến 20000 m3 ( chứa xăng ).
 + Có thể chứa tới 50000m3 (khi chứa mazut,…)
 + Có thể dùng mái có cột chống hoặc không có cột chống
 + Ưu điểm là đơn giản khi chế tạo và lắp ghép, có dung tích chứa lớn, hiệu quả về kinh tế.
– Bồn hình trụ ngang:
 + Ưu điểm: đơn giản khi chế tạo và lắp ghép
 + Chứa gas, xăng, khí hóa lỏng …
– Bồn hình cầu,  hình giọt nước, bồn hình vuông.
2. Bồn chứa xăng dầu thông dụng:
Bồn chứa xăng dầu thông dụng
Bồn chứa xăng dầu thông dụng
Bồn chứa xăng dầu thông dụng hiện nay được chia thành một số loại như sau : bồn chôn ngầm, bồn lắp đặt nổi, bồn bể chứa tại các tổng kho xăng dầu
– Bồn xăng dầu lắp nổi:
+ Bồn xăng dầu lắp nổi thường dùng cho các cửa hàng xăng dầu nhỏ. Các trạm trộn hay các công trường xây dựng cần cấp dầu cho máy móc, các phương tiện cơ giới.
+ Bồn này thường được lắp trong các xe container có gắn thêm trụ bơm cấp phát xăng dầu. Vì vậy thể tích thường nhỏ hơn so với bồn chứa ngầm.
+ Chứa dầu cho các nhà máy sản xuất hoặc có thể dùng để chứa nước sinh hoạt, các loại chất lỏng khác.
+ Khi lắp đặt cần phải căn cứ vào loại nguyên liệu chứa để chọn vật liệu bồn để đảm bảo và phát huy công dụng của bồn.
+ Bồn chứa nổi thường được trang bị thêm các thiết bị như : chân đế, thước theo dõi mức chứa trong bồn, các cửa xuất nhập tương thích với các trụ bơm cấp phát lẻ.
– Bồn xăng dầu lắp ngầm
+ Thân bồn làm bằng thép CT3 chống rỉ, dày 5mm ± 0.2mm.
+ Số ngăn tùy vào nhu cầu, vách ngăn phải là dạng vách mo.
+ Mặt bích ống nhập, xuất D90, ống đo lắp đầy đủ trên cổ lầu.
+ Nắp bồn cổ bồn: kích thước theo tiêu chuẩn.
+ Thân bồn sơn phủ 2 lớp nhựa đường, quấn 01 lớp vải thủy tinh và  mặt bích.
+ Đây là loại bồn phổ biến nhất được sử dụng cho các trạm xăng dầu từ cấp 1 đến cấp 3.
Ưu điểm:
+ Tăng tính an toàn trong công tác phòng chống cháy nổ.
+ Chiếm dụng mặt bằng ít khi lắp đặt, có độ bền cao.
+ Có thể lắp đặt nhiều bồn chứa cho trạm xăng dầu tùy theo quy mô. Tuy nhiên khi lắp đặt cần nghiên cứu và khảo sát kỹ của chuyên môn.
Quy cách bồn chứa xăng dầu: 
Quy cách bồn chứa xăng dầu
Quy cách bồn chứa xăng dầu
– Bể trụ ngang chứa xăng dầu
– Biên dạng của bồn hình trụ phẳng không được móp méo.
– Cổ bồn phải vuông góc với đường sinh của bồn.
– Các mối hàn ghép phải theo đúng TCVN, phải thử áp lực bằng khí nén P = 0,5 kg/cm2
– Các loại bồn chứa ngầm thông dụng:
+ Bồn 20 khối chia 2 ngăn độc lập
+ Bồn 25 khối
+ Bồn 30 khối
Quy định về lắp đặt bồn chứa xăng dầu:
Lắp đặt bể chứa xăng, dầu tại cửa hàng phải tuân thủ các quy định theo Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18-6-2013 của Bộ Công thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng, dầu:
1. Vật liệu làm bể chứa xăng, dầu là vật liệu chịu xăng, dầu và không cháy.
2. Lắp đặt bể chứa xăng, dầu tại cửa hàng phải tuân thủ các quy định:
a) Không được lắp đặt bể chứa xăng, dầu nổi trên mặt đất.
b) Không được lắp đặt bể chứa xăng, dầu và hố thao tác trong hoặc dưới các gian bán hàng.
c) Khi lắp đặt bể chứa xăng, dầu phải tính đến khả năng bị đẩy nổi và phải có biện pháp chống nổi bể.
d) Xung quanh bể chứa phải phủ cát hoặc đất mịn với chiều dày không nhỏ hơn 0,3m.
đ) Bể chứa lắp đặt dưới mặt đường xe chạy phải áp dụng các biện pháp bảo vệ kết cấu bể.
e) Ðối với bể chứa bằng vật liệu không dẫn điện phải có biện pháp triệt tiêu tĩnh điện khi xuất, nhập xăng, dầu.
