Kiểm định hệ thống chống sét NHANH- CHÍNH XÁC- GIÁ RẺ

Kiem Dinh He Thong Gas

Sử dụng, vận hành hệ thống gas công nghiệp đúng cách, chú ý tới những vấn đề đảm bảo an toàn sẽ đảm bảo được hiệu quả nấu nướng trong nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể,… và tránh gặp phải những sự cố khó lường tới sức khỏe và tính mạng của chính mình cũng như những người xung quanh.
Kiem Dinh He Thong Gas
Kiem Dinh He Thong Gas
Khí gas là gì?
- Khí gas là chất không màu, không mùi, không vị và không chứa độc tố. Được sử dụng làm chất đốt dân dụng, công nghiệp và là nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác.
- Khí gas cũng là loại chất đốt dân dụng có giá thành rẻ, năng lượng cao và an toàn nếu sử dụng đúng cách.
Hệ thống gas là gì?
- Hệ thống gas được hiểu là một hệ thống giàn gom được lắp đặt ở một khu vực riêng gọi là kho gas và chạy đường ống cấp về tận chân bếp gas.
- Hệ thống gas sử dụng trong công nghiệp có quy mô lớn hơn và cung cấp lượng khí gas cao hơn nhiều so với bếp gas sử dụng tại nhà. Do đó nhiệt lượng khi đun nấu tỏa ra rất lớn nên khi sử dụng gas công nghiệp người ta không thể để bình gas
ngay sát với bếp gas như bếp dân dụng được mà người ta phải để xa khỏi khu vực đun nấu. 
- Ứng dụng vào những quy trình nấu ăn cho các nhà hàng, quán ăn lớn.
- Để sử dụng gas công nghiệp thì chúng ta cần thi công lắp đặt hệ thống gas công nghiệp. 
- Bình gas công nghiệp dùng trong hệ thống gas công nghiệp gồm có hai loại bình là bình 45kg và bình 48kg kg.
Hệ thống gas gồm những gì
Hệ thống gas gồm những gì
Hệ thống gas gồm những gì
- Một hệ thống gas gồm: các đường ống dẫn khí gas, van an toàn, van điều áp, các thiết bị an toàn,thiết bị ngắt gas tự động, thiết bị báo rò rỉ gas,… 
- Khi sử dụng, hệ thống sẽ dẫn gas từ các bình gas công nghiệp qua các van giảm áp, bộ bypass đến các thiết bị sử dụng gas như bếp á, bếp hầm, bếp chiên nhúng, tủ cơm gas,...
Nguy hiểm khi sử dụng hệ thống gas
- Rò rỉ gas dẫn đến cháy nổ.
- Người tiêu dùng hay chủ quan khi không chú ý kiểm trả bình gas khi sử dụng lâu ngày mà chưa được thay dây, van hoặc bình quá cũ dẫn đến rò rỉ gas ra ngoài.
- Do quá trình vận chuyển từ cửa hàng đến các gia đình chưa đúng cách làm cho bình gas bị va đập, sứt, mẻ, khiến vỏ bị hư hỏng không biết.
- Do chiết gas không đúng quy trình, an toàn, đúng tiêu chuẩn. Bình gas to chiết sang những bình ga mini nhỏ để bán. Và việc cháy nổ do bình gas mini cũng là một trong những hiểm họa khôn lường. 
Cách xử lý khi bị rò rỉ gas
- Khi phát hiện thấy mùi khí Gas (mùi trứng thối) trong kho Gas, đóng ngay van xả gas, tắt hết lửa trên bếp.
- Nghiêm cấm không được sử dụng diêm, bật lửa, hút thuốc, bật công tắc điện và các hành động có thể gây tia lửa điện.
- Sử dụng các phương tiện để cách ly nguồn sinh lửa.
- Mở tất cả các cửa sổ, cửa ra vào để tạo độ thông thoáng lớn nhất giúp tản hết khí gas.
- Dùng xà phòng bánh bôi lên các ống dẫn gas và bình gas để tìm vị trí rò rỉ gas.
- Ra khỏi bếp đến vị trí an toàn và gọi điện báo ngay cho đại lý cung cấp gas đến xử lý.
Quy trình mở hệ thống đường ống cấp gas cho bếp công nghiệp.
Quy trình mở hệ thống đường ống cấp gas cho bếp công nghiệp
Quy trình mở hệ thống đường ống cấp gas cho bếp công nghiệp

Bước 1: Tiến hành lắp các đầu van vào van ở đầu bình gas, xoáy chặt các bình để kết nối bình gas với hệ thống đuôi heo trên giàn gom gas.
Bước 2: Tiến hành mở van đầu bình gas nếu bạn để bắt đầu quá trình cung cấp gas.
Bước 3: Tiến hành mở van gas ¼ - loại van gạt được lắp với giàn gom gas và nối với đuôi heo gas.
Bước 4: Sau khi đã mở hết các van gas trên giàn gom gas, bạn quan sát đồng hồ báo gas công nghiệp ở van điều áp trên phần bình giữa giàn gas, nếu có chỉ số báo 2kg là hệ thống gas đang ổn định và an toàn. Nếu là lần đầu sử dụng hệ thống gas công nghiệp, bạn nên chú ý nếu đồng hồ không đạt được 2kg thì thực hiện xoáy chỉnh núm nhỏ trên đầu van điều áp từ trái qua phải để điều chỉnh mức độ áp lực gas phù hợp.
Bước 5: Mở van đường ống chính trên van điều áp để hòa gas đến khu vực bếp sử dụng gas.
Bước 6: Mở van gas đầu bếp gas và bật công tắc bếp gas để mồi gas, nếu gas cháy mạnh, cho lửa xanh là đạt yêu cầu. Nếu gas cháy không đều thì chúng ta có thể hiệu chỉnh bếp gas để gas cháy đều hơn.
Biện pháp nấu nướng an toàn, tránh rò rỉ gas
- Khi đun nấu, người làm bếp phải trông coi cẩn thận, không để các vật dễ cháy như giẻ lau, đồ nhựa gần bếp gas công nghiệp. Khi đun nấu xong, bạn cần đóng van xả khí ở bình gas trước rồi mới tắt hết lửa ở bếp và các nguồn nhiệt gần đó.
- Chú ý tắt van điều áp và khóa van gas khi không sử dụng, đồng thời không được tự ý tháo gỡ hoặc sửa chữa van bình gas.
- Để đảm bảo an toàn, tránh rò rỉ khí gas trong quá trình sử dụng bếp gas công nghiệp, chúng ta nên lắp đặt bộ cảm biến gas detector trong phòng bếp nhà hàng, khách sạn,…
- Luôn giữ bếp gas công nghiệp sạch sẽ bằng cách sử dụng các chất tẩy rửa và nước vệ sinh chuyên dụng dành riêng cho bếp sau mỗi ca làm việc.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng ống dẫn gas, kẹp và các mối nối,… của bếp để thay thế khi có dấu hiệu hư hỏng. Nên thay ống dẫn gas sau mỗi 3 năm sử dụng.
Hồ sơ kiểm định hệ thống gas bao gồm những gì
Hồ sơ kiểm định hệ thống gas bao gồm những gì
Hồ sơ kiểm định hệ thống gas bao gồm những gì
Căn cứ vào hình thức kiềm định để kiểm tra, xem xét hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hệ thống gas:
1. Đối với hệ thống gas kiểm định lần đầu:
- Hồ sơ lý lịch của hệ thống gas:
- Các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có).
- Hồ sơ lắp đặt:
2. Đối với hệ thống gas kiểm định định kỳ:
- Kiểm tra lý lịch hệ thống đường ống, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước.
- Hồ sơ quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; Các biên bản thanh tra, kiểm tra trước đó ( nếu có).
3. Đối với hệ thống gas kiểm định bất thường:
- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, biên bản nghiệm thu sau sửa chữa ,cải tạo, nâng cấp.
- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt thì bổ sung thêm hồ sơ lắp đặt.
- Trường hợp sau khi hệ thống không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định định kỳ
--->> Liên hệ ngay với chúng tôi để biết chi tiết công tác chuẩn bị hồ sơ kiểm định hệ thống gas.
Thiết bị, dụng cụ phục vụ quá trình kiểm định
- Thiết bị, dụng cụ dùng để khám xét
- Thiết bị, dụng cụ dùng để thử bền, thử kín
- Thiết bị, dụng cụ chuyên dụng đo lường
- Thiết bị, dụng cụ đo, kiểm tra chuyên dụng khác (nếu cần)
Điều kiện kiểm định
- Hệ thống gas phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
- Hồ sơ, tài liệu của hệ thống gas phải đầy đủ.
- Các yếu tố bên ngoài như: môi trường, thời tiết không ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
- Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định hệ thống gas.
Chuẩn bị kiểm định
Chuẩn bị kiểm định
Chuẩn bị kiểm định