3. Bề mặt ngoài của bể chứa bằng thép lắp đặt ngầm phải có lớp bọc chống ăn mòn có cấp độ không thấp hơn mức tăng cường quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 4090: 1985 Ðường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu – Tiêu chuẩn thiết kế.
4. Khoảng cách an toàn từ bể chứa xăng, dầu đến các công trình bên ngoài cửa hàng tuân thủ theo đúng quy định.
Trang bị bắt buộc phải kèm theo của bồn chứa xăng dầu:
– Bồn chứa xăng dầu cần phải được trang bị đầy đủ các linh kiện kèm theo như:
+ Dây tiếp đất: với độ dài hợp lý, ít nhất là 2 mắt xích luôn chạm xuống mặt đường. Phải được lắp đặt cầu thang lên xuống thuận tiện cho việc vận hành, kiểm tra các bộ phận phía trên bồn.
+ Bồn chứa xăng dầu phải được sơn chữ cảnh báo cháy “CẤM LỬA” ở 2 bên thân bồn và phía sau bồn.
+ Nắp nạp xăng dầu: thiết kế hình tròn, được lắp đặt trên đỉnh bồn. Phải đảm bảo độ kín, dễ dàng đóng mở.
+ Van hô hấp: cũng được lắp đặt trên đỉnh bồn để điều hòa áp suất bên trong bồn chứa xăng dầu.
- Ngoài ra, bồn chứa xăng dầu phải được trang bị bình cứu hỏa đạt tiêu chuẩn chất lượng để có thể xử lý các sự cố cháy nổ có thể xảy ra.
Vì sao phải kiểm định bồn chứa xăng dầu?
Vì sao phải kiểm định bồn chứa xăng dầu
Vì sao phải kiểm định bồn chứa xăng dầu
– Xăng dầu là nguyên liệu dễ bắt lửa và có khả năng cháy nổ. Gây nguy hiểm tính mạng con người và tải sản cũng như gây ô nhiễm môi trường do các sự cố có thể xảy ra trong quá trình sử dụng không đúng kỹ thuật.
Chính vì vậy, việc định kỳ kiểm tra chất lượng của các bồn chứa xăng dầu là việc làm hết sức cần thiết nhằm:
+ Giảm thiểu tối đa khả năng cháy nổ của thiết bị.
+ Đảm bảo an toàn đối với con người, tránh xảy ra các rủi ro đáng tiếc.
+ Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thiết bị.
+ Kịp thời phát hiện các hư hỏng để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
– Đồng thời chấp hành và tuân thủ theo quy định của pháp luật:
+ TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
+ Viện dầu khí Mỹ (API) đã đưa ra tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hiện kiểm định, sửa chữa, mở rộng và xây dựng & hoán cải bồn chứa. Nhằm đánh giá chất lượng và tuổi thọ của các loại bồn chứa xăng dầu.
( API 653: Là tiêu chuẩn cho bồn chứa xăng dầu cao hơn 15m hoặc có đường kính lớn hơn 10m bao gồm các hướng dẫn cho việc duy trì, kiểm tra, thay đổi và sửa chữa bồn thép, bể chứa trên mặt đất dựng đứng được xây dựng theo tiêu chuẩn API 650 hoặc tiêu chuẩn API 12C).
Quy trình kiểm định bồn chứa xăng dầu:
Quy trình kiểm định bồn chứa xăng dầu
Quy trình kiểm định bồn chứa xăng dầu
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ thiết kế, lắp đặt và sửa chữa, sổ ghi chép vận hành
Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật:
– Đối với thiết bị kiểm định lần đầu:
Lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
Giấy chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.
– Đối với thiết bị kiểm định định kỳ:
Hồ sơ lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.
– Đối với thiết bị kiểm định bất thường:
Hồ sơ lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị ( đối với thiết bị đã cải tạo, sửa chữa thì có thêm hồ sơ thiết kế cải tạo sửa chữa và các biên bản nghiệm thu kỹ thuật)
Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.
Các kết quả thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện các kiến nghị của các lần thanh tra, kiểm tra.
– Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và phư­ơng tiện để xác định các thông số kỹ thuật an toàn cho quá trình kiểm định bồn chứa xăng dầu.
– Đảm bảo đủ phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân và biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong:
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài bồn:
Kiểm tra bằng mắt các khuyết tật bên ngoài bồn chứa, mái bồn, bệ đỡ bồn, các liên kết giữa bồn với đường ống công nghệ, các mối nối với các thiết bị đi kèm.
Kiểm tra tình trạng của bồn bằng trực quan: kiểm tra thân bồn, mái bồn, các mối hàn, sơn phủ, móng bồn
– Kiểm tra kỹ thuật bên trong bồn:
Kiểm tra chiều dày tôn của đáy, thân bồn và mái bồn: Đo độ dày tôn bằng máy siêu âm, đánh giá tốc độ ăn mòn.
Kiểm tra rò rỉ của đáy bồn bằng phương pháp hút chân không
Kiểm tra độ lún của bồn chứa: Kiểm tra hiện trạng nghiêng, góc cạnh lún bằng máy toàn đạc điện tử laser
Bước 3: Thử thủy lực
Bước 4: Thử nghiệm kỹ thuật
– Để kiểm tra khuyết tật các mối hàn và ăn mòn kim loại cơ bản (các vết nứt, rỗ khí, ngậm xỉ, tách lớp, không thấu trong các mối hàn. Kiểm tra ăn mòn của kim loại, tách lớp của vật liệu composite, đo độ cứng của vật liệu…) dùng phương pháp kiểm tra không phá hủy( siêu âm, thẩm thấu...)
Bước 5: Kiểm tra an toàn điện, kiểm tra chống sét
Bước 6: Kiểm tra vận hành
Bước 7. Xử lý kết quả kiểm định:
– Đánh giá thời hạn sử dụng còn lại của bồn
– Báo cáo kết quả kiểm định thiết bị đạt hay không đạt.
– Khi thiết bị được kiểm định không đạt yêu cầu, phải ghi rõ những nội dung không đạt. Đề xuất phương án bảo trì bảo dưỡng phù hợp. Thời hạn thực hiện đề xuất và thời hạn kiểm định tiếp theo.
– Kiểm định viên lập 02 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến, đại diện chủ sử dụng ký vào biên bản kiểm định, mỗi bên giữ 01 bản.
– Chỉ dán tem kiểm định khi thiết bị kiểm định đạt yêu cầu
Đơn vị nào được phép kiểm định bồn chứa xăng dầu
Đơn vị nào được phép kiểm định bồn chứa xăng dầu
Đơn vị nào được phép kiểm định bồn chứa xăng dầu?
– Để thực hiện việc kiểm định có kết quả chính xác cần có đội ngũ kiểm định viên, kỹ thuật viên có năng lực và giàu kinh nghiệm. Các trang thiết bị máy móc đầy đủ và tiên tiến.
– Đơn vị kiểm định phải có chuyên môn nghiệp vụ, có giấy chứng nhận kiểm định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp mới được phép kiểm định.
Khi nào thì kiểm định bồn chứa xăng dầu?
– Khi lắp đặt bồn chứa xăng dầu lần đầu trước khi sử dụng.
– Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo lớn có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của bồn chứa.
– Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt bồn chứa.
– Bồn chứa ngừng hoạt động trên 12 tháng.
– Khi có yêu cầu của nhà chế tạo, cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
– Trường hợp phát hiện các lỗi kỹ thuật hoặc các hư hỏng khác thường thì nên liên hệ trung tâm kiểm định để được kiểm tra toàn diện thiết bị.
Thời hạn kiểm định bồn chứa xăng dầu là bao lâu?
– Thời hạn kiểm định định kỳ đối với các thiết bị bồn chứa xăng dầu được khuyến nghị tốt nhất không quá 2 năm.
– Trường hợp nhà chế tạo quy định thời hạn kiểm định ngắn hơn hoặc khi có yêu cầu của cơ sở thì thực hiện theo yêu cầu của cơ sở và quy định của nhà chế tạo.
– Khi rút ngắn thời hạn kiểm định bồn chứa xăng dầu, kiểm định viên phải nêu rõ lý do vì sao rút ngắn thời hạn kiểm định trong biên bản kiểm định.
Báo giá kiểm định bồn chứa xăng dầu
Báo giá kiểm định bồn chứa xăng dầu
Báo giá kiểm định bồn chứa xăng dầu
Tùy vào khoảng cách xa hay gần, loại bồn chứa xăng dầu và hiện trạng bồn chứa xăng dầu mà chi phí kiểm định bồn chứa xăng dầu sẽ khác nhau. Để biết chi tiết bảng giá dịch vụ kiểm định bồn chứa xăng dầu, quý khách hàng vui lòng xem tại đây.
Địa chỉ kiểm định bồn chứa xăng dầu uy tín hiện nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ kiểm định. Làm sao để biết địa chỉ kiểm định bồn chứa xăng dầu nào uy tín, chất lượng mà giá thành phải chăng?
Sau đây chúng tôi sẽ đề xuất cho bạn đọc một địa chỉ kiểm định bồn chứa xăng dầu uy tín, chất lượng và được tin tưởng trong nhiều năm trở lại đây.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định bồn chứa xăng dầu uy tín hàng đầu tại Việt Nam với giá thành rẻ nhất.
– Kiểm định nối đất chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét, đo tiếp địa, Kiểm định hệ thống điện, trạm điện, máy biến áp….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, xe nâng, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cổng trục, palang, vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: máy nén khí, bình chịu áp lực, máy bơm hơi, nồi hấp, bồn gas, đường ống dẫn gas,…
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy trộn bê tông, kích thuỷ lực…..
– Huấn luyện an toàn lao động
Công ty chúng tôi là đơn vị có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Với đội ngũ kiểm định viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Quý khách có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí các công việc cần chuẩn bị để kiểm định bồn chứa xăng dầu vui lòng liên hệ : 0909 555 861- 028 3831 4194
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.  
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com