- Thống nhất kế hoạch kiểm định, công tác chuẩn bị và phối hợp giữa đơn vị kiểm định với cơ sở sử dụng.
 + Chuẩn bị hồ sơ tài liệu của hệ thống đường ống.
 + Tháo môi chất, vệ sinh bên trong, bên ngoài hệ thống đường ống.
 + Chuẩn bị các công trình đảm bảo cho việc xem xét tất cả các bộ phận của hệ thống.
 + Phải tiến hành khử môi chất trong hệ thống, đảm bảo không ảnh hưởng cho người khi tiến hành công việc kiểm tra.
- Cử người tham gia và chứng kiến kiểm định
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và phư­ơng tiện để xác định các thông số kỹ thuật an toàn cho quá trình kiểm định.
- Đảm bảo đủ phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân và biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định.
B1. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch hệ thống gas;
B2. Kiểm tra sơ đồ hệ thống gas;
B3. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong hệ thống gas;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi:
 + Không có các vết nứt, phồng, móp, biến dạng, bị ăn mòn quá quy định, dấu vết xì hở môi chất ở các bộ phận chịu áp lực và ở các mối hàn, mối nối của hệ thống;
 + Các thiết bị đo lường, an toàn và phụ trợ đầy đủ, phù hợp với các yêu cầu của thiết kế.
- Kiểm tra kỹ thuật bên trong:
Quy trình kiểm định hệ thống gas
Quy trình kiểm định hệ thống gas
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi không có các vết nứt, phồng, móp, biến dạng, bị ăn mòn quá quy định ở các bộ phận chịu áp lực của hệ thống.
- Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
 + Thử bền.
 + Thử kín
- Kiểm tra vận hành:
Đánh giá kết quả: Kết quả đạt yêu cầu khi hệ thống, các thiết bị phụ trợ và các thiết bị đo lường, bảo vệ làm việc bình thường, các thông số làm việc ổn định.
- Xử lý kết quả kiểm định.
 +  Đánh giá hệ thống gas
 +  Báo cáo kết quả kiểm định thiết bị đạt hay không đạt.
 +  Khi thiết bị được kiểm định không đạt yêu cầu, phải ghi rõ những nội dung không đạt. Đề xuất phương án bảo trì bảo dưỡng phù hợp. Thời hạn thực hiện đề xuất và thời hạn kiểm định tiếp theo.
 +  Kiểm định viên lập 02 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến, đại diện chủ sử dụng ký vào biên bản kiểm định, mỗi bên giữ 01 bản.
 +  Chỉ dán tem kiểm định khi thiết bị kiểm định đạt yêu cầu
Thời hạn và hình thức kiểm định
1. Kiểm định lần đầu: Trước khi đưa vào sử dụng.
2. Kiểm định định kỳ:
- Kiểm tra bên trong và bên ngoài: Không quá 3 năm/lần.
- Thực hiện toàn bộ các bước kiểm định: Không quá 6 năm/lần.
3. Kiểm định bất thường:
- Kiểm định khi sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống đường ống.
- Kiểm định sau khi thay đổi vị trí lắp đặt hệ thống gas.
- Kiểm định khi đường ống dẫn dừng hoạt động từ 12 tháng trở lên.
- Kiểm định khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Báo giá kiểm định hệ thống gas
Báo giá kiểm định hệ thống gas
Báo giá kiểm định hệ thống gas
Gía dịch vụ kiểm định hệ thống gas được quy định theo pháp luật nhà nước. Tuy nhiên giá kiểm định hệ thống gas còn tùy thuộc vào loại hệ thống gas, hiện trạng hệ thống gas...Để biết chi tiết bảng giá dịch vụ kiểm định hệ thống gas, quý khách hàng vui lòng xem tại đây.
Kiểm định hệ thống gas ở đâu
- Hệ thống gas công nghiệp sử dụng nhiên liệu gas tuy rất tiện dụng nhưng cũng khá nguy hiểm nếu chúng ta dùng gas không đúng cách hoặc trong quá trình sử dụng không có phương pháp kiểm tra bảo dưỡng hợp lý. Do đó, việc kiểm tra sau khi thi công lắp đặt hệ thống gas và kiểm tra kiểm định thường xuyên trong quá trình sử dụng cần được tiến hành bởi các chuyên gia trình độ cao, các đơn vị có nhiều kinh nghiệm.
- Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là đơn vị kiểm định có chức năng kiểm định được BLĐ- TBXH cấp giấy phép.
- Công ty chúng tôi có đội ngũ chuyên viên, kiểm định viên tài giỏi, năng lực cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu công việc của quý khách hàng.
Kiểm định hệ thống gas ở đâu
Kiểm định hệ thống gas ở đâu
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định hệ thống gas uy tín hàng đầu trong cả nước với giá thành rẻ nhất.
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại thiết bị máy móc khác như:
– Kiểm định nối đất chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét, đo tiếp địa, Kiểm định hệ thống điện, trạm điện, máy biến áp….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, xe nâng, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cổng trục, palang, vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: máy nén khí, bình chịu áp lực, máy bơm hơi, nồi hấp, bồn gas, đường ống dẫn gas,…
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy trộn bê tông, kích thuỷ lực…..
– Huấn luyện an toàn lao động
Công ty chúng tôi là đơn vị có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Với đội ngũ kiểm định viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Quý khách có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí các công việc cần chuẩn bị để kiểm định hệ thống gas vui lòng liên hệ : 0909 555 861- 028 3831 4194
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.  
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Kiem Dinh Binh Chua Chay

Kiem Dinh Binh Chua Chay
Kiem Dinh Binh Chua Chay
Bình Chữa Cháy là một thiết bị không thể thiếu trong mọi gia đình, trong các công ty, nhà xưởng, nhà kho và đặc biệt là những nơi có nguy cơ cháy nổ cao như trạm xăng dầu, nhà kho chứa hóa chất hoặc nguyên liệu dễ cháy nổ….
Bình Chữa Cháy là gì?
- Bình Chữa Cháy hay còn gọi là bình chữa cháy, bình cứu hỏa. Là một thiết bị an toàn có tác dụng cứu hỏa khi bất ngờ có sự cố hỏa hoạn xảy ra.
- Bình Chữa Cháy được làm bằng thép đúc, có hình trụ đứng, loại thường thấy nhất trên thị trường là loại bình được sơn màu đỏ.
Đặc điểm cấu tạo bình Chữa Cháy:
- Trên bình luôn luôn gắn mác của nhà sản xuất, các thông số kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng bình Chữa Cháy.
- Phía trên miệng bình gắn một cụm van xả, được làm bằng hợp kim đồng, có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều (đối với bình của Ba Lan, Nga…), hoặc kiểu van lò xo nén 1 chiều, có cò bóp ở phía trên, cò bóp cũng là tay xách ( đối với bình của Nhật bản, trung quốc…). Tại đây có chốt hãm kẹp chì giúp đảm bảo chất lượng bình Chữa Cháy.
- Ở trên cụm van có một van gọi là van an toàn, van an toàn hoạt động khi áp suất trong bình tăng cao quá mức quy định, khi đó van an toàn sẽ xả khí ra ngoài để đảm bảo an toàn khi có sự cố.
- Loa phun ( vòi phun) thường được làm bằng nhựa cứng. Được gắn với khớp nối của bộ van qua một ống thép cứng hoặc là ống xifong mềm.
- Trong bình Chữa Cháy là khí CO2 hoặc bột, dung dịch bọt foam… được nén chặt với áp suất cao.
Đặc điểm cấu tạo bình Chữa Cháy
Đặc điểm cấu tạo bình Chữa Cháy
Phân loại bình Chữa Cháy:
- Bình Chữa Cháy được sử dụng rộng rãi trên thị trường được chia làm 3 loại là: bình Chữa Cháy khí CO2 và bình Chữa Cháy bột (Bình Chữa Cháy bột có 2 loại là: bột BC và bột ABC) và bình Chữa Cháy bọt Foam.
Cách phân biệt các loại bình Chữa Cháy
- Dựa vào đặc điểm bên ngoài của bình Chữa Cháy
 + Bình Chữa Cháy bột thì có đồng hồ đo áp suất. Có các ký hiệu MFZL, MFZ hoặc ABC, BC.
 + Bình Chữa Cháy CO2 không có đồng hồ đo áp suất. Có ký hiệu CO2 hoặc MT.
 + Bình Chữa Cháy bọt Foam có ký hiệu AFFF hoặc ARC.
Nếu kỹ hơn, có thể dựa vào thông số kỹ thuật ghi trên vỏ bình Chữa Cháy để phân biệt.
Công dụng của bình Chữa Cháy
Bình Chữa Cháy dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ, mới phát sinh không lâu và ngăn chúng cháy trở lại. Tuỳ vào từng loại Bình Chữa Cháy, mỗi loại Bình Chữa Cháy có thể dập tắt được các loại đám cháy khác nhau. Như các đám cháy chất rắn ( bông, vải, sợi, củi, gỗ.… ), chất lỏng (xăng, dầu, rượu, cồn…), khí cháy ( khí đốt hoá lỏng - gas),…, các đám cháy điện, thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm kín.
 - Đối với những khu vực có khả năng cháy nổ cao và quy mô lớn như các nhà máy, xí nghiệp, trạm xăng – dầu, trạm biến thế, trạm viễn thông BTS và những nơi có chứa hoá chất... thì người ta thường dùng hệ thống Chữa Cháy bọt foam thay vì bình Chữa Cháy xách tay. 
Công dụng của bình Chữa Cháy
Công dụng của bình Chữa Cháy
Hướng dẫn sử dụng bình Chữa Cháy:
– Khi thấy có hỏa hoạn, ngay lập tức xách bình PCCC lại gần đám cháy. Một tay cầm loa phun của bình Chữa Cháy hướng vào gốc lửa với khoảng cách tối thiểu là 0,5m. Tay còn lại mở khóa van của bình Chữa Cháy để kích hoạt bình.
– Sau khi mở van bình Chữa Cháy, bột hoặc dung dịch bọt Foam hoặc khí CO2 lỏng trong bình Chữa Cháy sẽ đi qua hệ thống ống lặn và loa phun để phun ra ngoài. Do có sự chênh lệch về áp suất bên trong và bên ngoài bình Chữa Cháy, các nguyên liệu trong bình sẽ chuyển thành dạng như tuyết thán khí ( có thể lạnh tới -790C).
– Khi phun vào đám cháy sẽ phát huy tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí đám cháy. Đồng thời làm lạnh vùng cháy, giúp dập tắt hoặc làm thu nhỏ đám cháy.
Lưu ý khi sử dụng bình Chữa Cháy:
– Nắm vững những tính năng cũng như tác dụng của từng loại bình Chữa Cháy để có thể phát huy tác dụng tối đa của bình Chữa Cháy, giúp dập các đám cháy nhanh chóng.
– Khi phun nên chọn đứng ở đầu hướng gió (đối với cháy ở ngoài trời) và đứng gần cửa ra vào (nếu đám cháy ở trong phòng).
– Khi phun phải đảm bảo đám cháy đã tắt hẳn mới được ngừng phun.
– Đối với những đám cháy chất lỏng, phải phun bao phủ lên bề mặt nơi cháy. Tránh phun trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn văng ra ngoài và cháy to hơn.
Lưu ý khi sử dụng bình Chữa Cháy
Lưu ý khi sử dụng bình Chữa Cháy
Cách chọn mua bình Chữa Cháy chất lượng:
- Chất lượng bình Chữa Cháy ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng dập lửa. Một bình Chữa Cháy chất lượng tốt sẽ giúp chữa cháy nhanh chóng, kịp thời và giảm thiểu tối đa các thiệt hại về tính mạng và tài sản của chúng ta nếu có sự cố cháy.
- Nên mua bình Chữa Cháy ở những địa chỉ uy tín, có đầy đủ tem, nhãn mác, các giấy tờ kiểm định, bảo hành phải rõ ràng. Hệ thống van và vòi xịt phải còn mới, vỏ bình phải mới và không có dấu hiệu sơn lại…
Cách bảo quản bình Chữa Cháy:
Để bình Chữa Cháy phát huy tối đa công dụng chữa cháy của mình. Ngoài việc tùy thuộc vào chất lượng của bình thì người sử dụng cần phải nắm rõ kiến thức về bình Chữa Cháy để có thể sử dụng bình đúng cách, đúng trường hợp. Đồng thời
- Đặt bình Chữa Cháy ở đúng vị trí theo quy định. Ở những nơi dễ nhìn thấy và dễ lấy để thuận tiện cho việc chữa cháy khi có sự cố hỏa hoạn.
- Đặt bình Chữa Cháy tại nơi khô ráo và thoáng gió. Tránh những nơi có ánh nắng chiếu vào trực tiếp hoặc nơi có tác động bức xạ nhiệt mạnh và nhiệt độ cao. Nhiệt độ môi trường cao nhất nơi đặt bình Chữa Cháy không nên vượt quá 50 độ C.
Cách bảo quản bình Chữa Cháy
Cách bảo quản bình Chữa Cháy
- Nếu để bình Chữa Cháy ở bên ngoài nhà phải có mái che cho bình
- Bình đã qua sử dụng hoặc có sự cố hỏng hóc cần phải để riêng, tránh nhầm lẫn lấy khi chữa cháy. Tốt nhất nên đi thay bình mới hoặc đi nạp sạc lại khí và bột tại các địa chỉ uy tín, có đủ điều kiện an toàn nạp sạc.
- Nếu kim trên đồng hồ đo áp suất ở dưới vạch xanh thì phải tiến hành nạp lại khí đẩy (Nếu kim trên đồng hồ đo áp suất ở vạch xanh hoặc vàng thì bình vẫn sử dụng bình thường).
- Không để bình Chữa Cháy gần các thiết bị, máy móc dễ sinh nhiệt. Lúc di chuyển bình Chữa Cháy cũng cần tránh những va đập mạnh.
Vì sao phải kiểm định bình Chữa Cháy ?
Kiểm định bình Chữa Cháy để đảm bảo bình Chữa Cháy luôn trong trạng thái sẵn sàng. Có thể sử dụng trong những tình huống bất ngờ. Bạn sẽ luôn an tâm trước những sự cố cháy nhỏ,có thể tránh thiệt hại tối đa về tính mạng và tài sản của bạn và những người xung quanh.
- Do thời hạn sử dụng của một bình Chữa Cháy bất kỳ không được ghi rõ trên vỏ bình. Vì vậy cần phải kiểm tra bình Chữa Cháy thường xuyên để biết được lượng khí CO2 cũng như bột chữa cháy bên trong bình còn bao nhiêu và bình có còn sử dụng được nữa không.
- Khí CO2/ bột trong bình Chữa Cháy chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định. Nếu để lâu quá thời hạn mà người sử dụng không kiểm tra mà đưa vào sử dụng sẽ rất dễ dẫn đến việc bình mất tác dụng cứu hỏa hoặc không hiệu quả dập tắt đám cháy. Như vậy khi có đám cháy xảy ra sẽ rất nguy hiểm cho người sử dụng và những người xung quanh.
- Để có thể sử dụng được các bình Chữa Cháy này trong thời gian dài nhất có thể. Bên cạnh việc lựa chọn được loại bình phù hợp với địa điểm và nhu cầu. Bạn cần phải kiểm định bình Chữa Cháy thường xuyên.
Vì sao phải kiểm định bình Chữa Cháy
Vì sao phải kiểm định bình Chữa Cháy
Quy trình kiểm định bình Chữa Cháy:
– Đối với bình Chữa Cháy CO2: Để kiểm tra lượng khí CO2 có trong bình, ta phải kiểm tra trọng lượng của bình cứu hỏa. Nếu trọng lượng bình cứu hỏa giảm đi nhiều, đồng nghĩa với việc khí CO2 trong bình còn ít và không đủ cho lần sử dụng sau. Cần có phương án nạp sạc lại bình Chữa Cháy CO2.
– Đối với bình Chữa Cháy bột : Kiểm tra khí đẩy có trong bình thông qua đồng hồ áp kế rồi so sánh với thông số ban đầu. Kiểm tra lượng bột còn trong bình ta làm tương tự bình Chữa Cháy CO2.
– Kiểm định phải đảm bảo bình Chữa Cháy đặt đúng vị trí quy định, nơi dễ nhìn, dễ sử dụng, vẫn còn niêm phong theo quy định. Vỏ bình Chữa Cháy phải được kiểm tra thủy lực, cường độ tối thiểu là 30 MPa và vỏ bình không bị biến dạng, hư hỏng, ăn mòn, rò rỉ… Tiếp đến là kiểm tra dây loa phun và cò bóp của bình Chữa Cháy xem có bị tắc dây loa phun hay cò bóp có bị liệt hay không…
– Tháo và kiểm tra lại hiện trạng bên trong bình Chữa Cháy. Nạp lại khí CO2 cho đầy để tránh sự thiếu áp lực trong bình nhằm đảm bảo chất lượng bình Chữa Cháy luôn trong tình trạng tốt nhất để dập tắt các đám cháy hiệu quả.
– Sau khi kiểm tra toàn diện bình Chữa Cháy nếu bình đạt yêu cầu mới được phép sử dụng. Nếu bình không đạt tiêu chuẩn, đưa ra các biện pháp bảo trì, khắc phục hợp lý.
– Nên có một cuốn sổ để ghi lại chi tiết mỗi lần kiểm định bình Chữa Cháy.
Quy trình kiểm định bình Chữa Cháy
Quy trình kiểm định bình Chữa Cháy
Có bắt buộc phải kiểm định bình Chữa Cháy không?
- Việc kiểm định, kiểm tra, bảo dưỡng bình Chữa Cháy là mang tính bắt buộc. Theo luật PCCC, cụ thể:
+ TCVN 48-1996 Phòng cháy chữa cháy doanh nghiệp thương mại và dịch vụ - Những quy định chung.
 + TCVN 3890-84 Phương tiện và thiết bị chữa cháy Bố trí, bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng.
 + TCVN 7435-2:2004-ISO 11602 2: 2000 quy định về kiểm tra và bảo dưỡng bình chữa cháy.
Thời hạn kiểm định bình Chữa Cháy?
– Đối với những nơi có khả năng xảy ra sự cố hỏa hoạn cao như kho xưởng, nhà máy, công ty… Nên kiểm định thường xuyên, tốt nhất mỗi tháng 1 lần.
– Đối với những trường hợp khác thì nên kiểm định bình Chữa Cháy mỗi 6 tháng một lần đối với bình đã qua sử dụng và đã được nạp sạc lại, hoặc ít nhất 12 tháng đối với bình Chữa Cháy mới.
– Ngoài ra, sau mỗi 5 năm sử dụng cần kiểm định lại bình Chữa Cháy. Trước khi quyết định nạp sạc khí CO2 hoặc bột chữa cháy, chất chữa cháy mới cần kiểm tra thủy lực và kiểm tra tình trạng hiện tại của vỏ bình. Xem vỏ bình còn đạt tiêu chuẩn hay không mới nên tiến hành nạp và đưa vào sử dụng tiếp.
– Đối với trường hợp bình Chữa Cháy bị mòn hay các hư hỏng khác. Cần liên hệ trung tâm kiểm định uy tín để được các chuyên viên kiểm tra kỹ lưỡng bình Chữa Cháy.
Thời hạn kiểm định bình Chữa Cháy
Thời hạn kiểm định bình Chữa Cháy
Báo giá kiểm định bình Chữa Cháy
Tùy vào khoảng cách xa hay gần, loại bình Chữa Cháy và hiện trạng của bình Chữa Cháy mà chi phí kiểm định bình Chữa Cháy sẽ khác nhau.
Địa chỉ kiểm định bình Chữa Cháy uy tín, rẻ nhất
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ kiểm định vì thế bạn đang băn khoăn nên lựa chọn một địa chỉ kiểm định bình Chữa Cháy uy tín mà giá rẻ thì không thể bỏ qua Công ty Cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định bình Chữa Cháy với giá thành rẻ nhất.
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định nối đất chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét, đo tiếp địa, Kiểm định hệ thống điện, trạm điện, máy biến áp….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, xe nâng, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cổng trục, palang, vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: máy nén khí, bình chịu áp lực, máy bơm hơi, nồi hấp, bồn gas, đường ống dẫn gas,…
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy trộn bê tông, kích thuỷ lực…..
– Huấn luyện an toàn lao động
Công ty chúng tôi là đơn vị có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Với đội ngũ kiểm định viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Quý khách có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí các công việc cần chuẩn bị để kiểm định bình Chữa Cháy vui lòng liên hệ : 0909 555 861- 028 3831 4194
Hoặc xem chi tiết dịch vụ kiểm định bình Chữa Cháy của chúng tôi tại đây.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.  
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Kiem Dinh Van An Toan


Kiem Dinh Van An Toan
Kiem Dinh Van An Toan
KHÁI NIỆM VAN AN TOÀN
- Van an toàn là loại van thường đóng khi áp lực đầu vào vượt khỏi giá trị định mức cho phép lúc này Van sẽ tự động mở ra cho phép một phần chất lỏng chảy qua van về bể chứa đến khi áp lực giảm đến giá trị quy định thì đóng lại.
- Là một thiết bị an toàn tự kiểm soát áp lực và xả chất lỏng không cần năng lượng điện, được cài đặt chủ yếu ở một nhà máy hóa chất, nồi hơi điện, bình chứa khí, ngăn chặn nổ hay hỏng các bình do áp lực tăng.
PHÂN LOẠI VAN AN TOÀN
Có thể chia ra làm hai nhóm chính là
    - Van an toàn tác động trực tiếp
    - Van an toàn tác động gián tiếp.
Van an toàn tác động trực tiếp
- Van an toàn trực tiếp có cấu trúc bao gồm: Pittong, thân van, lò xo, đĩa lò xo, vít điều chỉnh lò xo.
- Nguyên lý làm việc của van an toàn loại này là dựa trên sự cân bằng tác dụng của những lực ngược chiều nhau tác động lên nút van hoặc pittong: lực đàn hồi của lò xo và áp suất lưu chất (nước, hơi hoặc khí).
- Khi áp suất đầu vào thấp hơn so với áp suất xả của van thì pittong ở vị trí đóng hoàn toàn.
 - Khi áp suất đầu vào lớn nhất thì áp suất xả định mức những pittong sẽ dịch chuyển và van an toàn bắt đầu mở ra. Những lưu chất này được xả qua van tới khi áp suất đầu vào van hạ xuống trở về bằng mức áp suất xả định mức của van.
Van an toàn tác động gián tiếp
- Van an toàn tác động trực tiếp được sử dụng trong các hệ thống thủy lực có áp suất cao mà van tác động trực tiếp không thể được ứng dụng.
- Cấu tạo của van tác động gián tiếp: van chính có pittong đường kính lớn và lò xo có độ cứng nhỏ, van phụ có pittong có đường kính nhỏ và lò xo có độ cứng lớn.
- Nguyên lý hoạt động dựa trên sự đồng nhất các tác dụng của những lực trái chiều nhau tác dụng lên nút van (Pittong): lực đẩy của lò xo và áp suất của những lưu chất trong khoang van chính với áp suất của lưu chất đầu vào.
- Khi áp suất đầu vào thấp hơn với áp suất  định mức của các van phụ thì van phụ và van chính cùng đóng, áp suất trong khoang chính bằng áp suất đầu vào van phụ.
- Mặt khác, khi áp suất đầu vào tăng thì áp suất trong khoang van chính cũng tăng, khi áp suất này lớn hơn áp suất định mức của van phụ. Van phụ sẽ mở ra cho các lưu chất đi qua về bể chứa hoặc bồn chứa, áp suất trong khoang van chính bằng áp suất xả định mức.
- Ngoài ra, trong trường hợp áp suất đầu vào tiếp tục tăng thì hiệu suất giữa áp suất đầu vào và áp suất định mức của van phụ cũng tăng. Cho tới khi lực tác động lên  của các hiệu áp suất này thắng được lực đàn hồi của những lò xo van chính, thì van chính mở cho lưu chất qua van chính về bể hoặc bồn chứa.
CẤU TẠO VAN AN TOÀN
cấu tạo chung của van an toàn
cấu tạo chung của van an toàn
  +Thân van
  +Bộ phận kết nối vào đường ống
  +Phần xoay xả lưu chất ra ngoài
  +Đệm Lò xo
  + Đĩa
  +Nắp chụp bảo vệ
  +Lò xo
  +Nút bịt
  +Vít điều chỉnh
  +Tay giật
CHẤT LIỆU CỦA VAN AN TOÀN
- Van an toàn được làm từ chất liệu khác nhau như van an toàn đồng, van an toàn gang, van an toàn inox, van an toàn thép. Thông thường thì ở hệ thủy lực hay khí nén người thường dùng van an toàn bằng đồng nối ren, còn những loại có đường kính lớn hơn thì người ta dùng van an toàn bằng gang nối bích. Để đáp ứng cho ứng dụng về hệ hơi có nhiệt độ cao tới vài trăm độ thì người ta sẽ dùng vật liệu đặc biệt để chế tào lò xo và thân van cũng được đúc theo phương thức đặc biệt hơn.
TIÊU CHUẨN CỦA VAN AN TOÀN
- TCVN 7915-1: 2009 thay thế TCVN 6339: 1998;
- TCVN 7915-1: 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 4126-1: 2004;
- TCVN 7915-1: 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 11 Nồi hơi và bình chịu áp lực biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
- TCVN 7915 (ISO 4126) Thiết bị an toàn chống quá áp bao gồm các phần sau:
- TCVN 7915-1: 2009 (ISO 4126-1: 2004) - Phần 1: Van an toàn;
- TCVN 7915-2: 2009 (ISO 4126-2: 2003) - Phần 2: Đĩa nổ;
- TCVN 7915-3: 2009 (ISO 4126-3: 2006) - Phần 3: Tổ hợp van an toàn và đĩa nổ;
- TCVN 7915-4: 2009 (ISO 4126-4: 2004) - Phần 4: Van an toàn có van điều khiển;
- TCVN 7915-5: 2009 (ISO 4126-5: 2004, Technical corrigendum 2-2007) - Phần 5: Hệ thống an toàn xả áp có điều khiển;
- TCVN 7915-6: 2009 (ISO 4126-6: 2003) - Phần 6: Ứng dụng, lựa chọn và lắp đặt đĩa nổ;
- TCVN 7915-7: 2009 (ISO 4126-7: 2004, Technical corrigendum 1-2006) - Phần 7: Dữ liệu chung.
VAI TRÒ CỦA VAN AN TOÀN TRONG ĐỜI SỐNG VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT.
- Trong quá trình hoạt động van an toàn phải luôn giữ trạng thái đóng. Khi áp suất đầu vào của van vượt giá trị định mức được cài đặt, van an toàn mở ra cho phép một phần chất lỏng hoặc khí bên trong đường ống xả ra ngoài môi trường, hoặc có thể xả về bồn chứa
- Van an toàn được sử dụng trong rất nhiều các thiết bị, ví dụ như nồi hơi, máy nén, hệ thống xả, hệ thống khí lỏng.
- Van an toàn làm giảm nhiều rủi ro, được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống tự động.
VAN AN TOÀN CÓ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO?
nguyên lý làm việc của van an toàn
- Van an toàn được thiết lập một thông số nhất định cho từng thiết bị khác nhau, và van an toàn được thiết lập tự động.
- Chức năng chính của van an toàn là bảo vệ hệ thống khỏi sự tăng áp vượt giá trị định mức được cài đặt sẵn.
NHỮNG TAI NẠN TIỀM ẨN KHI SỬ DỤNG VAN AN TOÀN
- Van an toàn không đúng tiêu chuẩn
- Van an toàn bị rỉ, không còn an toàn
- Van an toàn bị hỏng
- Van an toàn bị lắp sai
- Và còn một số tai nạn khác
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI SỬ DỤNG VAN AN TOÀN.
- Kiểm tra bằng mắt thường tình trạng kỹ thuật của van.
- Kiểm tra độ kín đáo của van.
- Dùng khí nén hoặc chất lỏng nâng áp suất để kiểm tra áp suất tác động, áp suất đóng của van....
- Sử dụng van toàn đúng tiêu chuẩn, chất lượng
- Lắp van an toàn đúng cách
KIỂM ĐỊNH VAN AN TOÀN LÀ GÌ
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của VAN AN TOÀN theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo. Trước khi đưa vào sử dụng lần đầu. Và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
TẠI SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH VAN AN TOÀN
tại sao phải kiểm định van an toàn
tại sao phải kiểm định van an toàn
 - Đảm bảo an toàn của người lao động

- Thông qua quá trình kiểm định phát hiện những hư hỏng, tiến hành khắc phục sửa chữa.
- Tuân thủ theo quy định của pháp luật KIỂM ĐỊNH VAN AN TOÀN LÀ GÌ Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của VAN AN TOÀN theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo. Trước khi đưa vào sử dụng lần đầu. Và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
NHỮNG LOẠI VAN AN TOÀN NÀO PHẢI KIỂM ĐỊNH
- Để đảm bảo cho máy hoạt động chính xác. Không bị sự cố, hiệu quả cao trong công việc. Chúng ta nên tiến hành kiểm định tất cả VAN AN TOÀN một cách thường xuyên nhất.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH VAN AN TOÀN
- Chuẩn bị hồ sơ, lý lịch VAN AN TOÀN
- Ngưng hoạt động của VAN AN TOÀN phục vụ kiểm định
- Riêng đối với VAN AN TOÀN mới nhập khẩu, đang trong kho của Hải quan. Thì ngoài ra còn phải chuẩn bị giấy chứng nhận CO, CQ của máy
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch VAN AN TOÀN
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
- Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
- Kiểm tra vận hành;
- Xử lý kết quả kiểm định.
CÁC VẤN ĐỀ, SỰ CỐ CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH VAN AN TOÀN
- Công tác chuẩn bị không tốt của đơn vị sử dụng như không có hồ sơ, lý lịch của thiết bị
- Không tạm ngưng công việc của VAN AN TOÀN phục vụ kiểm định. ông tạm ngưng công việc của VAN AN TOÀN phục vụ kiểm định.
- Kiểm định viên kiểm tra sơ sài. Không xem xét kỹ các chi tiết, phụ kiện có tính chất then chốt đối với sự an toàn của thiết bị
-VAN AN TOÀN bị hư hỏng trong quá trình kiểm định cũng là một yếu tố nên lưu ý.
- Và một số yếu tố khác như mất phụ kiện, phụ kiện không đúng chủng loại. Phụ kiện không đúng tiêu chuẩn an toàn…
KIỂM ĐỊNH VAN AN TOÀN TRONG BAO LÂU
thời gian hoàn thành kiểm định van an toàn
thời gian hoàn thành kiểm định van an toàn
- Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian VAN AN TOÀN trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài
KIỂM ĐỊNH XONG THÌ BAO LÂU CÓ HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH
- Theo quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường. Kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường. Thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
HỒ SƠ VAN AN TOÀN GỒM NHỮNG GÌ
Hồ sơ kiểm định tối thiểu phải có những loại sau:
- Lý lịch thiết bị
- Biên bản kiểm định
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
-Tem kiểm định
- Quyết định giao nhiệm vụ vận hành VAN AN TOÀN của đơn vị sử dụng
THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH VAN AN TOÀN
VAN AN TOÀN nên được kiểm định, kiểm tra đúng định kỳ. ít nhất 1 lần/ năm
KIỂM ĐỊNH VAN AN TOÀN Ở ĐÂU
kiểm định van an toàn ở đâu
kiểm định van an toàn ở đâu


Tại thành phố Hồ Chí Minh Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những trung tâm kiểm định uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố chuyên kiểm định VAN AN TOÀN.
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định nối đất chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét, đo tiếp địa, Kiểm định hệ thống điện, trạm điện, máy biến áp….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, xe nâng, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cổng trục, palang, vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: máy nén khí, bình chịu áp lực, máy bơm hơi, nồi hấp, bồn gas, đường ống dẫn gas,…
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy trộn bê tông, kích thuỷ lực…..
– Huấn luyện an toàn lao động
Công ty chúng tôi là đơn vị có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Với đội ngũ kiểm định viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Xem chi tiết dịch vụ kiểm định VAN AN TOÀN chúng tôi tại đây.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 0938 261 746    028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net

Kiem Dinh Thiet Bi PCCC

Kiem Dinh Thiet Bi PCCC
Kiem Dinh Thiet Bi PCCC
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội thì nguy cơ xảy ra cháy, nổ cũng tăng càng cao. Các thiết bị PCCC xuất hiện đa dạng và phong phú giúp nâng cao tính an toàn cho con người và tài sản vật chất trước những nguy cơ cháy nổ.
Kiểm định thiết bị PCCC? Thiết bị PCCC nào cần phải kiểm định? Có bắt buộc phải kiểm định thiết bị PCCC? Sau đây công ty cp kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố sẽ giải đáp những thắc mắc trên để quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề PCCC.
Biện pháp PCCC:
- Bản thân mỗi chúng ta, các thành viên trong gia đình, trong tổ chức cần trang bị đầy đủ các kiến thức về PCCC. Bởi vì cháy là một nguy cơ tiềm ẩn có thể ở xảy ra ở bất kì nơi nào, bất kì thời điểm nào. Nếu chúng ta không biết cách xử lý nhanh chóng, kịp thời các tình huống khi có cháy xảy ra thì sẽ gây thiệt hại về tài sản và con người, nguy hiểm hơn có thể gây chết người.
- Trang bị các thiết bị PCCC: các thiết bị PCCC trang bị cho các cá nhân, cơ sở còn tùy thuộc vào diện tích và điều kiện, môi trường muốn bảo vệ PCCC. Còn đối với các tòa nhà cao tầng, khách sạn, nhà hàng, nhà kho, nhà xưởng, công ty, phòng trung tâm dữ liệu… thì nên lắp đặt các hệ thống PCCC tự động, các hệ thống pccc tự động bao gồm: hệ thống FM 200, hệ thống Nito, hệ thống CO2, hệ thống bọt foam…
Thiết bị PCCC là gì?
- Thiết bị PCCC là các phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ giúp mỗi cá nhân có thể chủ động và làm chủ kịp thời khi có sự cố cháy, nổ.
- Gíup loại trừ hoặc hạn chế tối đa các nguy cơ xảy ra cháy, nổ.
- Đồng thời tạo điều kiện phù hợp, thuận lợi cho công tác chữa cháy, cứu người, cứu tài sản, ngăn ngừa đám cháy lan rộng.
- Giảm thiểu các thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
Thiết bị PCCC bao gồm những thiết bị nào?
Thiết bị PCCC bao gồm những thiết bị nào
Thiết bị PCCC bao gồm những thiết bị nào
- Thiết bị PCCC bao gồm: các thiết bị cơ giới, các thiết bị máy móc, dụng cụ, hoá chất, công cụ chuyên dùng hỗ trợ cho việc PCCC, cứu người, cứu tài sản được quy định cụ thể tại Phụ lục 5 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ.
1. Phương tiện PCCC cơ giới:
- Các loại xe chữa cháy thông thường: Xe chữa cháy có téc, xe chữa cháy không téc (xe bơm).
- Các loại xe chữa cháy chuyên dụng: Xe chữa cháy sân bay, xe chữa cháy rừng, xe chữa cháy hóa chất...
- Máy bay chữa cháy; tàu, xuồng chữa cháy.
- Các loại xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy: Xe thang, xe nâng, xe chỉ huy, xe thông tin ánh sáng, xe trạm bơm, xe chở nước, xe chở phương tiện, xe chở quân, xe chở hóa chất, xe cấp cứu sự cố, xe cứu nạn, cứu hộ, xe hút khói, xe kỹ thuật...
- Các loại máy bơm chữa cháy: Máy bơm khiêng tay, máy bơm rơ-moóc, máy bơm nổi.
2. Phương tiện PCCC thông dụng:
- Vòi chữa cháy, ống hút chữa cháy.
- Lăng phun chữa cháy.
- Đầu nối, chạc chữa cháy, Ezectơ.
- Trụ nước, cột lấy nước chữa cháy.
- Thang chữa cháy (thang 3, thang 2, thang hộp, thang móc, các loại thang khác).
- Bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy xe đẩy: Bình chữa cháy bột, bình chữa cháy bọt foam, bình chữa cháy khí CO2...
3. Chất chữa cháy: Nước, bột chữa cháy, khí chữa cháy, bọt chữa cháy.
4. Vật liệu và chất chống cháy:
- Sơn chống cháy.
- Vật liệu chống cháy.
- Chất ngâm tẩm chống cháy.
5. Trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân:
- Trang phục chữa cháy: mũ, giày ủng, găng tay, thắt lưng, khẩu trang bảo hộ chữa cháy; ủng và găng tay cách điện; quần áo chữa cháy, quần áo cách nhiệt; quần áo chống hóa chất; quần áo chống phóng xạ.
- Mặt nạ bảo hộ: mặt nạ phòng độc lọc độc, mặt nạ phòng độc cách ly, khẩu trang lọc độc, máy san nạp khí cho mặt nạ phòng độc.
6. Phương tiện cứu người: Dây thừng cứu người, đệm cứu người, thang cứu người (thang dây, thang xếp...), ống cứu người, thiết bị dò tìm người, hộp y tế, hộp cứu thương...
7. Phương tiện, dụng cụ phá dỡ:
- Máy cắt, máy kéo, máy kích, máy nâng, kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng, bồ cào, câu liêm ...
8. Hệ thống, thiết bị PCCC:
- Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động: hệ thống báo cháy, hệ thống báo khói, hệ thống báo nhiệt, hệ thống dò khí gas, hệ thống giám sát công cộng...
- Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động (bằng khí, nước, bột, bọt), hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà, hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà, hệ thống chữa cháy vách tường, hệ thống chống sét.
Kiểm định thiết bị PCCC là gì?
Kiểm định thiết bị PCCC là gì
Kiểm định thiết bị PCCC là gì
Kiểm định thiết bị PCCC là hoạt động kiểm tra tính đảm bảo của các thiết bị PCCC. Sao cho các thiết bị PCCC đáp ứng đúng theo tính năng thiết kế và tuân theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia. Đề xuất các phương án bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế khi thiết bị PCCC không đạt yêu cầu.
Hồ sơ đề nghị kiểm định thiết bị PCCC:
Hồ sơ đề nghị kiểm định thiết bị PCCC gồm:
- Đơn đề nghị kiểm định thiết bị PCCC (mẫu số PC17 Thông tư số 66/2014/TT-BCA);
- Các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của thiết bị đề nghị kiểm định;
- Giấy chứng nhận chất lượng của thiết bị (nếu có);
- Giấy chứng nhận xuất xưởng của thiết bị.
Nội dung kiểm định thiết bị PCCC:
- Kiểm định chủng loại, mẫu mã thiết bị PCCC;
- Kiểm định các thông số kỹ thuật liên quan đến chất l­ượng thiết bị PCCC.
Quy trình kiểm định thiết bị PCCC :
Quy trình kiểm định thiết bị PCCC
Quy trình kiểm định thiết bị PCCC

1. Tiếp nhận yêu cầu kiểm định
2. Lấy mẫu kiểm định: Khoản 2, Điều 18 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an.
Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp lấy mẫu xác suất; đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiến hành kiểm định không quá 5% số lượng phương tiện cần kiểm định, nhưng không ít hơn 10 mẫu; trường hợp kiểm định dưới 10 phương tiện thì kiểm định toàn bộ.
3. Tiến hành kiểm định thiết bị PCCC:
- Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sê-ri
- Kiểm tra thông số kỹ thuật của thiết bị PCCC.
- Kiểm tra chủng loại, mẫu mã thiết bị;
- Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm thiết bị PCCC bằng phư­ơng pháp lấy mẫu xác suất;
4. Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định thiết bị.
- Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định thiết bị PCCC theo: "mẫu PC20 Phụ lục 1 Thông tư Số 04 /2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004";
5. Cấp Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị PCCC.
- Cấp giấy chứng nhận kiểm định theo mẫu PC21 Phụ lục 1 hoặc dán tem, đóng dấu đã kiểm định theo: mẫu PC22 Phụ lục 1 Thông t­ư Số 04 /2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004".
- Trường hợp thiết bị PCCC cần kiểm định không bảo đảm hoặc không đáp ứng điều kiện để cấp giấy chứng nhận thì phải có công văn trả lời và ghi rõ lý do.
- Trường hợp thiết bị PCCC cần kiểm định đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định ( theo mẫu số PC19) và dán tem kiểm định ( theo mẫu số PC20).
Có bắt buộc phải kiểm định thiết bị PCCC không?

Có bắt buộc phải kiểm định thiết bị PCCC không
Có bắt buộc phải kiểm định thiết bị PCCC không
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Kiểm định thiết bị PCCC theo: "NĐ 35:2003/NĐ-CP và TT 04:2004/TT-BCA".
- Sau khi được cấp kiểm định lần đầu thì trong giai đoạn hoạt động sẽ kiểm tra bảo dưỡng theo các TCVN về PCCC như: 3890:2009,...
Đơn vị nào được phép kiểm định thiết bị PCCC?
- Các đơn vị thực hiện kiểm định đối với thiết bị PCCC được Bộ Công an cho phép quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
Báo giá kiểm định thiết bị PCCC:
Tùy vào khoảng cách xa hay gần, loại thiết bị PCCC và hiện trạng của thiết bị PCCC mà chi phí kiểm định thiết bị PCCC sẽ khác nhau.
Địa chỉ kiểm định thiết bị PCCC rẻ nhất
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ kiểm định vì thế bạn đang băn khoăn nên lựa chọn một địa chỉ kiểm định thiết bị PCCC uy tín mà giá rẻ thì không thể bỏ qua Công ty Cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố.
Địa chỉ kiểm định thiết bị PCCC rẻ nhất
Địa chỉ kiểm định thiết bị PCCC rẻ nhất

Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định thiết bị PCCC uy tín hàng đầu tại Việt Nam với giá thành rẻ nhất.
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định nối đất chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét, đo tiếp địa, Kiểm định hệ thống điện, trạm điện, máy biến áp….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, xe nâng, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cổng trục, palang, vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: máy nén khí, bình chịu áp lực, máy bơm hơi, nồi hấp, bồn gas, đường ống dẫn gas,…
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy trộn bê tông, kích thuỷ lực…..
– Huấn luyện an toàn lao động
Công ty chúng tôi là đơn vị có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Với đội ngũ kiểm định viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Quý khách có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí các công việc cần chuẩn bị để kiểm định thiết bị PCCC vui lòng liên hệ : 0909 555 861- 028 3831 4194
Hoặc xem chi tiết dịch vụ kiểm định thiết bị PCCC của chúng tôi tại đây.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.  
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Kiem Dinh May Xuc

Kiem Dinh May Xuc
Kiem Dinh May Xuc
KHÁI NIỆM VỀ MÁY XÚC
Máy xúc hay còn gọi là máy đào, xe đào, xe xúc. Máy xúc là một loại máy xây dựng dùng để đào, xúc, múc rảnh, đào ao, đào cống...phục vụ cho quá trình làm việc của con người.
PHÂN LOẠI MÁY XÚC
a. Phân loại máy xúc theo cơ cấu di chuyển
Máy xúc bánh xích và máy xúc bánh lốp. Trong đó máy xúc bánh xích được dùng nhiều với địa hình phức tạp nhưng đi chậm còn máy xúc bánh lốp thì ưu điểm là tốc độ di chuyển nhanh hơn rất nhiều so với bánh xích.
b. Phân loại máy xúc theo dạng gầu
– Máy xúc gầu sấp (gầu nghịch) người ta thường gọi là máy đào, thích hợp với việc đào đất đá, thiên hướng đào sâu xuống so với vị trí của máy đứng. Dùng để đào ao hồ, sông suối, rãnh…
– Máy xúc gầu ngửa hay thường gọi là máy xúc lật với gầu ngửa lên trên (gầu thuận) thích hợp cho việc đào đất đá, xúc vật liệu ngang bằng thân máy.
Ngoài ra còn có máy xúc, mà thương được gọi là máy đào nhiều hơn đó là: máy đào gầu ngoạm, máy đào gầu dây (máy đào gầu quăng), máy đào gầu bào, máy đào nhiều gầu.
c. Phân loại máy xúc theo nguyên lý làm việc
– Máy xúc thủy lực: hoạt động vận hành với gầu đào bằng hệ thống thủy lực
– Máy xúc truyền động cáp: hoạt động vận hành bằng hệ thống tời cáp (rất ít dùng)
CẤU TẠO CỦA MÁY XÚC
cấu tạo của máy xúc
cấu tạo của máy xúc

1. Động cơ
2. Bơm thủy lực
3. Mô tơ di chuyển
4. Thùng dầu thủy lực
5. Mô tơ quay
6. Gầu
7. Xi lanh thủy lực
8. Cụm van phân phối
NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY XÚC
Nguyên lý hoạt động của máy xúc dựa trên nguyên lý ăn khớp từng bộ phận với nhau. Tính năng này giúp tăng sức mạnh cho máy. Đồng thời tạo sự đồng nhất hoạt động và dễ dàng thao tác.Hoạt động của hệ thủy lực trên máy xúc.
- Bắt đầu từ buồng lái, Khi động cơ (1) hoạt động. Công suất được truyền vào bánh đà đến bơm thủy lực. Bơm thủy lực làm việc, hút dầu từ thùng chứa và đưa nó đến cụm van phân phối chính(8).
- Từ ca bin: Người điều khiển sẽ sử dụng các cần điều khiển cho máy xúc có thể điều hướng hoặc duy chuyển. Đồng thời, một dòng dầu sẽ được mở đi đến cụm van phân phối chính. Dòng dầu này có tác dụng đóng/ mở cụm van phân phối tùy theo sự điều khiển. Giúp cho việc di chuyển và thao tác từ cần cẩu trở nên dễ dàng.Khi đường dầu chính đến các xi lanh (7) cần, tay trục khuỷu rồi đến gàu. Các thiết bị có thể làm việc theo ý muốn của người điều khiển. Khi dầu được đến mô tơ quay toa (5) hoặc mô tơ di chuyển (3) làm cho các mô tơ này quay. Từ đó, mô tơ hoạt động sẽ kéo cho toa quay và kéo xích. Thông qua truyền động cuối và bánh sao giúp cho máy xúc có thể di chuyển được.
Dầu hồi lại
Dầu được đẩy vào nhiều bộ phận của máy xúc. Làm cho dầu nóng lên và chứa nhiều cặn bẩn hơn. Trước khi dầu trở lại thùng chứa. Nó sẽ được hạ nhiệt ở két làm mát và làm sạch ở bộ lọc dầu thủy lực. Hệ thống thủy lực được giới hạn bởi van an toàn. Khi áp lực của hệ thống đạt đến giới hạn thì van sẽ mở ra cho dầu chảy về thùng.
Kết thúc một chu trình hoạt động của hệ thống xúc đất đá ở những công trình xây dựng.
Thực chất, nguyên lý của nó bên trong rất phức tạp. Nhưng bên ngoài chỉ là các động tác đóng mở dài ngắn cho các xi lanh chứa dầu thủy lực máy xúc. Để tác khớp trên tay trục thay đổi góc gập khác nhau. Mặt khác, tại phần trục qua, nó là một hệ thống bánh răng phức tạp. Nhờ đó, nó mới giúp tay cẩu quay tròn trên thân.
VAI TRÒ CỦA MÁY XÚC TRONG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT.
- Máy xúc phục vụ cho hầu hết tất cả các ngành nghề trong đời sống công nghiệp như: ngành xây dựng, san lấp mặt bằng, đào cống rãnh...
- Máy xúc làm việc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, sức lao động. Tăng năng suất lao động. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
NGUY HIỂM KHI VẬN HÀNH MÁY XÚC.
những nguy hiểm khi vận hành máy xúc
những nguy hiểm khi vận hành máy xúc

- Công nhân bị mắc kẹt và bị vùi lấp trong hố do sụt lở thành hố.
- Công nhân bị va đập và bị thương khi đào xúc do các vật liệu rơi xuống hố.
- Phương tiện ra vào không an toàn hoặc thiếu các phương tiện thoát hiểm trong trường hợp có lũ.
- Xe máy tiến sát quá miệng hố, đặc biệt là khi quay đầu làm sụt mép hố;
- Ngạt thở hoặc nhiễm độc do những khí nặng như khí thải của động cơ diezel hay động cơ xãng.
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI VẬN HÀNH MÁY XÚC.
Một trong số những tai nạn thường xuyên xảy ra như: lật máy xúc đào, va chạm với người xung quanh… do thợ lái không cẩn thận, không chú ý tới những nguyên tắc dưới đây.
Người vận hành máy xúc đào phải có đủ các điều kiện sau:
– Trên 18 tuổi, đủ điều kiện về sức khỏe
– Được đào tạo chuyên môn và được cấp bằng lái máy xúc đào.
–Người vận hành máy xúc phải được huấn luyện bảo hộ lao động an toàn và được cấp thẻ bảo hộ lao động an toàn.
Trước khi thực hiện công việc tại một nơi mới, người vận hành máy xúc đào cần phải nắm rõ thông tin:
– Tình trạng nền đất
– Vị trí dốc/ hào hố
– Các đường ống, đường dây điện, cáp ngầm bên dưới…
- Phải kiểm tra tình trạng của máy xúc đào trước khi đưa xe vào vận hành(động cơ, đèn, còi, hệ thống thủy lực, bánh xích, các kết cấu cơ khí, cơ cấu điều khiển…).
- Người vận hành máy xúc đào chịu trách nhiệm về tình trạng an toàn của thiết bị và sự bảo hộ lao động an toàn của những người làm việc trong vùng lân cận. Ngưng vận hành máy xúc khi phát hiện điều kiện bảo hộ lao động không an toàn.
- Trước khi khởi động động cơ và các bộ phận máy phải bật các tín hiệu đề phòng (ví dụ nhấn chuông, còi báo). Barricade xung quanh nếu cần thiết.
- Khi khởi động máy bằng tay thì người vận hành phải nắm tay quay sao cho tất cả các ngón tay ở cùng một phía để đề phòng piston bị nén đánh trả lại, gây ra tai nạn ở bàn tay.
- Nếu khởi động bằng dây mềm thì không được quấn dây vào tay vì trong trường hợp máy nổ sớm, piston có thể đi ngược lại gây tai nạn.
- Đeo dây bảo hộ lao động an toàn khi vận hành máy xúc đào.
- Luôn giữ khoảng cách an toàn tránh xa đường dây điện. Máy xúc đào làm việc trong phạm vi nguy hiểm của đường dây điện cao áp phải được phép của cơ quan quản lý đường dây đó.
- Khi đi lên dốc và xuống dốc, nguy cơ xảy ra lật máy xúc đào là rất lớn vì vậy cần tính toán và sử dụng các công cụ hỗ trợ nếu cần thiết. Dưới đây là một vài giải pháp có thể áp dụng khi di chuyển lên và xuống dốc:
– Khi đưa máy xúc lên dốc điều đầu tiền là hướng gầu lên phía trên đỉnh dốc. Kết hợp lực kéo của gầu ngoạm với lực di chuyển của bánh xích đưa máy xúc đào đi lên.
- Trong trường hợp nền đất quá yếu hoặc độ dốc quá lớn có thể dùng biện pháp đi lùi, dùng gầu ngạm làm búa đẩy để đưa máy xúc đào đi lên.
– Khi máy xúc đào lên đến đỉnh dốc, tiếp tục sử dụng gầu ngạm xuống nền và dùng lực ngạm kéo máy xúc đào vượt qua đỉnh dốc.
– Khi di chuyển xuống dốc người vận hành máy xúc đào phải sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn lực đở của gầu ngạm và truyền động của bánh xích để đảm bảo máy xúc đào cân bằng và di chuyển với vận tốc thích hợp.
Trong trường hợp phải sử dụng máy xúc đào để nâng vật liệu cần căn cứ vào bảng tải trọng nâng cho phép của máy xúc đào xác định khoảng cách nâng và tải trọng nâng phù hợp
Tải nâng phải được buộc chắn chắn và cân bằng khi nâng. Phải điều khiển để gầu xúc đổ vật liệu vào đúng tâm xe vận tải. Nghiêm cấm :
- Đưa gầu xúc qua phía trên buồng lái.
- Thay đổi độ nghiêng của máy hay độ vươn của cần khi gầu xúc đang mang tải hay quay gàu.Thắng đột ngột. Khi máy đang hoạt động không được rời nơi tàm việc.
- Khi có sự cố phải lập tức tắt động cơ, đóng van cấp nhiên liệu và đưa bộ giảm áp của động cơ vào hoạt động (nếu có cơ cấu giảm áp) hoặc tắt mồi lửa (đối vởi động cơ xăng). Tuân thủ quy trình bảo hộ lao động an toàn đối với hoạt động bảo dưỡng máy xúc đào
- Khi dừng máy xúc đào phải hạ cần xuống đất Khi di chuyển máy xúc đào lên phương tiện vận chuyển phải chèn bánh phương tiện vận chuyển và sử dụng gầu để hỗ trợ.
- Khi vận chuyển máy xúc đào bằng xe kéo, không để người ngồi trên máy xúc đào.
KIỂM ĐỊNH MÁY XÚC LÀ GÌ
kiểm định máy xúc là gì
kiểm định máy xúc là gì

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của Máy xúc theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
QUY ĐỊNH KIỂM ĐỊNH MÁY XÚC NHƯ THẾ NÀO. TẠI SAO BẮT BUỘC PHẢI KIỂM ĐỊNH MÁY XÚC.
- Máy xúc là thiết bị được quy định bắt buộc phải kiểm định
- Ngoài vấn đề phải kiểm định do Luật nhà nước quy định, thực tế còn do ý thức của người sử dụng Máy xúc mong muốn kiểm tra đọ an toàn cho Máy xúc, nhằm phòng tránh nguy cơ tai nạn Máy xúc trong quá trình sử dụng.
LOẠI MÁY XÚC NÀO PHẢI KIỂM ĐỊNH, LOẠI MÁY XÚC NÀO KHÔNG PHẢI KIỂM ĐỊNH
- Máy ủi công suất đến 100 mã lực
- Máy ủi công suất từ 101 đến 200 mã lực
- Máy ủi công suất trên 200 mã lực
- Máy san công suất đến 130 mã lực
- Máy san công suất trên 130 mã lực
- Máy cạp thể tích thùng chứa đến 24m3
- Máy cạp thể tích thùng chứa trên 24m3
- Máy xúc rãnh; máy xúc, cào vận chuyển vật liệu; máy phá dỡ; máy búa phá dỡ; máy xếp dỡ, máy kẹp; Máy xúc, đào, xúc đào thể tích gầu đến 1m3 (*)
- Máy xúc, đào, xúc đào thể tích gầu trên 1m3 (*)
- Những máy xúc không thuộc danh mục nêu trên thì tuỳ theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc cơ sở sử dụng yêu cầu.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH MÁY XÚC
cần chuẩn bị những gì khi kiểm định máy xúc
cần chuẩn bị những gì khi kiểm định máy xúc

- Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch Máy xúc
- Ngưng hoạt động của Máy xúc phục vụ kiểm định
- Chuẩn bị tải trọng thử để thử sức nâng của Máy xúc
- Chuẩn bị mặt bằng để vận hành, thao tác theo yêu cầu của kiểm định viên
- Người vận hành Máy xúc phải tham gia chứng kiến và thực hiện các thao tác điều khiển tời nâng khi kiểm định viên yêu cầu
CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH MÁY XÚC ĐƯỢC SƠ LƯỢC NHƯ SAU:
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị, CO/CQ;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
– Các chế độ thử tải- phương pháp thử;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.
KIỂM ĐỊNH MÁY XÚC TRONG BAO LÂU
Nếu công tác chuẩn bị kiểm định máy xúc được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định Máy xúc trong khoảng 45-60 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài
KIỂM ĐỊNH XONG THÌ BAO LÂU CÓ HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH MÁY XÚC
Sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH MÁY XÚC GỒM NHỮNG GÌ
hồ sơ kiểm định máy xúc
hồ sơ kiểm định máy xúc

- Hồ sơ kiểm định tối thiểu phải có những loại sau:
- Lí lịch thiết bị
- Biên bản kiểm định
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
- Tem kiểm định
THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH MÁY XÚC LÀ BAO LÂU, BAO LÂU THÌ PHẢI KIỂM ĐỊNH LẠI
Trong điều kiện bảo trì bảo dưỡng tốt, Thời hạn kiểm định Máy xúc tối đa là 02 năm, nếu tời có niên hạn trên 12 năm thì thời hạn kiểm định bắt buộc là 01 năm, trong trường hợp đơn vị sử dụng có yêu cầu rất cao vè an toàn thì thời hạn kiểm định có thể ngắn hơn
KIỂM ĐỊNH MÁY XÚC Ở ĐÂU
- Máy xúc có thể mang tới các trung tâm kiểm định để kiểm định.
- Thực tế đơn vị sử dụng Máy xúc có thể mời trung tâm kiểm định Máy xúc cử kiểm định viên tới nhà máy hoặc địa điểm đặt Máy xúc để kiểm tra, tiết kiệm được chi phí vận chuyển xe tới trung tâm kiểm định.
Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những trung tâm kiểm định máy xúc uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý, hồ sơ rất nhanh.
KIỂM ĐỊNH MÁY XÚC GIÁ BAO NHIÊU
báo giá kiểm định máy xúc
báo giá kiểm định máy xúc

Giá, phí kiểm định Máy xúc được nhà nước quy định cụ thể cho từng loại máy xúc, tuỳ thuộc vào chủng loại máy xúc và công suất của máy xúc, ngoài ra tuỳ vào khoảng cách xa gần mà có thêm phần phí dịch vụ, công tác phí. Để biết giá kiểm định Máy xúc Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giảm giá thấp nhất có thể.
KIỂM ĐỊNH MÁY XÚC CÓ PHÁT SINH CHI PHÍ GÌ KHÔNG
Việc kiểm định Máy xúc thông thường không phát sinh chi phí.
Nếu có phát sinh chi phí thì do các nguyên nhân sau đây:
- Đơn vị sử dụng làm mất lí lịch Máy xúc nên phải làm lại lí lịch
- Khi đi kiểm định Máy xúc không đạt yêu cầu về an toàn theo tiêu chuẩn hiện hành, kiểm định viên làm biên bản kiến nghị khắc phục nhũng yếu tố không đạt. Sau khi đơn vị sử dụng đã khắc phục xong thì báo cho kiểm định viên đi kiểm định lại. Trường hợp khác là do đơn vị sử dụng không chuẩn bị Máy xúc ở trạng thái sẵn sàng kiểm định, hoặc các cá nhân liên quan tới quá trình kiểm định như đại diện chủ đầu tư, đại diện đơn vị tư vấn giám sát, đại diện nhà thầu không có mặt đầy đủ, đúng giờ, dẫn tới khi kiểm định viên tới kiểm định thì không thể thực hiện theo kế hoạch kiểm định đã thống nhất từ trước, nên phải dời qua ngày khác kiểm định. Như vậy việc đi kiểm định lại nhiều lần sẽ phát sinh chi phí dao động trong khoảng 200.000 đ- 2.000.000 đ tuỳ vào khoảng cách xa gần.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định máy xúc uy tín hàng đầu tại Việt Nam với giá thành rẻ nhất.
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại thiết bị máy móc khác như:
- Kiểm định chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét….
- Kiểm định thiết bị nâng: Thang máy, tời nâng, sàn nâng, xe nâng hàng, xe nâng người. Băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cổng trục, palang, máy vận thăng, …
- Kiểm định thiết bị áp lực: kiểm định nồi hơi, hệ thống lạnh, máy nén khí, máy bơm hơi, nồi hấp, nồi gia nhiệt dầu, bồn gas, đường ống dẫn gas, bình chịu áp lực, …
- Kiểm định thiết bị trong xây dựng: kiểm định giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, máy khoan cọc nhồi, cop-pha, xe lu, xe ủi, xe xúc, máy bơm bê tông, máy trộn bê tông, xe tưới nhựa đường. Máy khoan, máy hàn, máy mài, máy cắt, máy tiện, kích thuỷ lực…..
- Kiểm định máy phát điện, trạm điện, máy biến áp,….
- Huấn luyện an toàn lao động ( huấn luyện ATLĐ định kỳ theo quy định của Pháp Luật)
Công ty chúng tôi là đơn vị kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Có đội ngũ kiểm định viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 028 3831 4194 0938 261 746
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com














Kiem Dinh Thiet Bi Y Te

Kiem Dinh Thiet Bi Y Te
Kiem Dinh Thiet Bi Y Te
THIẾT BỊ Y TẾ LÀ GÌ
- Thiết bị y tế hay còn gọi là trang thiết bị y tế( TTBYT) là những dụng cụ, thiết bị, máy móc. Phục vụ cho con người trong công tác chữa trị bệnh, phát hiện bệnh, ngăn ngừa quản lý bệnh.
PHÂN LOẠI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
Trang thiết bị y tế gồm 2 nhóm được phân làm 4 loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế đó:
1. Nhóm 1 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp.
2. Nhóm 2 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại B, C và D, trong đó:
a) Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp;
b) Trang thiết bị y tế thuộc loại C là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình cao;
c) Trang thiết bị y tế thuộc loại D là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao.
VAI TRÒ THIẾT BỊ Y TẾ TRONG ĐỜI SỐNG.
- Mỗi một ngành nghề sẽ có những ý nghĩa của riêng nó. Thêm vào đó là những vai trò nhất định đối với sự phát triển đất nước, phát triển con người theo từng giai đoạn cụ thể.
- Trang thiết bị Y tế được biết đến là dịch vụ về chăm sóc sức khỏe con người cũng như là một trong những dịch vụ yêu cầu bắt buộc phải phát triển trên mức kinh tế để có thể đảm bảo cuộc sống cho người dân cũng như là sự tồn vong của nhân loại.
- Những ứng dụng của khoa học công nghệ luôn chú trọng vào việc có thể ứng dụng vào y tế rất nhiều và được ưu tiên hàng đầu.
- Ngành y tế cũng như các dụng cụ trang thiết bị y tế giữ vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, điều trị bệnh, bảo đảm cuộc sống sức khỏe cho con người để học tập và lao động.
- Chính vì thế mà chúng ta có thể khẳng định rằng chúng có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội.
KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ Y TẾ LÀ GÌ
kiểm định thiết bị y tế là gì
kiểm định thiết bị y tế là gì
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của THIẾT BỊ Y TẾ theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
QUY ĐỊNH, VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ Y TẾ
- Nghị định 36/2016/NĐ-CP của Chính phủ
- Thông tư 28/2015/TT-BKHCN
- Thông tư 02/2016/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ
- Ngoài vấn đề phải kiểm định do Luật nhà nước quy định, thực tế còn do ý thức của người sử dụng THIẾT BỊ Y TẾ mong muốn kiểm tra đọ an toàn cho THIẾT BỊ Y TẾ, nhằm phòng tránh nguy cơ tai nạn THIẾT BỊ Y TẾ trong quá trình sử dụng.
LOẠI THIẾT BỊ Y TẾ NÀO PHẢI KIỂM ĐỊNH, LOẠI THIẾT BỊ Y TẾ NÀO KHÔNG PHẢI KIỂM ĐỊNH
Danh sách một số loại thiết bị y tế mà công ty chúng tôi được ủy quyền kiểm định
- Thiết bị X - quang tổng hợp;
- Thiết bị X – quang tăng sáng truyền hình;
- Thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT – scanner;
- Máy siêu âm;
- Kiểm xạ (đối với bức xạ tia X và tia Gamma);
- Thiết bị đo điện tim;
- Thiết bị đo điện não;
- Huyết áp kế;
- Máy theo dõi bệnh nhân;
- Máy thở;
- Máy phá rung tim, tạo nhịp và sốc tim;
- Bơm tiêm điện;
- Lồng ấp trẻ sơ sinh;
- Dao mổ điện;
- Bình khí;
- Hệ thống Y tế;
- Nồi hấp tiệt trùng.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ Y TẾ
• Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch THIẾT BỊ Y TẾ
• Ngưng hoạt động của THIẾT BỊ Y TẾ phục vụ kiểm định
• Chuẩn bị mặt bằng để vận hành, thao tác theo yêu cầu của kiểm định viên
• Người vận hành THIẾT BỊ Y TẾ phải tham gia chứng kiến và thực hiện các thao tác điều khiển thiết bị khi kiểm định viên yêu cầu
• Riêng đối với THIẾT BỊ Y TẾ mới nhập khẩu, đang trong kho của Hải quan, thì ngoài ra còn phải chuẩn bị giấy chứng nhận CO, CQ của thiết bị
CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ Y TẾ
các bước tiến hành kiểm định thiết bị y tế
các bước tiến hành kiểm định thiết bị y tế
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
– Các chế độ thử tải- phương pháp thử;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.
CÁC VẤN ĐỀ, SỰ CỐ CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ Y TẾ
• Công tác chuẩn bị không tốt của đơn vị sử dụng như không có hồ sơ, lí lịch của xe, không tạm ngưng công việc của THIẾT BỊ Y TẾ phục vụ kiểm định, không bố trí công nhân vận hành thiết bị, không chuẩn bị tải trọng thử, không có mặt mặt thao tác phục vụ kiểm định
• Kiểm định viên kiểm tra sơ sài, không xem xét kỹ các chi tiết, phụ kiện có tính chất then chốt đối với sự an toàn của thiết bị
• Việc THIẾT BỊ Y TẾ bị hư hỏng trong quá trình kiểm định cũng là một yếu tố nên lưu ý• Và một số yếu tố khác như mất phụ kiện, phụ kiện không đúng chủng loại, phụ kiện không đúng tiêu chuẩn an toàn…
- Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định THIẾT BỊ Y TẾ trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài
KIỂM ĐỊNH XONG THÌ BAO LÂU CÓ HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH
- Theo quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ Y TẾ GỒM NHỮNG GÌ
Hồ sơ kiểm định tối thiểu phải có những loại sau:
• Lí lịch thiết bị
• Biên bản kiểm định
• Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
• Tem kiểm định
• Quyết định giao nhiệm vụ vận hành THIẾT BỊ Y TẾ của đơn vị sử dụng
THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ Y TẾ LÀ BAO LÂU
thời hạn kiểm định thiết bị y tế
thời hạn kiểm định thiết bị y tế
- Thời hạn kiểm định THIẾT BỊ Y TẾ là 01 năm, trong trường hợp đơn vị sử dụng có yêu cầu rất cao vè an toàn thì thời hạn kiểm định có thể ngắn hơn
- THIẾT BỊ Y TẾ có thể mang tới các trung tâm kiểm định để kiểm định thì tốt hơn vì ở đó có hệ thống máy móc và phòng thí nghiệm chuyên dụng để kiểm tra kỹ lưỡng các yếu tố.
- Thực tế đơn vị sử dụng THIẾT BỊ Y TẾ có thể mời trung tâm kiểm định cử kiểm định viên tới nhà máy hoặc địa điểm đặt THIẾT BỊ Y TẾ để kiểm tra, tiết kiệm được chi phí vận chuyển thiết bị tới trung tâm kiểm định
- Tại thành phố Hồ Chí Minh công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là một trong những trung tâm kiểm định uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý.
- Giá, phí kiểm định THIẾT BỊ Y TẾ được quy định tại 2 thông tư của nhà nước : Thông tư 73/2014/TT-BTC và thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH, ngoài ra tuỳ vào khoảng cách xa gần mà có thêm phần phí dịch vụ, công tác phí. Để biết giá kiểm định THIẾT BỊ Y TẾ Quý khách có thể tham khảo 2 thông tư trên, hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giảm giá thấp nhất có thể.
KIỂM ĐỊNH CÓ PHÁT SINH CHI PHÍ GÌ KHÔNG
Việc kiểm định THIẾT BỊ Y TẾ thông thường không phát sinh chi phí.
Nếu có phát sinh chi phí thì do các nguyên nhân sau đây:
• Đơn vị sử dụng làm mất lí lịch THIẾT BỊ Y TẾ nên phải làm lại lí lịch
• Khi đi kiểm định THIẾT BỊ Y TẾ không đạt yêu cầu về an toàn theo tiêu chuẩn hiện hành, kiểm định viên làm biên bản kiến nghị khắc phục nhũng yếu tố không đạt. Sau khi đơn vị sử dụng đã khắc phục xong thì báo cho kiểm định viên đi kiểm định lại. Trường hợp khác là do đơn vị sử dụng không chuẩn bị THIẾT BỊ Y TẾ ở trạng thái sẵn sàng kiểm định, hoặc các cá nhân liên quan tới quá trình kiểm định như đại diện chủ đầu tư, đại diện đơn vị tư vấn giám sát, đại diện nhà thầu không có mặt đầy đủ, đúng giờ, dẫn tới khi kiểm định viên tới kiểm định thì không thể thực hiện theo kế hoạch kiểm định đã thống nhất từ trước, nên phải dời qua ngày khác kiểm định. Như vậy việc đi kiểm định lại nhiều lần sẽ phát sinh chi phí dao động trong khoảng 200.000 đ- 2.000.000 đ tuỳ vào khoảng cách xa gần.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố chuyên KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ Y TẾ với giá thành rẻ nhất.
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định nối đất chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét, đo tiếp địa, Kiểm định hệ thống điện, trạm điện, máy biến áp….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, xe nâng, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cổng trục, palang, vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: máy nén khí, bình chịu áp lực, máy bơm hơi, nồi hấp, bồn gas, đường ống dẫn gas,…
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy trộn bê tông, kích thuỷ lực…..
– Huấn luyện an toàn lao động
Công ty chúng tôi là đơn vị có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Với đội ngũ kiểm định viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Quý khách có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí các công việc cần chuẩn bị để KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ Y TẾ  vui lòng liên hệ : 0909 555 861- 028 3831 4194
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.  
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com